Độc đáo nhà nổi Việt Nam
Kiến trúc sư nổi tiếng Đan Mạch – Hans Peter Hagens vừa hoàn thành cuộc hành trình rong ruổi ghi lại những bức vẽ chân thực và sinh động về giá trị độc đáo của những ngôi nhà nổi Việt Nam.
Kết quả của cuộc hành trình kéo dài một tháng rưỡi ấy sẽ được anh giới thiệu trong buổi triển lãm diễn ra tại Đại sứ quán Đan Mạch (số 17-19 Điện Biên Phủ, Hà Nội) bắt đầu từ ngày 20-2 tới. Những bức vẽ độc đáo giúp công chúng Thủ đô và bạn bè quốc tế có dịp hiểu hơn về giá trị của những ngôi nhà nổi ở Hạ Long và Cần Thơ, qua đó làm nổi bật tiềm năng và các giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường có thể áp dụng trong tương lai tại cả Việt Nam, Đan Mạch và châu Á. Triển lãm sẽ được giới thiệu tại Đan Mạch từ ngày 6-3 đến 30-4-2014.
Theo ANTD
Lão nghệ sĩ với hàng ngàn bức ảnh "xấu" về Hà Nội
Lang thang khắp các con phố của thủ đô Hà Nội với lỉnh kỉnh nào ba lô, máy ảnh, chai nước để ghi lại những khoảnh khắc có một không hai và những điều "bất bình" ngay giữa thủ đô dường như là một sứ mệnh của nhiếp ảnh gia Quang Phùng - người đã có hàng ngàn bức ảnh "xấu" về thủ đô Hà Nội.
Nhà ngoại giao kiêm nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia Quang Phùng sinh năm 1932 trong gia đình nhà Nho yêu nước Nguyễn Quang Diệu. Nhìn ông lão đã ở tuổi gần đất xa trời sáng sáng chống gậy, vai khoác ba lô đã bạc màu và trong tay luôn có chiếc máy ảnh, ít ai biết rằng ông từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu.
Video đang HOT
Người nghệ sĩ già lang thang trên phố với cây gậy, chiếc ba lô bạc màu...
Vào ngành từ năm 1954, ông từng là thành viên của Ủy ban Quốc tế (gồm Việt Nam và một số nước liên quan đến việc giải giáp quân Pháp), rồi sau đó làm việc tại Bộ Ngoại giao với nhiều nhiệm vụ chuyên biệt mà ông vẫn kín đáo nói rằng, " tôi làm vai trò "chủ nhà", tất cả những người đến Việt Nam đều là khách của tôi".
Ông bảo: "Để tranh thủ khách ngoại giao, chủ nhà phải chu đáo từng chi tiết."Rồi ông kể chuyện một nữ Tiến sĩ người Nhật theo chồng sang Việt Nam công tác. Lúc đó bà đang mang thai nhưng người chồng bận không đưa đi khám được, phải xin đến khám ở bệnh viện Bà mẹ trẻ em.
Đó là khoảng những năm 80, đất nước ta đang vô cùng khó khăn nên điều kiện vật chất của bệnh viện còn hạn chế. Ông Phùng đã nhanh trí, chỉ trong 10 phút đã đi lấy 3 chiếc khăn trải giường mới thơm phức để thay cho bà Tiến sĩ nằm khám. Sự chu đáo đó đã cảm phục được người phụ nữ ấy. Chỉ 3 ngày sau, bà đã gửi tặng bệnh viện 3 chiếc máy siêu âm để phục vụ khám chữa bệnh.
Ông Phùng cười bảo: "Mối quan hệ có từ mấy cái ga giường ấy."
Bao nhiêu năm gắn bó với ngoại giao cũng là bấy nhiêu năm ông gắn đời mình với chiếc máy ảnh. Cùng với những nhiệm vụ đặc biệt của mình, ông còn đảm nhận việc chụp ảnh, nhưng không chỉ là những bức ảnh đơn thuần mà thực sự là những bức ảnh có giá trị ngoại giao. Ông chia sẻ: "Ngoại giao là nghệ thuật cao nhất trong các nghệ thuật ứng xử. Những bức ảnh trong ngoại giao là bằng chứng, nếu anh làm xấu tôi tôi cũng làm xấu anh vì nó là tự hào, vinh hạnh quốc gia."
Mấy chục năm kinh nghiệm của một nhà ngoại giao uyên bác đã giúp người nghệ sĩ già Quang Phùng có được khả năng quan sát, sự khéo léo và sự kiên nhẫn đặc biệt. Những tố chất rất cần thiết để tạo nên một nhà nhiếp ảnh tài hoa.
Tay bấm máy cừ khôi
Quang Phùng là một tay bấm máy xuất sắc. Gắn bó với nghiệp chụp ảnh từ năm 1954, đến năm 1955 ông đã có bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc giải phóng thủ đô đáng nhớ. Sau đó, những tấm ảnh về Hà Nội 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12.1972 của ông không chỉ xuất hiện trên các tờ báo lớn của phương Tây, mà còn được đặt trên bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh của phái đoàn hai nước Việt Nam và Mỹ.
Nay đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng ông vẫn giữ được cho mình cái nhanh tay, nhanh mắt của một nghệ sĩ nhiếp ảnh kỳ cựu. Mỗi khoảnh khắc được ghi lại trong những bức ảnh đòi hỏi một tâm hồn nhạy cảm, sự nhạy bén và phải có tính phát hiện.
Sự phát hiện và cũng là sự khác biệt của Quang Phùng trong biết bao nghệ sĩ nhiếp ảnh khác, đó là ông chụp những bức ảnh rất đẹp nhưng lại toát lên cái "xấu", chính là những điều ngang trái, nhưng vấn đề còn tồn tại ngay giữa lòng thủ đô.
Xuất phát từ góc nhìn của một nhà ngoại giao làm nhiếp ảnh, ông bảo, ảnh "xấu" không ảnh hưởng đến việc người nước ngoài nhìn nhận về đất nước chúng ta. "Thế giới của thế kỷ 21 là thế giới của thông tin và thông tin phải thật. Chúng ta phải tin tưởng vào thế giới này, nhất là những người đã đến ta. Phải thật với họ vì họ rất tinh tường, không được tô hồng mọi thứ".
Chính nhờ cái thật ấy mà những bức ảnh của ông đã mang lại những đóng góp đáng kể vào giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của thủ đô nói riêng và nước ta nói chung.
Năm 2004, nhân hội nghị quốc tế về phòng chống ma túy, bộ ảnh "Ma túy lộng hành giữa thủ đô" của nghệ sĩ Quang Phùng đã được đưa ra triển lãm. Để thực hiện bộ ảnh này, có những ngày ông đã phải lẽo đẽo bám theo những kẻ nghiện ngập từ 6 giờ sáng đến sẩm tối, đối mặt với cái chết trắng để ghi lại hình ảnh những con nghiện tiêm chích, phê thuốc hay đang mua bán, trong số đó không ít người tuổi đời còn rất trẻ.
Ấn tượng trong bộ ảnh là hình ảnh một cô gái tên Trang, theo ông kể từng là hoa khôi một trường cấp ba, nay sa vào con đường nghiện ngập biến thành một kẻ hoàn toàn khác: tóc vàng hoe, mặt đầy những vết trầy xước, ăn mặc hớ hênh và lúc nào đôi mắt cũng ngây dại vì phê trong khói thuốc.
Chùm ảnh đã làm lay động các quan chức quốc tế, và chỉ nửa tiếng sau, Việt Nam đã trở thành nước thứ 15 trong danh sách cần giải quyết khẩn cấp vấn nạn ma túy của thế giới và chỉ trong 2 ngày, UNDP đã tài trợ 78 triệu USD và Mỹ tài trợ 50 triệu USD để chúng ta ứng phó với vấn nạn này.
Lão nghệ sĩ Quang Phùng tâm sự: "Các bức ảnh phải xâu chuỗi thành câu chuyện, nếu không sẽ chẳng có giá trị gì."
Quả thực, những bức ảnh biết kể chuyện của nhiếp ảnh gia Quang Phùng đã nói thẳng, nói thực với người xem bao vấn đề đang hiện hữu giữa thủ đô hoa lệ. Đó là sự lộng hành của ma túy, những bất cập trong cảnh quan đôi thị, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của Hồ Gươm hay môi trường sinh thái quanh Hồ đang bị phá hoại bởi chính sự thờ ơ của con người.
Thân cây me mục ruỗng quanh Hồ Gươm trở thành nơi gác chổi.
Nói về điều này, nghệ sĩ Quang Phùng ngậm ngùi kể câu chuyện một nhà sinh vật học nước ngoài nhìn thấy cây me đẹp nhất nhì Hà Nội ở Hồ Gươm thân bị mục ruỗng đến nỗi trở thành chỗ gác chổi của những người lao công đã nói rằng: "Tôi đến Việt Nam, tôi đi quanh hồ Gươm cho thư thái tâm hồn thì tôi đau cho đến khi tôi ra sân bay rời khỏi đây vì cái cây này bị bỏ mặc như vậy".
Không sử dụng công nghệ photoshop, hàng ngàn bức ảnh của lão nghệ sĩ Quang Phùng cứ mộc mạc, giản dị mà kể biết bao câu chuyện ngang trái. Chính vì điều đó và tình yêu thầm lặng với thủ đô mà người nghệ sĩ gửi gắm qua những bức ảnh, ông là người duy nhất được nhận Giải thưởng Lớn, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2013.
Theo Laodong
"Ông ơi, sao tim con nghẹn lại!" "Ông ơi, sao tim con nghẹn lại!" - Võ Thành Trung, cháu nội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại cảm xúc trên trang cá nhân của mình hôm 5/10. Bức ảnh Võ Thành Trung thơm ông nội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chụp năm 1996 Trên trang cá nhân của mình, Võ Thành Trung - con trai của ông...