Độc đáo lễ hội “Thu tế”
Nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang lừng danh của Huế, đầm An Truyền (còn có tên là đầm Chuồn) cách thành phố Huế 10km từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, thu hút các tay máy tới “săn” những khoảnh khắc độc đáo của thiên nhiên và con người. Ngoài vẻ đẹp khiến người ta phải sững lại vì sự ưu ái của thiên nhiên cho đầm đầy tôm cá, đến với An Truyền, ta còn được khám phá cả những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của vùng đất miền Trung.
Lễ hội Thu tế tại đình An Truyền
Làng An Truyền, cũng như nhiều vùng đất Trung bộ khác, có tín ngưỡng thờ tiên hiền, hậu hiền. Trong đình làng có thờ Tam vị khai căn, gọi là Hồ Quản Lãnh, Nguyễn Tổng Bảng, Đoàn Minh Tự; thờ thất tộc (họ Hồ, Nguyễn, Đoàn, Huỳnh, Trần, Lê, Võ) là những dòng họ lớn, sinh sống lâu đời ở làng. Tín ngưỡng thờ tiên hiền, hậu hiền này xuất hiện khi người dân di cư vào những vùng đất hoang vu khai hoang, lập ấp, từ đó nhớ ơn những người có công khai phá mà thờ. Tam vị khai căn của làng Chuồn còn được thờ ở miếu giữa đồng, cứ đến lễ Thu tế, dân làng lại làm lễ thỉnh các ngài từ miếu vào Tổ Đình, rồi đến ngày hôm sau lại rước các ngài về miếu.
Khác với văn hóa Bắc bộ coi đình làng là nơi quan trọng nhất trong đời sống tâm linh, là nơi thờ Thành hoàng làng – vị thần bảo trợ cho cộng đồng làng xã, người miền Trung coi trọng ngôi miếu thờ Thổ công hơn.
Video đang HOT
Đình làng An Truyền thờ Thượng thư bộ Lễ triều Nguyễn là Hồ Đắc Trung, ông được triều đình nhà Nguyễn phong là Đệ nhất gia. Là con dân của làng An Truyền, ông đã đem các nghi thức tế lễ đậm chất cung đình truyền dạy lại cho dân làng. Vì vậy, nếu muốn trải nghiệm một lễ hội đậm chất truyền thống, đừng bỏ lỡ lễ hội Thu tế của An Truyền. Từ trang phục, bước đi dâng rượu, dâng đèn, tới điệu hát Thài… người làng An Truyền vẫn giữ được nét nguyên bản cho đến ngày nay.
Nét văn hóa độc đáo của làng Chuồn không chỉ dừng lại ở đó. Nếu đã quen với văn hóa người Việt đồng bằng Bắc bộ, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đình làng An Truyền còn thờ một người phụ nữ. Tương truyền rằng bà họ Huỳnh, quê gốc ở Thanh Hóa, cùng 2 con di cư vào vùng đất đầm phá này cắm cọc, quây đầm, từ đó người dân làng Chuồn mới có đầm đánh tôm, bắt cá. Người dân ghi nhớ công lao nên thờ phụng, bà được phong là Trinh Nữ Đoan Túc Tôn Thần, thờ trong Tổ Đình.
Phan Diệu Hương
Theo ANTD
Hai "cẩu tặc" dùng súng điện và ớt bột chống cự
Trước đó, chiều 18/6, Công an huyện Bến Cát phối hợp Công an xã Phú An tuần tra phát hiện Quân, Duy chở nhau trên xe máy có một con chó kiểng nên nghi vấn, kiểm tra.
Cả hai không chấp hành mà rồ ga bỏ chạy, tổ tuần tra lập tức truy đuổi, đồng thời báo cho công an xã chốt chặn phía trước. Trên đường, Duy ngồi sau đã ném ớt bột rồi dùng súng bắn điện ngắm bắn lực lượng truy đuổi.
Khi đến nơi bị chốt chặn phía trước, hai "cẩu tặc" lao cả xe vào chốt khiến mọi người nhảy sang lề đường để tránh. Lúc này một công an xã Phú An đã lao xe máy của mình vào xe kẻ trộm để ngăn chặn rồi cùng ngã nhào ra đường.
Hai kẻ trộm vùng dậy, một nhảy xuống sông Thị Tính ngay bên chân cầu Ông Cộ, còn một chạy về hướng đầm lầy gần đó hòng thoát thân. Lúc này hàng chục người dân chạy đến cùng công an bao vây đầm lầy và đoạn sông Thị Tứ để tìm kiếm.
Khẩu súng bắn điện dùng bắn trộm chó.
Đến 5h30 cùng ngày, người dân phát hiện một đối tượng đang trốn trong lùm cây ven chân cầu nên bắt giữ. Một đồng bọn còn lại do không đường thoát đã ngoi lên đường, người dính đầy bùn đất và bị bắt giữ. Công an thu giữ một khẩu súng bắn điện, hai mũi tên nối dây điện cùng gói ớt bột mà chúng dùng chống trả khi bị truy đuổi.
Tại cơ quan công an, lúc đầu cả hai không chịu khai nhận, sau đó mới nhận đã ra tay trộm chó trên địa bàn huyện Bến Cát từ đầu tháng 6/2013 đến nay và trộm được 18 con chó.
Một người dân trực tiếp tham gia bắt hai "cẩu tặc" cho biết: "Nạn trộm chó lộng hành trên địa bàn khiến người dân địa phương phẫn nộ. Người dân và lực lượng tuần tra nhiều lần truy đuổi bọn chúng nhưng chúng đều thoát. Lúc đi trộm chó, chúng trang bị hai khẩu súng bắn điện xài điện từ bình ắcquy xe máy, khi bắn, kích điện lên tới 220 V. Không những thế, chúng còn mang ớt bột để ném trả người truy đuổi. Băng trộm chó có khoảng 6-8 người, đi 3-4 xe máy phân khối lớn, có phân công người cản địa, bảo vệ đồng bọn khi bị phát hiện".
Ngay thời điểm Quân và Duy bị tóm cổ, một số đồng bọn lảng vảng lại gần để tìm cách giải cứu nhưng thấy lực lượng công an đông nên chúng vội vàng thoát thân.
Hiện Công an huyện Bến Cát đang tiếp tục truy xét những đối tượng còn lại của băng trộm chó liều lĩnh này.
Theo NTD
"Cẩu tặc" đòi trả thù cả dân làng "Nhà tôi vừa bị bọn "cẩu tặc" bắt mất con cún mà cháu tôi yêu quý nhất, khiến cháu bỏ ăn cả mấy ngày nay. Đã vậy chúng còn cuỗm luôn cả đà gà và mấy con vịt. Ai cũng uất ức nhưng không dám làm gì chúng...". Quê tôi, bọn "cẩu tặc" lộng hành lắm. Chúng đi hai xe Honda và kèm...