Độc đáo ngôi nhà để trống 30% diện tích để hứng sáng, đón gió
1/3 diện tích được sử dụng để bố trí các khoảng thông tầng một cách có chủ đích, lấy sáng cho các khu vực khuất và điều hòa không khí. Thiết kế ưu tiên màu trắng và màu của gạch, làm dịu mắt người dùng, đem lại cảm giác dễ chịu khi có ánh sáng.
Nhà phố rất phổ biến ở Việt Nam. Các dãy nhà thường san sát, hạn chế về không gian tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, yêu cầu quan trọng nhất của gia chủ trước khi thiết kế là một công trình không chỉ liên quan mật thiết đến các yếu tố của tự nhiên mà còn phải đảm bảo tính riêng tư.
Công trình này tại Quảng Ngãi, diện tích 128 m2, được sắp xếp để trở thành một không gian mở. Dù không tiếp cận trực tiếp với không gian bên ngoài nhưng công trình này vẫn đón được gió và ánh sáng tự nhiên.
1/3 diện tích được sử dụng để bố trí các khoảng thông tầng một cách có chủ đích, lấy sáng cho các khu vực khuất và hút khí nóng, điều hòa liên tục trong nhà.
Khoảng đệm bên trong và bên ngoài ngôi nhà sẽ trở nên sinh động vì cây cối sẽ được bố trí hầu hết ở những nơi có ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ làm giảm đi đáng kể sự nóng nực trong nhà vào những ngày nắng.
Vật liệu được sử dụng bao gồm màu trắng và màu của gạch.
Video đang HOT
Các màu bổ sung được sử dụng để làm dịu mắt người dùng cũng như lấy ánh sáng mặt trời và kết hợp với các vật liệu thô có màu trung tính để tạo ra ánh sáng dễ chịu.
Ngoài những nguyên tắc cốt lõi như công năng sử dụng của con người, màu sắc và tính chất của vật liệu, thì phong thủy – một nguyên tắc mơ hồ và ít được sử dụng ở phương Tây được coi là nguyên tắc không thể thiếu ở Việt Nam.
Một thiết kế hoàn chỉnh nghĩa là tiếp cận với ánh sáng, gió tự nhiên, cân bằng các yếu tố và tạo sự bình đẳng bên trong và bên ngoài.
Kết quả là ngôi nhà có thể tạo ra một môi trường tốt để sinh sống.
Cuộc sống bình yên trong ngôi nhà ngập tràn nắng gió ở ngoại ô Sài Gòn
Hơn 40% diện tích được bố trí làm cầu thang, hành lang và khoảng thông tầng, nhờ đó mà công trình luôn thoáng sáng, lộng gió dù chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng hướng Tây.
Tọa lạc ở ngoại ô TP. HCM, ngôi nhà 4 tầng được thiết kế dành cho gia đình có ba thế hệ cùng sinh sống.
Sau này, khi các công trình xung quanh mọc lên, nhà sẽ chỉ có một mặt thoáng nên gia chủ mong muốn có không gian sống hiện đại, tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo tràn ngập ánh sáng và gió.
Từ đề bài trên, đội ngũ kiến trúc sư đưa ra giải pháp thiết kế hành lang thông gió kết hợp giếng trời nằm dọc công trình, xuyên suốt từ trước ra sau và từ dưới lên trên nhằm tạo sự thông thoáng, lấy sáng cho tất cả các phòng.
Kiến trúc sư cũng thuyết phục gia chủ để dành hơn 40% diện tích của công trình làm hành lang, thông tầng và cầu thang. Các khoảng trống này đưa thiên nhiên vào nhà và giúp cải thiện tinh thần người ở, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh như hiện nay.
Mặt tiền của ngôi nhà đối diện hướng Tây Nam nên kiến trúc sư chọn giải pháp xử lý các góc chếch nắng nóng bằng cách thiết kế lớp bảo vệ kép gồm hệ lam phía trước và cửa kính phía sau. Hệ lam gỗ xuyên suốt cao độ mặt tiền giúp ngăn tác động từ ánh nắng mặt trời mà vẫn mở được cửa kính sát trần, làm tăng sự tương tác giữa không gian bên trong và bên ngoài. Cửa kính đóng - mở linh hoạt cũng giúp tránh mưa, bụi bặm, làm giảm tiếng ồn, đồng thời lấy sáng, đón gió.
Cây xanh được bố trí trồng xen kẽ ở mặt tiền góp phần làm giảm nhiệt và tăng vẻ thẩm mỹ cho căn nhà.
Công trình có diện tích 70m2 bao gồm 5 tầng. Tầng 1 dùng làm gara để xe và phòng ngủ nhỏ dành cho khách.
Tầng 2 là không gian của phòng khách và phòng bếp - ăn, được thiết kế mở, liên thông với nhau.
Phòng khách mộc mạc với một phần tường và sàn bằng bê tông. Nội thất đơn giản, mang đến cảm giác ấm cúng, gần gũi.
Đối diện phòng khách là phòng bếp - ăn. Đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ chủ đạo, tạo nét hài hòa, thống nhất với tổng thể chung.
Khu bếp nấu được thiết kế che chắn cẩn thận, giúp tránh dầu mỡ bắn ra xung quanh.
Bàn ăn dài với sức chứa lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho gia đình đông thành viên.
Hành lang thông gió được bố trí dọc theo chiều dài nhà, kết hợp với một số khoảng trống tạo cảm giác rộng rãi và lấy sáng hiệu quả. Cầu thang nhỏ, không chiếm nhiều diện tích với lan can bằng sắt thanh mảnh, tinh tế.
Giếng trời mang lại cho ngôi nhà ánh sáng tự nhiên và nguồn không khí trong lành
Tầng 3, tầng 4 là không gian riêng tư dành cho các phòng ngủ và phòng làm việc. Các phòng đều được bố trí đầy đủ tiện nghi, là nơi để các thành viên thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
Với những phòng ngủ không có mặt thoáng hướng ra bên ngoài, kiến trúc sư đã tận dụng khoảng giếng trời với ô cửa sổ nhỏ để lấy sáng, tạo sự thông thoáng. Nội thất trong phòng ngủ được bài trí đơn giản, sắp xếp gọn gàng giúp tối ưu không gian.
Góc làm việc đầy ánh sáng và gió, mang lại sự dễ chịu, thư thái
Tầng 5 là khu vực phòng thờ và sân thượng để trồng cây. Công trình được thiết kế đơn giản nhưng nhờ việc xử lý tốt các vấn đề khí hậu mà kiến trúc sư đã mang đến không gian sống lý tưởng cho gia chủ.
Bản vẽ mặt bằng công trình.
Ảnh: Tô Nguyễn
"Giải cứu" ngoạn mục ngôi nhà quanh năm u tối trong hẻm với 600 triệu đồng Nhờ chịu hy sinh diện tích sàn, ngôi nhà 44 m2 xuống cấp, quanh năm u tối, bí bách bỗng trở thành không gian sống thông thoáng, hiện đại. Trước khi cải tạo, ngôi nhà của 2 vợ chồng chị Nhi (TPHCM) gồm 3 tầng riêng biệt. Ngôi nhà nằm khuất sau các nhà khác và không có mặt tiền. Lối dẫn vào...