Độc đáo món chịn xồm Nghệ An
Trong văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Nghệ An, chịn xồm hay thịt chua là món ăn độc đáo chế biến có kết hợp sự hòa trộn tinh tế của lá cây rừng, gia vị và nguồn thịt tươi từ thú rừng hay thịt lợn, thịt bò.
Sản vật này đã tạo nên nét ẩm thực riêng biệt, độc đáo của người dân vùng quê xứ Nghệ.
Cũng như người dân nhiều vùng quê khác, đời sống của người dân Thái Nghệ An trước đây chủ yếu phụ thuộc vào săn bắt thú rừng và làm rẫy. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, thú rừng săn bắt ăn một lần không hết, người dân mới nghĩ ra cách ướp thịt với muối rồi cho vào ống để bảo quản làm nguồn thức ăn dự trữ lâu dài. Từ đó, món thịt chua của người Thái ra đời được con cháu lưu giữ cho đến nay.
Để làm chịn xồm đúng với phong cách ẩm thực người Thái ở Nghệ An phải qua nhiều công đoạn. Trước hết, để có được dụng cụ ủ thịt người ta phải lên rừng chặt những nứa đem về làm ống đựng. Việc lựa chọn lứa cũng phải đúng cách, phù hợp làm thịt chua. Cây phải không quá già, bởi khi để một thời gian sẽ nứt, nước chảy ra, thịt bị hôi. Cây non quá khi bịt lá vào ống để lâu sẽ bị teo vào, tạo thành vết hở, thịt cũng sẽ bị bốc mùi.
Thịt chua muốn thơm ngon, đạt yêu cầu là cả một nghệ thuật, thịt làm chua phải được chọn lọc kĩ càng. Xưa thịt làm từ thú rừng như nai, hoẵng…còn nay được làm từ thịt lợn, thịt bò. Đối với thịt lợn, phải chọn mông sấn, nạc vai, nạc thăn của lợn nòi bản địa; thịt bò phải lọc sạch mỡ và gân. Thịt sau khi pha được làm sạch, thái miếng nhỏ và đều, lọc bỏ hết mỡ màng bạc nhạc…Thịt thái xong được ướp với muối sống, trộn đều với cơm nguộ. Nếu thay bằng bột thính cũng phải trộn thật đều sao cho bột bám dính trên bề mặt thịt. Thính phải làm từ các loại ngô, gạo, đậu xanh, đỗ tương rang vàng, xay nhỏ. Bí quyết tạo nên thành công cho món thịt chua chính là ở khâu rang thính. Thính phải chín kĩ, vàng ươm, thơm dậy mà không cháy. Thịt trộn thính bóp thật kĩ, càng kĩ càng lại càng dậy vị thơm ngon.
Thịt trộn xong được độn ống thặt chặt, phủ một lớp cơm nguội lên sau đó dùng lá chuối bịt chắc lại, treo lên hoặc đặt nơi thoáng mát, tùy điều kiện thời tiết mà thời gian ủ thịt sẽ dài hay ngắn. Sau quá trình lên men, thịt sẽ chín, có mùi chua và thơm ngon tự nhiên.
Video đang HOT
Chịn xồm thường được dùng trong bữa cơm có tiếp khách quý, cuốn với lá sung lá ổi, đinh lăng, rau thơm, chấm với nước mắm nguyên chất, chế biến thêm ớt cay chỉ thiên mới thấy hết hương vị độc đáo thật khó quên.
Theo Depplus
Thưởng thức bánh mướt xáo lòng đặc sản xứ Nghệ
Nhắc tới xứ Nghệ người ta thường nghĩ đến các món đặc sản cháo lươn, nhút hay thứ bánh có nguồn gốc Hà Tĩnh - cu đơ. Tuy nhiên, ít ai biết tới món bánh mướt - xáo lòng, một món ăn độc đáo, đậm đà hương vị mà ai từng một lần ăn sẽ nhớ mãi...
Công đoạn chế biến bánh mướt
Nguyên liệu: bột gạo tẻ xay, hành lá tươi, hành phi dầu
Bánh mướt thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng với bánh cuốn của miền Bắc, thế nhưng hương vị thì khác biệt. Bánh mướt được làm từ bột gạo tẻ ngâm với nước trong nhiều giờ liền, sau đó mới mang đi xay nhuyễn. Trước đây, bột bánh được xay bằng cối đá nhưng bây giờ, với công nghệ hiện đại, người ta đã chế ra chiếc máy xay bột bánh giúp giai đoạn chế biến đỡ vất vả hơn.
Cối đá xay bột bánh thủ công thường dùng trước đây
Bột sau khi xay xong muốn được dai ngon phải để lắng tiếp khoảng độ 2 tiếng nữa rồi mới mang đi tráng. Đầu tiên sẽ cho nước vào gần sấp đầy nồi tráng bánh, sau đó bọc một lớp vải mịn lên miệng nồi. Đưa nồi tráng lên bếp và đun sôi nước. Khi nước sôi, múc từng muỗng bột gạo mới xay trải mỏng đều lên lớp vải mịn. Ở giai đoạn này đòi hỏi người tráng phải thật đều tay và khéo léo nếu không bánh sẽ bị dày, nứt không chín hoặc bị nhão. Lửa đun nồi tráng phải đều và lớn nên người ta thường sử dụng bếp củi để làm.
Các công đoạn chế biến bánh mướt
Hơi nước từ trong nồi tráng bốc lên sẽ làm chín bánh, sau đó người làm sẽ kéo tấm bánh bằng một chiếc đũa bếp ra chiếc mâm đặt cạnh và cuộc tròn lại. Rải ít mỡ hành chưng trước đó cho bánh thêm bóng bẩy, thơm ngon. Và cuối cùng là xếp đều bánh vào chiếc rổ lớn có lót lá chuối xanh ở dưới.
Và rổ bánh thành quả
Thơm phức xáo lòng
Nguyên liệu làm món này cũng không quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị bộ lòng lợn (lòng non, tim, gan, cật, dồi trường, dạ dày) và tiết lợn. Thêm ít hành tăm (loại hành bé, thơm) hoặc hành khô có bán ở chợ, hành lá tươi.
Lòng lợn mua về bóp muối, chanh khử sạch mùi. Sau đó tất cả thái miếng nhỏ vừa ăn.
Món lòng nấu xáo
Phi thơm hành tăm/hành khô cùng dầu ăn. Sau đó cho lòng sống vào đảo săn khoảng 5 phút rồi nêm gia vị. Tùy khẩu vị ăn nhạt hay mặn mà bạn cho bột nêm/ bột canh vào lòng.
Sau khi lòng đã săn, chế thêm một bát lớn nước vào lòng nấu sôi. Lượng nước chế vào tùy vào số người dùng. Với khoảng 3-4 người, bạn có thể cho một bát tô nước.
Sau khi nước sôi, cho tiết vào đảo đều nhanh tay đến lúc tiết chuyển màu đỏ thẫm chín rồi nhắc nồi ra khỏi bếp. Thêm mì chính, hành lá vào để tăng hương vị cho món lòng xáo.
Bày rau thơm và bánh mướt, lòng xáo ra bàn. Bạn có thể cắt bánh thành từng miếng nhỏ cho vào bát lớn lòng xáo để thưởng thức. Hương vị dịu, thơm của bánh mướt hòa quyện cùng vị béo ngậy của món lòng xáo chắc chắn sẽ cho bạn cảm nhận khác biệt.
Thưởng thức món bánh mướt xáo lòng đậm đà tình xứ Nghệ
Thông thường, bạn có thể mua bánh mướt bán sẵn về và chỉ việc chế biến món xáo lòng để ăn cùng. Ở Nghệ An, người ta thường có thể ăn bánh mướt với xáo gà thay cho xáo lòng. Gà cũng được nấu xáo (cho nhiều nước) để chan đầy bánh mướt. Với hầu hết người con xứ Nghệ, món bánh mướt xáo lòng luôn là món ăn đậm chất quê hương mà ai đi xa đều khắc khoải nhớ về.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)
Đậm đà hương vị mắm đặc trưng 3 miền Mắm là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam từ xưa tới nay. Với hương vị dân dã đậm đà cùng với nhiều cách chế biến, món nước chấm này trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực Việt. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, măm co tang nên tư thuy san đê nguyên con...