Độc đáo nghề đặt trúm bắt lươn đồng ở miền Tây
Ở Miền Tây nghề đặt trúm bắt lươn đồng của nhiều nông dân đã trở thành chuyên nghiệp với những kỹ năng độc đáo được xem là nghề “ hái ra tiền”.
Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi cho dịp về Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ quốc nơi rừng đước và rừng tràm U Minh bạt ngàn, được trải nghiệm hoạt động đặt trúm bắt lươn cùng ông Dư Hoàng Lâm (54 tuổi), ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Để đến được nơi đặt trúm, tôi cùng ông Lâm phải xuống chiếc vỏ lãi để đi vào rừng. Ông Lâm kể, làm nghề đặt trúm lươn đến nay ngót nghét hơn 15 năm và đây là nghề giúp ông có cuộc sống ổn định.
Nghề đặt trúm lươn ở miền Tây giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.
Chiếc vỏ máy cũ của ông Lâm có chiều dài vỏn vẹn 4,5 m nhưng chở đến 3 người, trong đó có tôi. Quá trình di chuyển vào rừng thăm trúm đã không ít lần tôi nín thở vì chiếc vỏ máy suýt bị chìm. Từ nhà ông Lâm đi đến nơi thăm trúm phải mất khoảng thời gian hơn 20 phút đi bằng vỏ máy. Ông Lâm chở tôi cùng anh Lý Hồng Duẩn, cán bộ xã Nguyễn Phích len lỏi qua từng cánh rừng tràm và vượt qua một con đập (bờ đất cao dùng để ngăn giữ nguồn nước trong rừng – PV) mới đến được nơi.
Đến con đập, ông Lâm bắt đầu tăng tốc làm chiếc vỏ máy lao nhanh về phía trước rồi trườn qua con đập khiến nước tràn vào chiếc vỏ suýt chìm. ‘Không sao đâu cháu đừng sợ’, ông Lâm vội trấn an. Rồi ông tiếp tục len lõi qua từng dòng kênh, mương ở trong rừng và vòng qua 2 con rạch (như sông nhưng nhỏ và hẹp hơn – PV) nhỏ mới đến được thăm trúm.
Kỹ thuật đặt trúm cũng đơn giản, thân trúm để theo một góc nghiêng, miệng trúm cố định dưới đáy bùn, còn đầu có phần lỗ thở cho lươn thì để nổi khỏi mặt nước. Lươn đi ăn ban đêm, nghe mùi tanh của mồi dẫn dụ, chúng mon men ăn rồi chui tọt vào phía trong hom trúm.
Sắp đến nơi, ông Lâm vội tắt máy rồi lấy cây dầm (đoạn cây dài – PV) để bơi chiếc vỏ di chuyển vào bên trong. Bơi được một đoạn, ông Lâm chỉ tay về phía có ống trúm đang đặt trong bụi năng (loại cỏ dại trong rừng nước ngọt – PV) rồi nói: ‘Trúm này chắc có lươn’. Dứt lời, ông rời khỏi chiếc vỏ lãi, nhảy xuống nước di chuyển về phía có ống trúm. Vén lớp cỏ phủ trên ống trúm, ông Lâm nâng lên cao lắc nhẹ, ông nhìn ngó vào bên trong.
‘Có lươn không chú’, tôi hỏi. Ông Lâm, trả lời ngắn gọn: ‘Có’. Rồi ông đặt ống Trúm xuống chiếc vỏ và tiếp tục dùng cây dầm bơi vỏ đi sâu vào rừng. Thấy xung quanh vắng vẻ, không một bóng người nên tôi hỏi ông, đặt trúm như vậy không sợ người khác thăm trộm sao?
Ông Lâm trả lời gọn hơ: ‘Ở đây là hợp tác xã, khu vực nào của ai đặt đều được phân chia hết. Của ai người đó thăm, ai thăm trộm mà bị phát hiện là bị hợp tác xã đuổi không cho vào rừng nữa. Chính vì có quy định cứng rắn như vậy mà không bị mất trộm’.
Theo lời ông Lâm, ông có hơn 20 ống trúm. Hằng ngày, công việc của ông khá bận rộn, trước khi đặt trúm ông phải đi tìm mồi, sau đó chế biến và cho vào ống trúm mới đem vào rừng đặt. ‘Mỗi người có một bí quyết đặt trúm khác nhau và chẳng ai chỉ ai. Vì vậy, mà có người đặt bắt được nhiều lươn, có người được ít. Riêng tôi, quá trình đặt, tôi cũng đúc kết được bí quyết riêng cho mình. Với hơn 20 ống trúm, hôm nào trúng thì cũng được từ hơn 2 kg, thất cũng được 1 kg. ‘Trung bình mỗi ngày tôi đút túi khoảng 300.000 đồng…’, ông Lâm chia sẻ.
Video đang HOT
Sau khi thăm trúm lươn được đổ ra bên ngoài.
Sau một buổi đi thăm trúm lươn, thành quả mà ông Lâm có được gần 2 kg. Theo ông Lâm, lươn đồng loại 1, hiện nay được thương lái thu mua với giá 270.000 đồng/kg và lươn loại 2 là trên 200.000 đồng/kg.
‘Nghề này giờ không còn nhiều người làm, hồi xưa tôi đặt có hôm dính gần 10 kg toàn lươn loại lớn. Giờ khi xuất hiện nhiều cách bắt khác nhau, có người dùng xiệt điện để bắt nên nguồn lợi vì thế cũng vơi dần. Với tôi, lươn lớn tôi mới bắt, còn lươn nhỏ tôi thả lại để tái tạo nguồn lợi lươn đồng’, ông Lâm cho biết thêm.
Thành quả của ông Lâm sau khi đi thăm trúm lươn liền sau đó bán cho người mua.
Anh Lý Hồng Duẩn, cán bộ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho hay: ‘Mùa này, ở địa phương người dân làm nhiều nghề để tăng thu nhập như đặt lợp bắt cá, giăng lưới, đặt trúm, soi rắn…, mỗi đêm, người làm nghề này có thu nhập từ 200.000 đồng’.
Lươn đồng là đặc sản của vùng đất Cà Mau. Lươn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và rất bổ dưỡng như nấu lẩu, nấu cháo môn, xào sả ớt, xào lăn,… Tuy nhiên, ngon nhất và hấp hẫn nhất có lẽ là món lươn nấu canh chua trái giác với bông súng đồng
Thăm trúm xong, ông Lâm hớn hở, cứ tủm tỉm cười hoài. ‘Hôm nay chú đút túi hơn 500.000 đồng. Với những người dân vùng quê như chú, thu nhập như vậy là mừng rồi. Nhưng nghề này thu nhập không đều, khi nhiều khí ít. Bình quân mỗi tháng cũng được khoảng 5 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng sống ở quê cũng được rồi’, ông Lâm cười rồi nổ máy di chuyển ra khỏi rừng, trở về nhà để kịp giờ bán lươn.
Thử thách lòng can đảm với đặc sản "rắn 4 chân" kinh dị của dân miệt vườn
Trông như con rắn nhưng lại có 4 chân, là con rắn mối. Người thường nhìn thấy thì kinh hãi tránh xa còn người miền Tây thì bắt về làm thịt đãi khách.
Nấu nồi mì ăn nhưng 2 người phụ nữ bật ngửa khi thấy cọng hành liên tục ngọ nguậy Từ tiếng Việt nào 'phi thuyền, hỏa tiễn tìm thăm; rụng đuôi giống rắn lên nằm rừng xanh'? Thì ra đây chính là mánh khoé "lừa đảo" của các clip bắt rắn, bắt lươn ảo diệu trên TikTok
Rắn mối.
Rắn mối là một loài bò sát, hình dáng khá giống con thạch sùng nhưng lại to lớn hơn và toàn thân phủ những lớp vảy bóng loáng. Tên gọi của rắn mối xuất phát từ việc chúng rất thích ăn mối trú trong những đám lá khô hay gốc cây mục. Một phần loài động vật này trông như những con rắn có chân. Đây là lí do vì sao người miền Tây gọi chúng là "rắn 4 chân".
Loài này vô cùng phổ biến ở nước ta.Chúng thường bò trên nền đất, ngoài vườn tạp, thậm chí, nhiều khi xuất hiện cả trên vách lá trong nhà. Rắn mối có mũi và lưỡi rất nhạy bén để săn mồi, chúng chạy rất nhanh và có thể "hi sinh" cái đuôi để thoát thân khi gặp nguy hiểm.
Săn rắn mối.
Rắn mối xuất hiện nhiều nhất vào những hôm trời nắng. Những người đi câu rắn mối có kinh nghiệm thường bảo với nhau rằng, khi đi câu nhất định không được nói chuyện có chữ "rắn mối" mà phải thay bằng "con bốn chân", nếu không sẽ chẳng con nào cắn câu.
Câu rắn mối không khó, kể cả trẻ con nơi đây cũng bắt được. Chỉ cần lấy ít cơm nguội trộn cám, lột vài ba con tép trấu móc vào lưỡi câu lưỡi câu, nhẹ nhàng thả vào trong các bụi cây có rắn mối sinh sống thì thế nào cũng có vài con dính mồi. Khi miệng rắn mối vừa dính lưỡi câu thì giật lên một cái là xong, chừng hơn tiếng đồng hồ buổi ban trưa thì vài ba người đi câu có thể câu được vài chục con rắn mối để làm thịt.
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi, phụ nữ ăn thịt rắn mối giúp da mặt thêm mịn màng...
Cách làm rắn mối cũng đơn giản: Bắc ấm nước sôi, rắn mối bắt đập chết, sau đó bỏ vào thau chế nước sôi vào, ngâm khoảng 1- 2 phút lấy ra cạo vảy, mổ bỏ hết phần ruột, giữ lại lá gan và lớp mỡ úp quanh thành bụng.
Đặc biệt, dân nhậu sành sỏi đất miệt vườn nói rằng bằng mọi giá phải giữ lại chiếc đuôi, vì đuôi là món bổ nhất, nhưng rất dễ bị đứt khi bắt hoặc làm thịt rắn mối.
Trong quá trình làm thịt, nên hạn chế rửa rắn mối bằng nước lạnh vì dễ bị lên mùi tanh, tốt nhất nên rửa sạch bằng rượu trắng. Sau khi sơ chế, nhìn rổ thịt rắn mối trắng thì chưa thấy hấp dẫn, nhưng khi chế biến thành món ăn thì quả thật ít ai cưỡng nổi.
Thịt rắn mối có thể làm được rất nhiều món ngon miệng như nướng than, chiên giòn, xào sả ớt, cháo rắn mối... Món nào cũng dễ chế biến mà hương vị lại đậm đà, đặc trưng.
Rắn mối chiên giòn
Sau khi làm sạch, món ăn nhanh nhất và dễ chế biến nhất là rắn mối chiên giòn. Chỉ cần chặt rắn mối ra làm hai, ướp gia vị vừa ăn (gốc hành lá, tỏi băm nhỏ, tiêu xay, bột nêm, không được ướp đường vì chiên sẽ bị khét), thêm chút nước mắm ngon, rồi bắc chảo mỡ lên bếp, chiên đến vàng là được.
Khi ăn, thực khách sẽ được hướng dẫn dùng kèm với vài cọng rau thơm hay dưa chuột. Món này ăn cùng cơm hay làm món nhậu thì đều thích hợp.
Rắn mối nướng mọi.
Nếu không có nhiều thời gian đợi chế biến, thực khách có thể thưởng thức món rắn mối nướng mọi. Rắn mối không cần làm da, mổ bụng, chỉ cần đập chết rồi bỏ vào bếp lửa than còn đỏ rực, chờ một chút cho vảy cháy sém mỡ vàng ươm. Khi đã chín, đầu bếp lấy cây khều từng con ra, cạo sạch lớp vảy cháy, bẻ từng khúc, chấm muối ăn nóng. Thịt rắn ngọt lịm, vừa thơm vừa ngon, gây ấn tượng ngay từ lần ăn đầu tiên.
Rắn mối nướng lá lốt.
Nếu kỳ công hơn, ta có thể băm nhuyễn rắn mối với một chút mỡ lợn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cuốn lá lốt nướng trên than hồng, thơm nức mũi. Vị ngọt, béo của thịt rắn mối nướng quyện với mùi thơm đặc trưng của lá lốt khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen ngon.
Hay một món khác cũng đặc sắc không kém đó là rắn mối nấu cháo. Người nấu luộc thịt rắn mối rồi xào sơ qua với hành tỏi, tiêu, nước mắm cho thấm. Sau đó dùng nước luộc rắn mối nấu cháo đến khi nhừ thì bỏ thịt rắn vào và nêm gia vị cho vừa ăn. Vị ngọt tự nhiên của rắn mối quyện với cháo gạo rang thơm sẽ in sâu trong tâm trí của thực khách.
Cháo rắn mối.
Trước đây không mấy người biết ăn rắn mối. Nhưng mấy năm gần đây rắn mối trở thành đặc sản, dân nhậu săn lùng ráo riết. Món ăn dần trở nên phổ biến ở các quán ăn nơi thành phố. Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là ở quê miệt vườn. Chẳng cần phải tìm đến những nhà hàng cao sang, tự mình mang cần đi câu rắn mối, mang về cho người dân chế biến và thưởng thức món ăn dân dã của miền Tây.
Nhận tro cốt con ở Campuchia, mẹ khóc: 'Thương mẹ mà ra nông nỗi này...' Tro cốt chàng trai miền Tây mất ở Campuchia được người thân mang về nhà sau gần 10 ngày mất tại Campuchia. Người mẹ cứ khóc ngất mỗi khi nhìn về hũ tro cốt hay có người nhắc đến con trai bà. Liên quan vụ việc chàng trai miền Tây mất ở Campuchia, ngày 23.9, ông Nguyễn Đức Thịnh (ngụ P.4, TP.Cà Mau,...