Độc đáo ngôi trường cao đẳng “đào tạo trên Đại học”
Trong khi đào tạo bậc cao đẳng trên cả nước loay hoay bao năm chưa tìm được hướng bứt phá, thì có một trường cao đẳng ở Vũng Tàu lại tự hào vì là cái nôi đào tạo lại rất nhiều kỹ sư đã tốt nghiệp đại học, đồng thời làm những việc mà “không ai làm được”.
Tư duy lệch lạc của một xã hội trọng bằng cấp và coi đại học là con đường duy nhất cho tương lai đã khiến không ít trường cao đẳng trên cả nước nhiều năm nay lâm vào cảnh hoạt động cầm chừng, thiếu thực chất, trở thành lựa chọn “bất đắc dĩ” sau khi các thí sinh không thể vào được đại học.
Thế nhưng, đến thăm trường Cao đẳng Nghề Dầu khí tại Vũng Tàu những ngày đầu tháng 10, chúng tôi cảm nhận được một không khí khác hẳn. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị tiên tiến, chương trình học giàu tính thực tế và ứng dụng, và trên hết là sự tự tin lẫn tự hào của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên tại đây, đã mang lại hình ảnh hoàn toàn khác biệt về một môi trường cao đẳng nghề đúng nghĩa.
Các học viên trường Cao đẳng Nghề Dầu khí đang thực hành hệ thống mô phỏng.
Thầy Trần Thẩm, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho chúng tôi biết, Cao đẳng Nghề Dầu khí đào tạo các bậc sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; đào tạo ngoại ngữ; an toàn môi trường; đào tạo bồi dưỡng thường xuyên; hợp tác đào tạo. Đặc biệt, công tác đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là một điểm sáng, bởi trường là nơi đào tạo toàn bộ đội ngũ kỹ sư, công nhân cho tất cả các dự án lớn của ngành dầu khí.
Thầy Ngô Xuân Hưng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, dí dỏm nói: “Chính vì trường thường xuyên đào tạo lại cho các kỹ sư đã tốt nghiệp các trường đại học trên cả nước, nên chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng trường mình “đào tạo trên Đại học”!”.
Câu nói đùa nhưng phản ánh một thực tế rất đáng trăn trở, đó là ngay cả các trường đại học trên cả nước phần nhiều cũng dạy những thứ “trên mây trên gió” nào đó, chứ không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà để có thể thực sự phục vụ các dự án của ngành dầu khí, các kỹ sư đã có bằng đại học hẳn hoi vẫn phải “cắp tráp” đi học lại ở trường Cao đẳng Nghề Dầu khí, nơi mà theo lời thầy Hưng là “chỉ làm gì doanh nghiệp cần, chỉ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp”.
Triết lý nghe thật giản dị và thực dụng, nhưng đằng sau triết lý ấy là những nỗ lực thực tế, cũng như hiệu quả đo đếm được bằng những con số cụ thể.
Để thực sự “làm những gì doanh nghiệp cần”, trường không thể chỉ bám vào lý thuyết suông hay những trang thiết bị cũ kỹ, mà ngược lại, phải trực tiếp tham gia vào hầu như mọi khâu kỹ thuật của ngành Dầu khí. Các giảng viên, chuyên gia của trường cũng chính là những chuyên gia trong ngành, thường xuyên thực hành trong các dự án thực tế. Nhờ thuận lợi là thành viên trực thuộc PVN, trường được tập đoàn hỗ trợ học phí cho các học viên, được các đơn vị trong ngành hỗ trợ đưa học viên, giảng viên thực tập ở các đơn vị cũng như đưa các trang thiết bị tốt về trường thực hành.
Video đang HOT
Kết quả là, song song với công tác chính là đào tạo, Cao đẳng Nghề Dầu khí còn trở thành một đơn vị cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có uy tín. Đặc biệt nhất là dịch vụ lặn. Hiện nay đây là trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo lặn sâu 50 mét, phục vụ cho cả hoạt động dầu khí và hoạt động hải quân. Trường cũng là nhà cung cấp dịch vụ lặn số 1 Việt Nam, với doanh thu riêng từ dịch vụ này lên tới 300 tỷ đồng/năm.
Một thiết bị lặn chuyên dụng cho độ sâu trên 50 mét đặt trong sân Cao đẳng Nghề Dầu khí, trước khi được chuyển ra biển phục vụ công tác lặn dịch vụ kết hợp đào tạo.
Thầy Hưng cho biết, trường là đơn vị duy nhất trên cả nước là thành viên của Hiệp hội lặn quốc tế, với nhiều chuyên gia có chứng chỉ lặn quốc tế. Gần như mọi nhà thầu ở các lĩnh vực cần lặn như khảo sát, xây lắp, sửa chữa công trình ngầm; khảo sát các tuyến ống dẫn dầu, khí; khảo sát, bảo dưỡng tàu biển; công tác trục vớt, cứu hộ…, khi vào Việt Nam đều “phải” thuê dịch vụ lặn của trường vì không có ai làm tốt hơn.
Một thiết bị mô phỏng hệ thống van, do các chuyên gia của trường tự thiết kế, phục vụ công tác giảng dạy.
Bên cạnh đó, trường còn thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật khác như bảo dưỡng thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hóa; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp… Trường hiện là nhà thầu số 1 Việt Nam về van, mỗi năm bảo dưỡng, sửa chữa 15.000 van các loại, đạt doanh thu 20 tỷ đồng/năm.
PV
Theo Dantri
Khánh thành Công trình "Hệ thống thu gom khí & phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình lô 102&106 giai đoạn 1"
Ngày 28.9.2015, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tại Khu công nghiệp Tiền Hải, xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102&106, giai đoạn 1.
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm về Dầu khí đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Cùng tham dự còn có đồng chí Bùi Văn Cường, Bí Thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương,; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Lãnh đạo Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Về phía Tỉnh Thái Bình có đồng chí Phạm Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND Tỉnh; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và các sở ban ngành đoàn thể, các huyện thị thành phố, các xã trong vùng dự án, đại biểu các cơ quan doanh nghiệp, hiệp hội tỉnh Thái Bình.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có các đồng chí thành viên HĐTV Đinh Văn Sơn và Phan Ngọc Trung, các đồng chí Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn,Nguyễn Sinh Khang và Nguyễn Hùng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Nghiêm Thùy Lan; đồng chí Dương Mạnh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (Chủ đầu tư dự án) và đồng chí Phan Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (Tổng thầu dự án); Lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; các khách hàng, đối tác; Ban lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên và CBCNV PV GAS. Đến dự còn có đông đảo nhà báo, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Từ năm 1981, dòng khí công nghiệp đã được khai thác và sử dụng tại Khu công nghiệp (KCN) Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, mỏ khí Tiền Hải đã vào giai đoạn suy giảm về sản lượng, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Dự án Hệ thống thu gom khí & phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình lô 102&106 giai đoạn 1 là bước tiếp theo đáng ghi nhận của TCT Khí VN trong việc mở rộng lĩnh vực hoạt động từ Nam ra Bắc, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp Khí trên phạm vi cả nước.
Dự án này là dấu mốc quan trọng, không chỉ tiếp tục duy trì, gia tăng lượng khí cung cấp cho tỉnh Thái Bình mà còn các tỉnh lân cận, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Chuỗi dự án có tổng mức đầu tư 153,81 triệu USD, tương đương 3.236 tỷ đồng, bao gồm: Dự án trung nguồn "Hệ thống thu gom khí và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102&106, giai đoạn 1" do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Tổng Công ty Khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với mức đầu tư trong giai đoạn 1 là 91,7 triệu USD tương đương 1.925 tỷ đồng.
Dự án hạ nguồn "Hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN Tiền Hải - Thái Bình" do TCT ủy quyền cho Công ty CP Phân phối Khí Thấp Áp Dầu khí Việt Nam (PVGas D) làm chủ đầu tư với mức đầu tư là 62,11 Triệu USD tương đương 1.311 tỷ đồng.
Công trình được chính thức triển khai san lấp mặt bằng từ tháng 5.2014, đến tháng 8.2014 bắt đầu xây dựng các hạng mục công trình. Tháng 5.2015, các công việc liên quan đến lắp đặt thiết bị cơ bản hoàn thành. Và đến ngày 4.8.2015, công trình được các cơ quan đăng kiểm quốc tế DNV và Cục PCCC - Bộ Công An cấp phép cho hoạt động chạy thử. Công việc chạy thử 72 giờ bắt đầu vào ngày 7.8.2015 đã được thực hiện thành công, ấn định thời điểm đưa dòng khí đầu tiên từ ngoài khơi bể Sông Hồng vào đất liền.
Cơ sở vật chất của chuỗi dự án hiện hữu bao gồm: Phần trung nguồn với hệ thống tiếp nhận khí trên giàn Thái Bình, hệ thống đường ống dẫn khí từ giàn khí Thái Bình (Lô 102) về Trung tâm phân phối khí Tiền Hải (nằm trong KCN Tiền Hải - xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải) với tổng chiều dài khoảng 24 km đi qua địa phận 3 xã Đông Cơ, Đông Minh và xã Nam Thịnh - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. Khí thiên nhiên được chuyển qua phần hạ nguồn gồm hệ thống phân phối khí thấp áp cho Khu Công nghiệp Tiền Hải và Hệ thống nén khí cao áp (CNG) để vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các hộ công nghiệp xa khu công nghiệp Tiền Hải - Thái Bình.
Trong giai đoạn 1, Hệ thống Khí Hàm Rồng - Thái Bình sẽ tiếp nhận và phân phối đến các hộ tiêu thụ qua kênh phân phối khí thấp áp, CNG với sản lượng khí ước tính khoảng trên 560.000 m3 khí/ngày đêm (khoảng trên 200 triệu m3 khí/năm).
Việc triển khai thành công Hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình đã khẳng định vị thế và uy tín của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam. Việc sử dụng khí thiên nhiên trong sản xuất công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhiều lợi ích khác; tiếp tục tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động tại tỉnh Thái Bình và khu vực lân cận.
Với lợi thế này, KCN Tiền Hải đang trở thành KCN sử dụng khí đầu tiên tại miền Bắc, làm cơ sở để phát triển và thu hút thêm các nhà đầu tư, tăng sản lượng tiêu thụ khí trong tương lai.
Phát biểu tại Lễ Khánh thành, đồng chí Dương Mạnh Sơn, TGĐ PV GAS đã khẳng định: "Tập thể người lao động TCT Khí Việt Nam hết sức vui mừng khi được đón tiếp đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và quý vị đại biểu cùng đến đây, chia vui với Tỉnh Thái Bình, chứng kiến buổi lễ Khánh thành công trình quan trọng này.
Có được công trình và những kết quả tươi đẹp ngày hôm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Chính Phủ và đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, và đặc biệt Đảng ủy - Chính quyền và nhân dân Tỉnh Thái Bình, Huyện Tiền Hải đã luôn ủng hộ, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Xin cảm ơn các đối tác trong và ngoài nước đã luôn đồng hành cùng PV GAS vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và triển khai chuỗi dự án đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Chúc công trình tiếp tục được vận hành an toàn và ổn định, sẽ luôn mang đến những thành công mới tốt đẹp hơn trên quê hương Thái Bình!"
Phát biểu chúc mừng công trình đi vào hoạt động, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng gửi lời chúc mừng và niềm tin tưởng của Chính phủ đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP và các đơn vị trong ngành đã xây dựng và phát triển nền công nghiệp khí ngày càng nâng tầm chất lượng và hiệu quả, tham gia phát triển kinh tế xã hội cả nước, trong đó có tỉnh Thái Bình - cái nôi của ngành khí Việt Nam.
Đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải va các vị đại biểu đã tham gia và chứng kiến nghi thức cắt băng khánh thành công trình, trao tặng các trang thiết bị Văn phòng của PV GAS cho sở Công Thương Tỉnh Thái Bình, đi thăm công trình khí. Đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thân mật hỏi thăm anh em CBCNV PV GAS đang trong ca trực và trao tặng bức tranh lưu niệm cho Trung tâm phân phối khí Tiền Hải.
Việc triển khai thành công Hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình đã khẳng định vị thế và uy tín của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam trong ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tông Công ty Khi Viêt Nam cam kết sẽ quản lý và vận hành công trinh an toàn, ổn định và có hiệu quả kinh tế cao đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đia phương va khu vưc trong trước mắt cũng như về lâu dài.
Đơn vị Chủ đầu tư: Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và Tập đoàn DKVN, TCT Khí VN đã tạo nên diện mạo một ngành năng lượng trẻ trung của Việt Nam, phát triển mạnh, vững vàng theo mô hình hoàn chỉnh ở tất cả các khâu: thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh khí và các sản phẩm khí. TCT Khí VN và Tập đoàn DKQGVN đã xây dựng và đang vận hành hầu hết các các công trình khí của Việt Nam, bao gồm 3 hệ thống khí Bạch Hổ, Nam Côn Sơn và PM3 - Cà Mau, và nay là Hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình. Các công trình Khí của PV GAS đều đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn và vận hành liên tục. Nhiều năm liền, PV GAS luôn vượt mức kế hoạch được giao; là một trong những đơn vị dẫn đầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như trên sàn giao dịch chứng khoán về lợi nhuận, đóng góp đáng kể vào ngân sách Quốc gia. PV GAS liên tục nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VNR bình chọn. PV GAS được tạp chí Nikkei Asia Review công bố lọt vào danh sách 50 công ty giá trị nhất Đông Nam Á; nằm trong Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới năm 2014 và dẫn đầu danh sách "50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2015"do Forbes bình chọn. PV GAS cũng được ghi nhận là một trong những điển hình đột phá đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái. Tổng Công ty Khí Việt Nam đã khẳng định được vị trí tiên phong của mình trong ngành công nghiệp Khí, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Theo_Dân việt
Thừa Thiên-Huế đồng loạt bán xăng E5 Ron 92 thay xăng Mogas 92 Sáng 25.9, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức hội nghị công bố kế hoạch triển khai phân phối xăng sinh học E5 Ron 92 trên địa bàn tỉnh. Từ 1.11.2015, tất cả các cửa hàng xăng dầu tại Thừa Thiên-Huế sẽ không còn bán xăng Mogas 92 - Ảnh Đình Toàn Theo kế hoạch, từ...