Độc đáo nghệ thuật đoán vận mệnh từ bã cà phê ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nghệ thuật đoán số mệnh từ bã cà phê dường như đã xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ từ khoảng 500 năm trước.
Giờ đây, thế hệ trẻ đang tiếp nhận và phát triển văn hóa độc đáo này.
Đoán vận mệnh từ bã cà phê rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Alamy
Nhiều người cho rằng hạt cà phê được trồng đầu tiên ở vùng cao nguyên Ethiopia và phương pháp pha cà phê sớm nhất đã phổ biến trong đế chế Ottoman.
Trong thế kỷ 16, một thống đốc từ Yemen đã mang đến cung điện của Vua Sultan Suleiman ở Istanbul (khi đó là Constantinople) những hạt cà phê. Ông đã rang loại hạt này, nghiền ra và pha với nước. Hỗn hợp này sau đó được đun sôi với đường trong một chiếc ấm đồng trên cát nóng.
Năm 1554, quán cà phê đầu tiên trong lịch sử đã mở cửa tại Istanbul. Đến nửa đầu thế kỷ 17, khoảng 600 quán cà phê đã mọc lên khắp thành phố này. Đây cũng là thời kỳ văn hóa cà phê ra đời.
Bà Gizem Salcigil White – người sáng lập nên thương hiệu Turkish Coffee Lady – chia sẻ rằng không giống như Starbucks, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thức uống mang đi.
“Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ không phải là loại cà phê mang đi. Thưởng thức cà phê chính là tận hưởng từng khoảnh khắc. Cà phê tượng trưng cho lòng hiếu khách, tình bạn và thức uống này gắn kết mọi người với nhau”, bà nói.
Pha chế và uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ mang đậm tính truyền thống và nghi lễ. Ảnh: Getty
Video đang HOT
Mang đậm dấu ấn truyền thống, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO vào năm 2013. Tại “xứ sở thảm bay”, cà phê cũng là loại thức uống chủ đạo trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ đính hôn, họp mặt gia đình và các ngày lễ. Tuy nhiên, một trong những nghi lễ độc đáo nhất là “kahve fali” – nghệ thuật đoán vận mệnh từ bã cà phê.
Truyền thống này có thể khởi đầu từ thời mà hậu cung của Sultan Suleiman – khi phụ nữ bị cấm đến các quán cà phê công cộng. Từ đó, các falcı (thầy bói) đã đến hậu cung để giải mã vận mệnh từ những vết cặn cà phê còn sót lại.
Ở các nền văn hóa khác, xem vận mệnh thường được thực hiện bằng lá trà hoặc cặn rượu, nhưng ở Istanbul, bã cà phê nhanh chóng trở thành công cụ được ưa chuộng. Bà Salcigil White giải thích rằng phong tục này là một cách trao đổi thông tin hiệu quả, thậm chí cả những người vợ được vua hết mực sủng ái cũng rất ấn tượng với nghi thức độc đáo này.
Hơn 500 năm sau, Tasseography – văn hóa xem bói từ bã cà phê hoặc lá trà – vẫn phổ biến mạnh mẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ tồn tại ở một số quán cà phê truyền thống, xem vận mệnh từ bã cà phê cũng được nhiều người trẻ hiện đại đón nhận và yêu thích. Hàng triệu người trẻ Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng ký các ứng dụng xem bói trực tuyến từ bã cà phê do AI tạo ra hoặc kết nối với các thầy bói trực tuyến.
Pha chế và uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ mang đậm tính truyền thống và nghi lễ. Ảnh: Getty
Trên con đường rực rỡ ánh đèn của đại lộ İstiklal ở Istanbul, nhiều du khách đã tìm đến thầy bói với mong muốn có thể biết trước vận mệnh tương lai.
Mặc quần jean và áo hoodie, thầy bói Roza Mutlu dẫn khách hàng đến một quán cà phê cổ điển ở Beyoğlu, nơi nhiều người khác đang thưởng thức bữa sáng, làm việc và giao lưu với bạn bè.
Bà gọi vài tách cà phê đơn giản, không pha nghệ thuật hay thêm sirô cầu kỳ, nhưng mang đậm tính biểu tượng. Bà Mutlu chia sẻ với khách hàng rằng mình được truyền lại nghệ thuật bói toán này từ bà và mẹ. Bà đã nổi tiếng từ thời học trung học khi phát hiện ra mình có khả năng diễn giải tương lai.
Du khách đến Istanbul có thể tới Đại lộ İstiklal để xem bói. Ảnh: Getty
Khi người phục vụ mang cà phê đến, bà Mutlu ngay lập tức chuyển chiếc cốc sủi nhiều bọt nhất cho người khách lớn tuổi nhất như một cử chỉ tôn trọng. Họ thưởng thức từng ngụm cà phê với vị đắng đậm đà, cho đến khi chỉ còn lại cặn.
Phần cặn còn sót lại này chính là dấu hiệu giúp bà Mutlu dự đoán số mệnh của người dùng. Các thầy bói như bà sẽ dựa trên hình dạng của bã cà phê – được luận theo khuôn mẫu như con vật, con số, biểu tượng và chữ cái – để giải mã vận mệnh của người đó. Chẳng hạn, con chim mang lại điềm lành, con ngựa biểu thị hoàng tử hoặc công chúa – nghĩa là nói về cuộc sống sung túc, con cá là điềm may và con rắn là kẻ thù.
Bói cà phê là một văn hoá có từ hàng thế kỷ trước nhưng nó đã phát triển cho giới trẻ hiện đại. Ảnh: Alamy
Song bà Mutlu nói rằng việc giải mã vận mệnh từ bã cà phê không chỉ liên quan đến các biểu tượng mà còn về dựa trên độ bóng, kích thước của các hình dạng và quan trọng nhất là năng lượng của người uống cà phê.
“Chúng tôi không phóng đại những thông tin giải mã từ bã cà phê, nhưng đó là những tín hiệu chỉ dẫn cho chúng tôi”, bàMulti nói.
Yonca Oğuz một vị khách trẻ đến uống cà phê, khẳng định văn hóa này vẫn rất phổ biến đối với phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ.
“Khi một trong những người bạn của chúng tôi gặp khủng hoảng, chúng tôi gặp nhau và tìm thấy biện pháp giải quyết”, cô nói.
Tuy nhiên, trong thế hệ của Oğuz, bói toán bằng bã cà phê đã được công nghệ hóa và trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát triển một một ứng dụng tự động để đoán vận may từ bã cà phê với trên 5 triệu người dùng cả trong nước và trên toàn thế giới.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo BBC)
EU nới lỏng trừng phạt Syria để đẩy nhanh công tác cứu trợ sau động đất
Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tạm thời nới lỏng các biện pháp trừng phạt áp đặt với Syria để đẩy nhanh việc vận chuyển hàng cứu trợ tới nước này hơn 2 tuần sau thảm họa động đất.
Chuyển hàng cứu trợ của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc dành cho các nạn nhân động đất tới sân bay quốc tế Damascus, Syria, ngày 9/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ các tổ chức cứu trợ sẽ không cần xin cấp phép từ các nước thành viên EU để chuyển hàng hóa và dịch vụ cứu trợ cho các thực thể nằm trong danh sách bị trừng phạt tại Syria. Quyết định này, có hiệu lực trong 6 tháng, được đưa ra sau khi cân nhắc mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại Syria sau thảm họa động đất.
Thảm họa động đất xảy ra ngày 6/2 đã khiến trên 42.000 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và trên 3.600 người thiệt mạng ở Syria. EU nhấn mạnh rằng khối này và các nước thành viên đang đi đầu trong công tác cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria, theo đó từ năm 2011 đã đóng góp tổng cộng 27,4 tỷ euro (26 tỷ USD) cho nước này và các nước tiếp nhận người tị nạn như Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi xảy ra thảm họa động đất, EU đã hỗ trợ 3,5 triệu euro để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp tại Syria.
Từ năm 2011, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Chính phủ Syria và các doanh nghiệp được cho là liên quan chính quyền nước này. Đến nay có 291 cá nhân và 70 thực thể của Syria bị hạn chế đi lại và đóng băng tài sản trong các ngân hàng của EU.
Liên quan hoạt động hỗ trợ Syria, Bộ Ngoại giao Jordan ngày 23/2 thông báo Tổ chức từ thiện Jordan Hashemite (JHCO) đã điều động một đoàn xe gồm 14 xe tải chở thuốc men, thực phẩm, chăn màn và nước uống tới Syria để giúp khắc phục hậu quả động đất. Hàng hóa viện trợ sẽ được chuyển đến các khu vực bị tàn phá ở Syria qua hệ thống vận chuyển xuyên biên giới.
Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, tối 23/2, tỉnh Hatay tiếp tục hứng chịu một trận động đất có độ lớn 5. Cơ quan xử lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tâm chấn của trận động đất này ở độ sâu 9,76 km. Chưa ghi nhận thông tin thương vong trong trận động đất mới nhất này.
Trước đó, tối 20/2, tỉnh này cũng hứng chịu trận động đất có độ lớn 6,4 khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và trên 200 người bị thương.
Hatay là một trong 10 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất hôm 6/2 và hiện đang nỗ lực khắc phục hậu quả.
Thổ Nhĩ Kỳ điều tra các nhà thầu xây dựng sau thảm họa động đất Ngày 23/2 theo giờ Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết nước này sẽ mở rộng điều tra các nhà thầu xây dựng bị nghi ngờ vi phạm các tiêu chuẩn an toàn sau khi xảy ra thảm họa động đất hôm 6/2 vừa qua khiến trên 43.550 người thiệt mạng tại đây. Những tòa nhà bị...