Độc đáo món bánh tránh miệng cầu kỳ nhất thế giới
Kek Lapis Sarawak là một loại bánh truyền thống của Malaysia nổi tiếng về cả vẻ ngoài độc đáo như kính vạn hoa và quá trình làm bánh vô cùng cầu kỳ.
Lấy cảm hứng từ những chiếc bánh ngọt nhím (spit cake) châu Âu mà thực dân Hà Lan rất thích ăn khi xâm chiếm Malaysia thập niên 70, bánh Kek Lapis Sarawak (Bánh ngàn lớp Sarawak) đã ra đời ở bang Sarawak (ở phía Tây Bắc của biển Borneo) vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
Về cơ bản, nó là một phiên bản phức tạp hơn nhiều so với loại bánh Kek Lapis Betawi (bánh ngàn lớp Betawi) của người Indonesia, và được người dân bang Sarawakia nâng lên thành một nghệ thuật với độ phức tạp và màu sắc phong phú hơn nhiều từ các màu tự nhiên.
Mỗi lớp bánh là sự kết hợp của quế, bạch đậu khấu, đinh hương và hồi cùng với bơ, bột mì và trứng.
Bánh Kek Lapis Betawi của người Indonesia
Video đang HOT
Trong khi lớp ngoài cùng của bánh có màu rất đơn giản (nâu hoặc be) thì khi cắt miếng bánh, bạn sẽ như được đi vào thế giới của kính vạn hoa với vô vàn màu sắc được sắp xếp rất tinh tế. Nó cho thấy người làm ra những chiếc bánh này phải có một óc logic và một trí tưởng tượng rất phong phú cùng sự khéo léo và kiên nhẫn vô cùng.
Để tạo ra chiếc bánh Kek Lapis Sarawak (Bánh ngàn lớp Sarawak), người thợ sẽ phải mất từ 4-8 tiếng, phụ thuộc vào sự phức tạp của chiếc bánh và kỹ năng của người làm bánh.
Quá trình làm bánh bắt đầu với nhồi bột trong các chảo sâu. Mỗi lớp bánh sẽ được nhồi ở một chảo khác nhau do phải đổ màu. Trung bình mỗi lớp bánh sẽ mất khoảng 10 phút cho việc nhồi và nướng. Công đoạn này được xem là dễ nhất trong quá trình làm bánh. Khó nhất chính là kết hợp các lớp vỏ bánh xốp mềm này với nhau. Chất kết dính giữa các lớp vỏ bánh này chính là mứt hay sữa đặc có đường.
Một người làm bánh Kek Lapis Sarawak chuyên nghiệp cho biết để có được chiếc bánh hoàn hảo là cực khó vì chỉ cần một lỗi nhỏ là hỏng cả chiếc bánh dù bạn có mất bao nhiêu tiếng để làm ra nó.
Thợ bánh Sarawakian Jennifer Chen đã làm những chiếc bánh Kek Lapis Sarawak từ những năm 80, cho biết việc học làm bánh không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian. Thậm chí, ngay cả một người có thâm niên như Chen, người tự thiết kế các mẫu bánh trên giấy trước khi bắt tay vào thực hiện cũng gặp không ít lần thất bại. Nhưng nhờ kinh nghiệm và kỹ năng, cô lại có thể làm lại sản phẩm cho đến khi nó hoàn hảo.
“Bạn luôn phải suy nghĩ khi làm loại bánh này. Ví như nếu bạn muốn cho socola vào bánh thì cần phải đặt nó vào chính giữa, nếu không bánh sẽ bị vỡ. Đó thực sự là một thách thức. Chỉ cần 1 sai lầm nhỏ là cả chiếc bánh sẽ đi tong”.
Mỗi hộp bánh như thế này có giá tiền triệu.
Do độ phức tạp, tốn nhiều thời gian để làm và hoàn toàn làm bằng tay nên bánh Kek Lapis Sarawak được xem là một trong những chiếc bánh khó làm nhất ngay cả với các đầu bếp chuyên nghiệp. Nó cũng là món tráng miệng đắt nhất Malaysia, với giá lên tới 250 RM (khoảng 1,4 triệu VNĐ) cho mỗi chiếc bánh. Một trong những nguyên nhân khiến chiếc bánh đắt đỏ, ngoài công sức làm bánh thì chính là nguyên liệu bơ (tạo độ mịn cho bánh) đắt đỏ.
Bánh ngàn lớp Sarawak trước đây chỉ được làm vào những ngày lễ lớn như Hội mùa Gawai Dayak hay lễ kết thúc tháng ăn chay Hari Raya. Ngày nay, nó được bán quanh năm trong các dịp sinh nhật, đám cưới. Năm 2010, chính quyền bang Sarawak đã xem bánh ngàn lớp Sarawak là “di sản cần bảo vệ” và chỉ được làm trong bang này.
Gửi hàng xóm cái bánh để xin mật khẩu wifi, cô nàng nhận câu trả lời ngoài sức tưởng tượng
Một tờ giấy ghi nội dung kèm theo hai chiếc bánh, như thế này không rõ đã đủ thành ý chưa nhỉ?
Câu chuyện xin wifi nhà hàng xóm trong xóm trọ chẳng hiếm. Nhiều câu chuyện các dân mạng đăng tải lên kể về hành trình đi xin wifi của mình, ai đọc xong cũng được trận cười nghiêng ngả.
Mới đây, một cô gái đăng tải bài viết về chuyện xin wifi nhà hàng xóm. Biết hàng xóm là nam, cô đã gửi 2 chiếc bánh kèm theo lời nhắn nhủ đính kèm vào mảnh giấy: "Anh gì ơi, em ngại lắm khi phải xin mật khẩu wifi nhà anh nhưng nghiền phim quá nên em làm liều. Em cảm ơn và biết ơn lắm khi có những người hàng xóm tốt bụng như anh".
Cuối cùng, cô gái nhận về kết quả ngoài sức tưởng tượng rồi đấy. Cô nhận lại một mảnh giấy khác với nội dung rất đáng yêu:
"Pass: Từ 1 đến 10. Anh gửi lại hai cái bánh".
Cô gái gửi lời nhắn nhủ cho anh hàng xóm để xin mật khẩu.
Anh hàng xóm gửi lại nguyên cái bánh đây này.
Như vậy là anh hàng xóm tốt bụng không nhận bánh nhưng vẫn đồng ý cho cô gái mật khẩu wifi, hành động quá tuyệt vời và đáng yêu rồi còn gì.
Dân mạng cùng nhau tấm tắc về anh hàng xóm tốt bụng. Nhiều người cho rằng một khi đã phóng khoáng thì chỉ cần mở lời thôi, anh trai kia sẽ cho luôn mật khẩu, đâu cần gửi bánh trái lấy lòng đâu.
"Đúng thật anh này thể hiện được rằng mình rất thoải mái, sẵn sàng chia sẻ wifi mà không có gì tác động. Lúc đó anh ăn cái bánh thì nhỡ đâu lại mang tiếng vì cái bánh mới cho mật khẩu thì sao. Anh hành xử kín kẽ lắm nhé", một dân mạng bình luận.
Jenny Huỳnh nhìn lại một năm làm youtube vào sinh nhật tuổi 15: "Lạ, điên và quá là sến" "Năm tuổi 14 của mình đúng là năm đáng nhớ nhất" - Jenny chia sẻ. Jenny Huỳnh đang là YouTuber được "cưng" nhất trên MXH hiện nay. Cô bạn 15 tuổi nhận được yêu mến vì những vlog đơn giản nhưng vẫn rất thú vị xoay quanh cuộc sống của một nữ sinh học trường quốc tế, có nhà ở Mỹ. Jenny được...