Độc đáo mặt dây chuyền biến thành máy chiếu tí hon
Vào năm 2010, nghệ sĩ Luke Jerram đã tạo ra chiếc nhẫn cưới có thể trình chiếu hình ảnh khi được đặt trước một nguồn ánh sáng. Sau khi thấy ý tưởng đó, kỹ sư Cambirdge John Ding đã quyết định tạo ra một vật tương tự tặng cho người yêu của anh, Becky.
Ding phải mất hai năm để tạo ra mặt dây chuyền bằng bạc có khả năng trình chiếu ảnh. Sau khi hoàn thành, anh gọi tác phẩm của mình với cái tên “Mặt dây máy chiếu“.
Có hình dáng như một chiếc cốc bạc tí hon, mặt dây chuyền có thể chứa đựng một bức ảnh màu siêu nhỏ. Ống kính được thiết kế đặc biệt, cho phép nó trình chiếu hình ảnh lên mọi mặt phẳng, bằng cách chiếu một nguồn sáng nhỏ nhưng mạnh vào phía sau “chiếc cốc”.
Ding hoàn tất sản phẩm nguyên mẫu vào năm 2011, và đã tặng cho Becky nhân lễ kỷ niệm của họ trong năm đó. Sau đó, anh quyết định hoàn thiện thiết kế cho tác phẩm nghệ thuật này, và thương mại hóa chúng, giúp mọi người đều có thể mua được.
Anh phải mất thêm 6 tháng nữa để cho ra được bản nguyên mẫu thương mại với rất nhiều nỗ lực nhằm tìm ra cách làm ống kính trình chiếu vi ảnh một cách chuẩn xác nhất. Ống kính cần được làm cực kỳ cẩn thận, dù chỉ lệch 0.01 mm cũng sẽ gây ra vấn đề.
Mặt dây chuyền có hai kiểu dáng: truyền thống và sang trọng. Mặt dây truyền thống được đính 3 viên đá quý, trong khi mặt dây sang trọng có tới 40 viên.
Video đang HOT
Mỗi một “Mặt dây máy chiếu” bao gồm một đèn nhỏ, và một chiếc hộp trang sức để đựng mọi thứ bên trong.
Đây là hình ảnh của mặt dây truyền sau khi tách ra thành các phần cơ bản:
Hiện tại, Ding đang gây quỹ và nhận đặt hàng trước trên Kickstarter. Với số tiền từ 70 đên 99, bạn đã có thể đặt một trong những mặt dây chuyền đầu tiên. Chúng sẽ được chuyển đi và tháng 5, 2013.
Theo Genk
Optoma ZW210ST, máy chiếu tuổi thọ cao
Máy chiếu LED Optoma ZW210ST hoạt động êm ái, tỏa nhiệt thấp và có tuổi thọ lên đến 20.000 giờ sử dụng.
Optoma ZW210ST là một trong hai đại diện mới của dòng sản phẩm máy chiếu cự ly ngắn (short throw) được hãng trang bị công nghệ LED nhằm phục vụ nhu cầu giáo dục.
Điểm nổi bật của công nghệ LED là thiết kế không sử dụng bóng đèn halogen thông thường - mà thay vào đó là hệ thống chiếu sáng "lai" (hybrid) kết hợp sử dụng công nghệ LED và Laser. "Sự kết hợp" này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, nâng cao thời gian sử dụng thiết bị mà còn đảm bảo được độ sáng cũng như màu sắc cho khung hình trình chiếu.
Optoma ZW210ST được trang bị hệ thống chiếu sáng "lai" (hybrid) kết hợp sử dụng công nghệ LED và Laser.
Về cơ bản, Optoma ZW210ST vẫn được ứng dụng công nghệ trình chiếu DLP với duy nhất chip DLP WXGA DC3 DMD kích thước 0,65", hỗ trợ trình chiếu khung hình độ phân giải tiêu chuẩn 1.280 x 800 pixel.
Ngoài tài liệu hướng dẫn sử dụng, đi kèm còn có thêm các phụ kiện gồm cáp VGA, cáp nguồn và bộ điều khiển từ xa.
Bên cạnh đó, do thuộc dòng máy chiếu short throw, nên máy chỉ được trang bị cụm ống kính tiêu cự cố định 7,35mm, với vòng chỉnh nét tay tích hợp. Cũng theo thông tin từ hãng, Optoma ZW210ST hỗ trợ trình chiếu khung hình kích thước 44,6" từ cự ly 0,5m và tối đa khoảng 222" khi trình chiếu từ cự ly 2,5m. Dĩ nhiên, người dùng cũng có thể tùy chọn khoảng cách đặt máy để để có khung hình kích thước phù hợp cho môi trường sử dụng dựa vào thông số hệ số khoảng cách (0,52:1); hay sử dụng công cụ Distance Calculator trên website của hãng.
Optoma ZW210ST hỗ trợ các cổng giao tiếp gồm VGA (in/out), S-Video, Composite, HDMI, Ethernet, TRS (in/out), USB, khe cắm thẻ nhớ SD.
Optoma ZW210ST có độ sáng đạt 2.000 ANSI Lumen, độ tương phản 100.000:1. Ngoài khả năng trình chiếu khung hình tỷ lệ tiêu chuẩn 16:10, máy còn hỗ trợ các tỷ lệ khung hình khác như 16:9 hay 4:3. Tương tự các model máy chiếu DLP khác, Optoma ZW210ST cũng có khả năng trình chiếu một số nội dung 3D ở định dạng frame sequential tần số 120Hz hay field sequential, 60Hz. Tuy nhiên, người dùng phải mua thêm kính 3D DLP Link nếu muốn sử dụng chức năng này.
Không chỉ dừng lại ở khả năng trình chiếu từ các cổng giao tiếp phổ biến trên thị trường (VGA, HDMI, S-Video, Composite), trình chiếu từ USB/thẻ nhớ, Optoma ZW210ST còn hỗ trợ trình chiếu không dây qua kết nối Wi-Fi (sử dụng phụ kiện Mini WiFi dongle mua riêng) từ máy tính hay smartphone một cách dễ dàng. Đặc biệt, hãng còn phát triển riêng hẳn một ứng dụng hỗ trợ trình chiếu không dây tên gọi WiFi-Doc hỗ trợ cả hai nền tảng Android và iOS.
Thử trình chiếu với các thiết lập mặc định của máy (độ phân giải, tỷ lệ khung hình, chế độ trình chiếu) từ cự ly khoảng 60cm trong môi trường sử dụng các nguồn sáng từ đèn neon, kết quả là khung hình rộng khoảng 120cm thu được có độ sáng chỉ ở mức trung bình. Màu sắc hình ảnh trong môi trường thử nghiệm này cũng có phần bị tác động nhẹ bởi các nguồn sáng nên trông hơi thiếu chiều sâu. Thử chọn nhanh chế độ trình chiếu Bright, Optoma ZW210ST cho khung hình sáng hơn, độ tương phản khá hơn, nhưng màu trắng vẫn còn hơi thiếu tự nhiên. Chất lượng âm thanh từ hệ thống 2 loa tích hợp (công suất 5W mỗi loa) khá, âm lượng lớn và không bị vỡ tiếng khi mở hết công suất.
Sản phẩm có giá tham khảo khoảng 32 triệu đồng.
Theo VNE
Máy chiếu Dell 1610HD, không ngại nguồn sáng phụ Dell 1610HD cho chất lượng hình ảnh đẹp, đáp ứng nhiều nhu cầu trình chiếu khác nhau và thích hợp cả cho môi trường nhiều nguồn sáng phụ. Là một đại diện của dòng sản phẩm máy chiếu đa phương tiện có thể dễ dàng di chuyển (portable), nên Dell 1610HD cũng có thiết kế ngoại hình khá đơn giản và gọn nhẹ,...