Độc đáo ngôi nhà như hang động làm từ vật liệu tái chế ở Hà Nam
Ngôi nhà có chất liệu chủ đạo là đá vụn và những ống giàn giáo cũ, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của “Nam thiên đệ tam động” Kẽm Trống, truyền tải tới mọi người thông điệp giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên.
Nằm trong khu đô thị mới nổi với mật độ xây dựng cao tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam – nơi có nhiều bãi đá đang khai thác tràn lan, công trình được thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của cảnh quan quốc gia Kẽm Trống – được mệnh danh là “Nam thiên đệ tam động” (Hang động đẹp thứ 3 trời Nam).
Thông qua công trình, kiến trúc sư muốn truyền tải thông điệp giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên đến người dân xung quanh, đồng thời mang đến một không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng gần gũi và tiết kiệm.
Công trình có diện tích xây dựng là 300m2 và 420m diện tích sân vườn.
Kiến trúc sư tận dụng chất thải bằng cách tái sử dụng ống thép giàn giáo, thu gom các mảnh vụn đá từ Kẽm Trống hay đá bị vứt bỏ từ các làng buôn bán và công trường xây dựng để thể hiện nét độc đáo cho công trình.
Ngôi nhà có mái hình chóp nón, mang đặc trưng của nhà ở nông thôn Bắc Bộ.
Video đang HOT
Những tấm tường bằng đá dày 0.4 m, cao 3.4 m đứng độc lập theo hình ziczac, kết nối ngẫu nhiên với nhau qua những ô cửa và các khoảng hở, cho phép người dùng tiếp cận không gian từ nhiều hướng.
Mặt nước, cây xanh được bài trí ở nhiều vị trí và độ cao khác nhau giúp điều tiết khí hậu và làm mờ ranh giới giữa không gian trong nhà và ngoài trời, mang thiên nhiên đến gần hơn với con người.
Nhờ thiết kế đặc biệt để gió, ánh sáng có thể tự do di chuyển mà cây xanh trồng bên trong nhà vẫn phát triển tốt và xanh tươi.
Trần nhà gồm mái nhẹ và sàn lửng, được ghép lại từ những ống thép tái chế (là giàn giáo xây dựng cũ) và các thanh tre (lợp, sàn). Tất cả tạo nên một kết cấu nhìn mỏng manh song rất vững chãi, trái ngược với độ dày và quanh co của tường đá bên dưới.
Hệ thống phun nước và phun sương được lắp đặt bên trên tấm lợp mái polycarbonate trong suốt để rửa mái và giúp giảm nhiệt cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng bức.
Khi trời nắng gắt, rèm cửa dạng mành sẽ được kéo xuống.
Công trình độc đáo có nhiều lối vào rộng rãi, thoáng sáng. Cầu thang bậc hở dẫn lối lên gác lửng.
Được biết, thời gian thiết kế và thi công, trang trí công trình kéo dài trong suốt một năm rưỡi với chi phí hơn 1 tỷ đồng.
Ảnh: Nguyễn Tiến Thành
Cần Thơ: Sáng tạo vật liệu tái chế thành dụng cụ học tập cho trẻ
Hơn 2 năm qua, các trường mầm non ở TP Cần Thơ có nhiều sáng tạo trong việc sử dụng vật liệu tái chế làm dụng cụ học tập cho trẻ. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí, giúp học sinh yêu môi trường, năng động, sáng tạo hơn.
Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tạp huân day tre sang tao băng mau nuơc cho GV va can bọ quan ly co sơ giao duc mâm non.
Sở GD&ĐT TP Cần Thơ vừa tô chưc tạp huân day tre sang tao băng mau nuơc cho giao vien va can bọ quan ly co sơ giao duc mâm non nam hoc 2020 - 2021.
Bà Thiệu Thị Kim Chi, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) đã chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho giao vien va can bọ quan ly co sơ giao duc mâm non về phương pháp day tre gấp giấy và sang tao băng mau nuơc.
Hơn 2 năm qua, các trường Mầm non ở TP Cần Thơ đã có nhiều sáng tạo trong sử dụng vật liệu tái chế làm dụng cụ học tập cho trẻ. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, còn giúp cho học sinh yêu môi trường, năng động, sáng tạo...
Theo bà Thiệu Thị Kim Chi, sau 2 năm triển khai dạy trẻ sáng tạo bằng màu nước và dạy trẻ gấp giấy tại các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn, đã cho thấy được nhiều kết quả khả quan.
Không những giúp cho các em học sinh năng động, sáng tạo và yêu thiên nhiên hơn, còn làm tăng sự sáng tạo cho đội ngũ giáo viên giảng dạy. Năm nay, Sở sẽ nhân rộng và triển khai tại tất cả các điểm trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn thành phố.
Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn phương pháp giảng dạy, tại buổi tập huấn, các giao vien va can bọ quan ly co sơ giao duc mâm non trên địa bàn còn tham gia thực hành, tự tay tạo ra những sản phẩm dạy học, đồ chơi cho trẻ.
Giáo viên mầm non thực hành, hướng dẫn tại buổi tập huấn.
Cô Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Ngọc (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chia sẻ: Nhà trường đã sử dụng vật liệu tái chế làm dụng cụ học tập cho trẻ được 2 năm. Đặc biệt là dạy trẻ sáng tạo bằng màu nước và sử dụng một số vật liệu như: Bột mì, rau củ quả, lõi giấy vệ sinh, lược, muỗng... giúp cho trẻ sáng tạo và yêu thiên nhiên hơn.
Theo cô Phượng, nhà trường cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh học sinh. Mặc dù trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn, từ khâu sử dụng nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, sáng tạo các vật dụng...
Các cô giáo cũng miệt mài cho ra đời những sản phẩm, dụng cụ học tập vừa an toàn sức khoẻ, vừa khơi dậy sự sáng tạo và yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường của học sinh...
Độc lạ: Choáng váng trước ngôi nhà được làm từ... hàng ngàn vỏ chai nhựa, vững chãi và kiên cố tới khó tin Những ngôi nhà được xây dựng từ chai nhựa bỏ đi ở Bolivia sở hữu độ chắc chắn gấp 20 lần nhà xây bằng gạch thông thường. Đây là một ý tưởng sáng tạo tiết kiệm, thân thiện với môi trường cần được nhân rộng. Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những ngôi nhà trên cây hay ngôi nhà trên xe độc...