Độc đáo nghề đánh xe ngựa ở An Giang
Có lẽ hiện giờ chỉ có vùng Bảy Núi tỉnh An Giang mới có số đông người sống bằng nghề đánh xe ngựa. Ở xứ này, người dân quen sử dụng phương tiện xe ngựa để đi chợ, xe ngựa chở gỗ, xe ngựa đi viếng chùa…
Nghề của cha ông
Theo những lão nông cố cựu trong vùng thì xe ngựa Bảy Núi đã hiện diện trong đời sống người Khmer hơn trăm năm qua. Ở Bảy Núi, người nuôi ngựa cũng chính là những người đánh xe ngựa và họ đều là người Khmer. Các hộ nuôi ngựa ở đây đều có truyền thống từ nhiều thế hệ dân tộc Khmer Bảy Núi truyền lại.
Ông Chau Sinl ở xã An Tức (Tri Tôn) là một trong số những người có thâm niên trong nghề đánh xe ngựa, cho hay: “Ông bà, cha mẹ tôi hồi xưa đều có nuôi ngựa, và họ truyền lại kinh nghiệm cho tôi. Quan trọng là huấn luyện nó biết kéo xe. Hồi xưa xe ngựa bánh bằng gỗ, bây giờ bánh cao su có bơm hơi thì cũng phải huấn luyện ngựa cho nó thích hợp, không khó nhưng cũng không phải dễ đâu.” – ông Chau Sinl khẳng định. Hiện khu vực này có khoảng 50 người hành nghề lái xe ngựa.
Đi đâu ở vùng Bảy Núi cũng dễ thấy những chú ngựa thồ hàng.
Xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) là địa phương có số lượng xe ngựa đông nhất vùng Bảy Núi, với khoảng trên 20 xe ngựa của 20 hộ nuôi và đang hành nghề đánh xe ngựa. Anh Chau Kon – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung cho biết: “Chúng tôi khuyến khích bà con nuôi ngựa như nuôi bò, nghĩa là không nhốt chung trong nhà mà nhốt riêng và có nơi xử lý phân ngựa, giữ vệ sinh chung cho phum sóc, nên dễ quản lý hơn ngày xưa rất nhiều…”.
Nuôi ngựa, ngựa “nuôi” người
Thuở xưa, xe ngựa là phương tiện vận chuyển hành khách duy nhất ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, theo anh Chau Khét, cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tri Tôn, từ khi có xe gắn máy phổ biến thì xe ngựa ế ẩm. Thời gian gần đây, xe ngựa lại xuất hiện nhiều, trở thành kế sinh nhai ổn định cho nhiều gia đình Khmer ở Bảy Núi.
“Diễu hành xe ngựa trong các lễ hội không chỉ tôn lên sự long trọng của ngày hội mà còn góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng vùng miền. Xe ngựa ở Bảy Núi không chỉ nói về thời đã qua mà là văn hóa hiện hữu trong đời sống của cư dân hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay”.Ông Trương Bá Trạng – Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.
Lý giải về điều này, ông Chau Mi, một người đánh xe ngựa chuyên nghiệp ở ấp An Lợi, xã An Hảo (Tịnh Biên) cho rằng: “Trước đây xe tải vận chuyển nhanh, rẻ nên người ta bỏ thuê xe ngựa, nhưng bây giờ giá xăng dầu cứ tăng hoài, xe tải cũng tăng giá nên mọi người quay lại thuê xe ngựa giá rẻ hơn nhiều”.
Tính ra, một chiếc xe ngựa “cứng tay” như ông Chau Mi một ngày cũng kiếm được không dưới 200 ngàn đồng, trừ chi phí (chủ yếu là công cắt cỏ cho ngựa ăn) thì gia đình ông thuộc hàng có thu nhập cao trong vùng.
Còn ông Chau Pâul ở ấp Vĩnh Tâm, xã Vĩnh Trung cho biết: “Tôi thường chở lúa hoặc chở gỗ cho bà con trong xã. Trung bình một chuyến từ đây về xã (khoảng 15km) họ trả tôi 100-150 ngàn đồng. Ngày nào tôi cũng chở một chuyến, vào mùa lúa có khi chở đến đêm khuya, ngày mấy chuyến”.
Nhận thấy xe ngựa là một trong những bản sắc văn hóa đặc sắc của vùng Bảy Núi nên từ nhiều năm nay, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch An Giang đã gìn giữ và giới thiệu loại hình văn hóa hóa xe ngựa ở Bảy Núi, trong đó không thể thiếu phần diễu hành hàng chục xe ngựa hoành tráng và long trọng trong những “Ngày hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch” được tổ chức 2 năm một lần ở An Giang.
Theo Trọng Bình (Dân Việt)
Video đang HOT
Độc đáo: Ngựa "đưa đón" học sinh đến trường
Hằng ngày, cứ đúng giờ đi học, nghe tiếng vó ngựa, tiếng móng ngựa gõ lốc cốc trên đường, các em học sinh lại ra cổng nhà bắt xe ngựa đến trường.
Đối với nhiều em nhỏ ở thành phố hay các nơi khác, đi học bằng xe có ngựa kéo là chuyện lạ. Nhưng đối với các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương thì điều này đã quá quen thuộc.
Chủ nhân của chiếc xe ngựa độc đáo này là ông Nguyễn Văn Lực (khu Tỉnh Nam, thị trấn Tứ Kỳ). Ông Lực đã có gần 10 năm làm nghề chạy xe ngựa đưa đón học sinh. Hằng ngày, vợ chồng ông dậy từ 5 giờ sáng để cho ngựa ăn và giúp đưa đón con em của gần 90 gia đình đi học ở trường Tiểu học thị trấn Tứ Kỳ.
Do nhiều gia đình không có thời gian đưa, đón con đến trường nên chiếc xe ngựa kéo của ông Lực rất được người dân ủng hộ. Sau một thời gian, nhờ sự thuận tiện và an toàn của loại xe này nên ông Lục càng đắt hàng
Đối với người dân nơi đây, việc các em được đưa đón đến trường bằng xe ngựa đã quá quen thuộc
Hiện, nhà ông Nguyễn Văn Lực có 2 xe. Mỗi ngày 4 lượt, ông đưa đón học sinh tuyến đường vào chợ Yên còn vợ ông đảm nhiệm tuyến đi cầu Vạn dài khoảng 2 km.
Chiếc xe ngựa 4 bánh này dài 4 mét, có 3 hàng ghế, bạt nylon che mưa. Mỗi xe chở được khoảng 40 học sinh, các em ngồi đối diện trên 2 ghế dọc thành xe dài khoảng 3 mét, cặp sách để ở giá phía trên. Được biết, chi phí là 150.000 đồng/tháng/em, đưa đón tận nhà
Ông Lực cho biết: "Các cháu được gia đình tôi đưa đi, đón về an toàn, không để sót cháu nào. Cũng chưa có sự cố nào, trừ vài lần thủng săm vì đinh. Nhưng trên xe tôi cũng đã để sẵn săm lốp để thay bất cứ khi nào cần".
Đi học bằng xe ngựa từ năm lớp 1, em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2A) cho biết: "Đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp".
Vì việc đưa đón các em học sinh phải đảm bảo an toàn nên giữa chủ xe và phụ huynh đã có cam kết, hợp đồng, giá cả và các nghĩa vụ khác
Ông Nguyễn Văn Trong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Kỳ cho biết: "Do phụ huynh cho nhu cầu đưa đón con, trong khi địa phương còn nghèo, không có điều kiện xây nhà bán trú cho học sinh nên đành chấp nhận. Nhà trường không khuyến khích các em đến trường bằng xe ngựa. Thay vì cấm đoán, các cơ quan chức năng nên có sự giám sát, quản lý tốt".
Hình ảnh các em học sinh tiểu học ở Tứ Kỳ, Hải Dương đến trường bằng xe ngựa:
Sau giờ tan học vào buổi chiều, các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương được đón về nhà bằng xe ngựa
Ông Lực, chủ xe ngựa kéo tận tình dắt các em nhỏ sang đường để lên xe
Xe chở được trên 40 người, có cả giá để cặp sách
Trước cổng trường luôn có 3 xe ngựa, 2 xe của vợ chồng ông Lực còn một chiếc xe của người hàng xóm gần nhà ông Lực
Em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2) cho biết, đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp
Việc di chuyển đúng tốc độ, dừng xe luôn được ông Lực chú ý. Con ngựa của ông được huấn kỹ trước khi chở các em học sinh.
Xe ngựa của nhà hàng xóm ông Lực có cả phụ xe. Mỗi lần dừng xe, phụ xe phải bế các bé xuống cho an toàn.
Nhiều em đã quen với việc xuống xe
Các em ngồi trên xe được trò chuyện cùng nhau, ngắm cảnh hai bên đường
Nét hồn nhiên của các em nhỏ khi nhận ra người thân của mình từ trên xe
Xe mỗi lúc một vơi
Các em nhỏ nhà ở sâu trong ngõ của làng cũng được đưa về tận nơi
Trên xe có gắn cả gương, còi
Trẻ vui vẻ về nhà sau một ngày đi học
Hai chú ngựa nhà ông Ngọc luôn được chăm sóc chu đáo sau mỗi chuyến chở học sinh đi học
Theo Khampha
Xe ngựa, xe tự chế ngang nhiên đưa trẻ đến trường Việc đưa đón học sinh tiểu học bằng xe ngựa, xe ba bánh tự chế ở Tứ Kỳ, Hải Dương không lạ với người dân nơi đây. Nhưng điều lạ là địa phương lại làm ngơ trước hành vi vi phạm Luật Giao thông này. 40 học sinh trên một xe ngựa Đến nay, ông Nguyễn Văn Lực (khu Tỉnh Nam, thị trấn...