Độc đáo lễ hội thần mặt trời Inti Raymi ở Peru
Tại Cusco, lễ hội mặt trời của người Inca tổ chức hằng năm vào tuần cuối của tháng 6 thu hút hàng nghìn khách du lịch tới đây.
Những phụ nữ trẻ đại diện cho Acllas – Trinh nữ của Mặt trời lướt qua là một trong số những cảnh tượng được dàn dựng tinh xảo
Với hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn mặc một loạt trang phục rực rỡ, cảnh tượng hùng vĩ diễn ra trước hàng nghìn khách du lịch và người dân địa phương tại Sacsayhuaman, pháo đài Inca phía trên Cusco
Đứng trên đỉnh Ushnu, người Inca Sapa chào mặt trời. Các nghi lễ phức tạp và một lễ tế tượng trưng được diễn ra để gọi mặt trời trở lại vào ngày đông chí – ngày ngắn nhất trong năm. Những gì diễn ra tiếp theo được coi là một giai đoạn đổi mới, bắt đầu năm mới của người Inca
Video đang HOT
Người Inca ở Sapa nâng một tách rượu chicha – loại đồ uống có cồn làm từ ngô và được dùng trong các nghi lễ, trước khi rót ra để dâng lên Inti – thần Mặt trời
Hình ảnh là nam diễn viên David Ancca đóng vai Sapa Inca tại lễ hội Inti Raymi, Cusco trong ba năm qua. Anh ấy cảm thấy tự hào khi nói được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là Quechua và luyện tập mỗi ngày để “người Inca được thể hiện một cách đầy đủ trong anh ấy”.
Trong hình là các diễn viên đóng vai thần dân Inca đang quỳ gối. Họ đại diện cho các tùy tùng và binh lính từ bốn khu vực của đế chế Inca được gọi là Tawantinsuyu. Đây là ngôn ngữ Quechua và có khoảng 4 triệu người Peru nói ngày nay
Một lễ kỷ niệm Thánh Thể của Công giáo gọi là Corpus Christi được tổ chức vài ngày trước Inti Raymi. Vào những năm 1570, những kẻ xâm lược Tây Ban Nha đã cấm lễ hội này và thay thế bằng lễ hội Corpus Christi. Năm 1944 Peru hồi sinh Inti Raymi và năm nay kỷ niệm 75 năm thành lập
Biểu tượng của Inti là mặt trời, đang được đặt trên bàn chờ đốt tại Filigranas Peruanas. Nó được mặc bởi diễn viên đóng vai Sapa Inca
Một cặp đôi đang diễu hành trong đám rước Corpus Christi trong Inti Raymi. Người đàn ông mang lễ vật gồm bánh và trái cây. Lễ kỷ niệm bao gồm 15 vị thánh và các trinh nữ thánh thiện, mỗi người đại diện cho một giáo xứ ở Cusco. Tất cả được rước vào thánh đường chính vào cuối ngày
Hai cậu bé đang giúp chuẩn bị những chiếc mũ lông vũ trước lễ hội mặt trời trong xưởng Filigranas Peruanas ở Cusco
Thánh địa Machu Picchu mở cửa trở lại cho khách tham quan
Thành cổ Machu Picchu của người Inca - viên ngọc quý trong số các danh thắng ở Peru - đã được mở cửa trở lại vào ngày 1/11 sau gần 8 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thánh địa Machu Picchu tại Peru. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù vậy, vì lý do an toàn, chỉ có 675 du khách được vào thăm di tích này mỗi ngày - khoảng 30% công suất hoạt động trước khi dịch bệnh bùng phát. Du khách cũng được yêu cầu đảm bảo giãn cách xã hội khi tới thánh địa Machu Picchu.
Quyết định mở cửa trở lại thành cổ Machu Picchu được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Peru đang có chiều hướng giảm. Việc đóng cửa khu di tích này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng chục nghìn người đang sống phụ thuộc vào dịch vụ du lịch tại Peru, đặc biệt là người dân thuộc khu vực miền núi Cusco - nơi có thành đá cổ Machu Picchu.
Một lượng lớn các khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã phá sản sau khi Chính phủ Peru ban bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt kéo dài 100 ngày, kết thúc vào tháng 7 vừa qua.
Trước đại dịch, tại thị trấn Ollantaytambo gần Machu Picchu có tới 80 khách sạn lớn nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Joaquin Randall - người đứng đầu hiệp hội nhà hàng và khách sạn tại địa phương này - có tới 50% trong số đó đã phá sản. Ông cho biết: "Các khách sạn chính thống có nộp thuế kinh doanh, có thể nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ". Mặc dù vậy, tại khu vực này vẫn còn rất nhiều khách sạn bình dân, chủ yếu phục vụ khách du lịch ba lô.
Machu Picchu là di sản cổ xưa nhất của đế chế Inca - từng cai trị một vùng rộng lớn phía Tây Nam Mỹ cách đây 100 năm, trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Tàn tích khu định cư của người Inca đã được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham phát hiện vào năm 1911. Machu Picchu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới trong năm 2007. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, "Thành phố đã mất của người Inca" đón khoảng 3.000 - 5.000 lượt khách tham quan mỗi ngày.
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia. Ảnh: AFP. Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo...