Độc đáo: Ngựa “đưa đón” học sinh đến trường
Hằng ngày, cứ đúng giờ đi học, nghe tiếng vó ngựa, tiếng móng ngựa gõ lốc cốc trên đường, các em học sinh lại ra cổng nhà bắt xe ngựa đến trường.
Đối với nhiều em nhỏ ở thành phố hay các nơi khác, đi học bằng xe có ngựa kéo là chuyện lạ. Nhưng đối với các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương thì điều này đã quá quen thuộc.
Chủ nhân của chiếc xe ngựa độc đáo này là ông Nguyễn Văn Lực (khu Tỉnh Nam, thị trấn Tứ Kỳ). Ông Lực đã có gần 10 năm làm nghề chạy xe ngựa đưa đón học sinh. Hằng ngày, vợ chồng ông dậy từ 5 giờ sáng để cho ngựa ăn và giúp đưa đón con em của gần 90 gia đình đi học ở trường Tiểu học thị trấn Tứ Kỳ.
Do nhiều gia đình không có thời gian đưa, đón con đến trường nên chiếc xe ngựa kéo của ông Lực rất được người dân ủng hộ. Sau một thời gian, nhờ sự thuận tiện và an toàn của loại xe này nên ông Lục càng đắt hàng
Đối với người dân nơi đây, việc các em được đưa đón đến trường bằng xe ngựa đã quá quen thuộc
Hiện, nhà ông Nguyễn Văn Lực có 2 xe. Mỗi ngày 4 lượt, ông đưa đón học sinh tuyến đường vào chợ Yên còn vợ ông đảm nhiệm tuyến đi cầu Vạn dài khoảng 2 km.
Chiếc xe ngựa 4 bánh này dài 4 mét, có 3 hàng ghế, bạt nylon che mưa. Mỗi xe chở được khoảng 40 học sinh, các em ngồi đối diện trên 2 ghế dọc thành xe dài khoảng 3 mét, cặp sách để ở giá phía trên. Được biết, chi phí là 150.000 đồng/tháng/em, đưa đón tận nhà
Ông Lực cho biết: “Các cháu được gia đình tôi đưa đi, đón về an toàn, không để sót cháu nào. Cũng chưa có sự cố nào, trừ vài lần thủng săm vì đinh. Nhưng trên xe tôi cũng đã để sẵn săm lốp để thay bất cứ khi nào cần”.
Đi học bằng xe ngựa từ năm lớp 1, em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2A) cho biết: “Đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp”.
Vì việc đưa đón các em học sinh phải đảm bảo an toàn nên giữa chủ xe và phụ huynh đã có cam kết, hợp đồng, giá cả và các nghĩa vụ khác
Ông Nguyễn Văn Trong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Kỳ cho biết: “Do phụ huynh cho nhu cầu đưa đón con, trong khi địa phương còn nghèo, không có điều kiện xây nhà bán trú cho học sinh nên đành chấp nhận. Nhà trường không khuyến khích các em đến trường bằng xe ngựa. Thay vì cấm đoán, các cơ quan chức năng nên có sự giám sát, quản lý tốt”.
Hình ảnh các em học sinh tiểu học ở Tứ Kỳ, Hải Dương đến trường bằng xe ngựa:
Sau giờ tan học vào buổi chiều, các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương được đón về nhà bằng xe ngựa
Ông Lực, chủ xe ngựa kéo tận tình dắt các em nhỏ sang đường để lên xe
Xe chở được trên 40 người, có cả giá để cặp sách
Video đang HOT
Trước cổng trường luôn có 3 xe ngựa, 2 xe của vợ chồng ông Lực còn một chiếc xe của người hàng xóm gần nhà ông Lực
Em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2) cho biết, đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp
Việc di chuyển đúng tốc độ, dừng xe luôn được ông Lực chú ý. Con ngựa của ông được huấn kỹ trước khi chở các em học sinh.
Xe ngựa của nhà hàng xóm ông Lực có cả phụ xe. Mỗi lần dừng xe, phụ xe phải bế các bé xuống cho an toàn.
Nhiều em đã quen với việc xuống xe
Các em ngồi trên xe được trò chuyện cùng nhau, ngắm cảnh hai bên đường
Nét hồn nhiên của các em nhỏ khi nhận ra người thân của mình từ trên xe
Xe mỗi lúc một vơi
Các em nhỏ nhà ở sâu trong ngõ của làng cũng được đưa về tận nơi
Trên xe có gắn cả gương, còi
Trẻ vui vẻ về nhà sau một ngày đi học
Hai chú ngựa nhà ông Ngọc luôn được chăm sóc chu đáo sau mỗi chuyến chở học sinh đi học
Theo Khampha
Độc đáo chợ nổi miền Tây trong hội hoa xuân 2014
Những hình ảnh đậm chất miền Tây như áo bà ba, xuồng ba lá, cầu khỉ... cùng những giàn bầu, bí, mướp trĩu quả mang khung cảnh của một vùng quê được tái hiện tại hội hoa xuân 2014 ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng và hồ Bán Nguyệt quận 7, TPHCM.
Đường xuân tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) dài 700 mét, uốn lượn theo hồ Bán Nguyệt
Cung đường thủy sinh - đường xuân với nhiều loại hoa cây kiểng mang đậm chất miền Tây
Khu chợ nổi miền Tây với những xuồng ba lá chở đầy nông sản, hoa quả
Những cánh đồng lúa giữa Sài Gòn được nhiều bạn trẻ thích thú
Một góc miền Tây được tái hiện
Cầu khỉ giữa lòng Sài Gòn
Những chú cò trắng và đàn vịt càng khiến cho khung cảnh vùng quê thêm gần gũi
Bản sắc Tây Nguyên được tái hiện
Những chú ngựa kéo xe thật cũng được đưa đến hội hoa xuân năm nay
Ruộng dưa hấu, giàn bầu tái hiện hồn quê Việt Nam
Những giàn bí trĩu quả sẽ khởi gợi trong lòng khách du xuân tình yêu quê hương
Đình Thảo
Theo Dantri
Gặp ông đồ "nhí" học lớp 9 trên phố ông đồ Giáp Ngọ Ông đồ "nhí" Võ Tuấn Xuân Thành đang là học sinh lớp 9 trường THCS Gò Vấp. Không chỉ viết thư pháp, cậu bé còn biết vẽ tranh, ca hát... và mơ ước trở thành kiến trúc sư trong tương lai. Ngày 19/1, hai phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh Niên và Cung văn hóa Lao Động chính thức khai mạc,...