Độc đáo lễ hội sông Siem Reap ở Campuchia
Campuchia tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn với những dòng sông và thu hút du khách quốc tế.
Campuchia là đất nước có nhiều con sông. Hệ thống sông ngòi của nước này nổi bật với sông Mekong và Tonlé Sap đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, du lịch, giao thông và giao thương. Năm 2024, lễ hội sông lần thứ 8 được tổ chức tại Siem Reap, mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa độc đáo và đầy ấn tượng.
Một đoạn sông Siem Reap được trang hoàng chào đón lễ hội. Ảnh: Khmer Times.
Lễ hội Sông Siem Reap tổ chức tại công viên ven sông gần đền Preah Ang Chek Preah Ang Cham, quy tụ nhiều hoạt động đặc sắc như biểu diễn nghệ thuật với các tiết mục múa truyền thống, âm nhạc dân gian đặc sắc của Campuchia; hội chợ triển lãm là nơi du khách có cơ hội khám phá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực đặc trưng của các tỉnh thành Campuchia; lễ hội thả hoa đăng tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.
Ông Top Sopheak, người phát ngôn Bộ Du lịch Campuchia, cho biết lễ hội năm nay đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ sông nước được tổ chức nhằm khuyến khích người dân chung tay giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này.
Thủ tướng Hun Manet cắt băng khai mạc lễ hội. Ảnh: Roma Lim.
Video đang HOT
Lễ hội này không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần, mà còn là dịp để người dân Campuchia thể hiện lòng biết ơn đối với dòng sông và Biển Hồ Tonle Sap – nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhưng có giới hạn và dễ bị tổn thương. Lễ hội cũng góp phần thúc đẩy du lịch địa phương, quảng bá hình ảnh Siem Reap đến với bạn bè quốc tế.
Cơ quan du lịch của Campuchia cho biết có 161.272 khách du lịch đã đến thăm Siem Reap trong ngày đầu tiên của lễ hội. Sở Du lịch tỉnh Siem Reap cho biết thêm có 150.000 khách du lịch nội địa, trong đó có 65.000 người ở Siem Reap và 11.272 khách du lịch nước ngoài.
Lễ hội sông lần thứ 8 được tổ chức tại Siem Reap. Ảnh: Khmer Times.
Đến Siem Reap, du khách còn có thể ghé thăm các di tích như Angkor Wat, Angkor Thom, Ta Prohm, đền Bayon, đến mua đồ ở những khu chợ cũ, chợ bán trái cây, tham quan sở thú và nhiều chỗ du lịch dã ngoại gần gũi với thiên nhiên.
Bắt đầu từ năm 2015, Lễ hội Sông được tổ chức thường niên nhằm mục đích thúc đẩy người dân tham gia phong trào phát triển tài nguyên sông bền vững, tham gia chiến dịch đa dạng hóa du lịch bằng cách tạo ra các sự kiện du lịch mới ở các tỉnh ven sông.
Du lịch là một trong bốn trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia. Các báo cáo chính thức cho thấy vương quốc này đã thu hút khoảng 5,43 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2023, tăng 139% so với 2,27 triệu vào năm 2022.
Lễ hội thác Pongour - Nét truyền thống độc đáo
Lễ hội thác Pongour là lễ hội thác nước duy nhất tại Việt Nam được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) tại danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ thác Pongour, thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong ngày lễ hội
Thác Pongour nằm trên dòng chảy của sông Đa Nhim, còn có tên gọi khác là thác Thiên Thai hay thác Bảy Tầng, được bao quanh bởi rừng nguyên sinh rộng lớn với diện tích lên tới 2,5 ha, cùng thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Thác Pongour có độ cao khoảng 40 m, rộng hơn 100 m, chảy thoai thoải qua 7 bậc đá tự nhiên. Mỗi bậc đá lại có hình dáng phẳng, nhô ra như bậc thang. Nước từ trên đầu nguồn thác chảy xuống qua các bậc, tung bọt trắng xóa, bồng bềnh như mái tóc của người con gái. Khu vực hạ lưu thác là một cái hồ rộng mênh mông được đá bao quanh, nước trong xanh, mát lạnh, vô cùng xinh đẹp.
Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác đẹp mơ màng thu hút rất đông khách vào ngày lễ hội
Nguồn gốc tên gọi thác Pongour là do vùng đất này có khoáng sản cao lanh (kaolin - một loại đất sét trắng), tiếng K'Ho là Pon-gou. Từ thời Pháp, thác Pongour được bình chọn là "Ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương", và được Vua Bảo Đại khen ngợi là "Nam thiên đệ nhất thác". Năm 2000, thác Pongour được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia... Vào mùa mưa, Pongour là dòng thác hùng vĩ bậc nhất không chỉ ở Lâm Đồng mà là cả Tây Nguyên. Nhưng, từ khi dòng chảy thác Pongour được ngăn đập làm thủy điện Đại Ninh thì nước không còn mạnh như trước. Dù vậy, thác vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, nên thơ của núi rừng.
Thiếu nữ bên dòng thác
Thác Pongour gắn liền với truyền thuyết về nàng Kanai xinh đẹp, với mái tóc dài mượt như suối, là nữ tù trưởng cai quản vùng đất này. Nàng có biệt tài thuần phục thú dữ và sai khiến chúng phục vụ cho dân làng. Trong số những con thú dữ đó, có bốn con tê giác khổng lồ, luôn đi theo nghe lệnh nàng dời núi, ngăn suối, khai phát nương rẫy, và sẵn sàng chống lại những kẻ xâm lấn buôn làng. Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng dân tộc K'Ho lúc nào cũng được bình yên, sung túc...
Cấu tạo địa chất tạo nên sự độc đáo và hùng vĩ của thác Pongour
Vào đúng ngày rằm tháng Giêng năm ấy, nữ tù trưởng qua đời. Bốn con tê giác không màng ăn uống, cứ túc trực bên nàng cả ngày lẫn đêm cho đến chết. Một thời gian sau, suối tóc của Kanai đã hóa thành làn nước trong xanh, còn những phiến đá xanh rêu xếp thành tầng chính là hóa thạch của sừng tê giác tạo nên một ngọn thác đẹp tuyệt vời, gọi là thác Thiên Thai. Cũng từ truyền thuyết này mà người K'Ho lý giải tên Pongour còn có nghĩa là "bốn chiếc sừng tê giác".
Để tưởng nhớ về nàng Kanai, hằng năm, vào dịp rằm tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội tại thác Pongour với các trò chơi dân gian và hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ hội này cũng là dịp cho các đôi trai gái K'Ho bày tỏ tình cảm của mình với mong muốn, dưới sự chứng kiến của nàng Kanai và ngọn thác Pongour hùng vĩ, tình yêu của họ sẽ là mãi mãi..., tạo nên một phần quan trọng trong lễ hội thác Pongour là "lễ cầu duyên".
Tại Lễ cầu duyên, các đôi trai gái yêu nhau sẽ trải qua những nghi thức rất lãng mạn là xin nước "thiên duyên" dưới chân thác Pongour, trao bình nước "thiên duyên" cho nhau, cùng nhau hát lời nguyện từ cây tình yêu, thắp sáng hoa đăng trong đêm tình yêu bên dòng thác huyền thoại...
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Lễ hội thác Pongour ngày càng trở nên nổi tiếng và hằng năm, thác Pongour đều thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Trong Lễ hội thác Pongour, đan xen với những vũ điệu cồng chiêng, các đôi trai gái cũng rủ nhau tham dự các trò chơi dân gian, như kéo co, đẩy gậy, ném còn, múa sạp...; thưởng thức ẩm thực của các dân tộc huyện Đức Trọng, Lâm Hà...
Yên Bái: Lễ hội quế Văn Yên sẽ diễn ra vào ngày 14/10 Vào ngày 14/10/2022 tại Văn Yên (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội quế - Một lễ hội đặc sắc mà không nơi nào có được bởi những màn trình diễn độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là dân tộc Dao trắng, Dao đỏ, Dao tuyển hòa trong những nét văn hóa của người Tày, người Mông, người...