Độc đáo lễ hội đua mảng ở Hà Giang
Lễ hội đua mảng độc đáo là một trong những hoạt động hấp dẫn tháng 11 tại huyện Bắc Mê ( Hà Giang), với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách đến đón xem.
Những năm gần đây, đến tháng 11, đồng bào các dân tộc ở huyện Bắc Mê, Hà Giang, lại hào hứng chuẩn bị mùa lễ hội đua mảng lớn nhất của vùng núi phía Bắc.
Năm nay là lần thứ 3 lễ hội được tổ chức với sự tham gia của 19 đội thi đến từ các xã, huyện ở vùng lân cận và tỉnh thành xung quanh như Cao Bằng, Tuyên Quang… Rất nhiều người dân đã có mặt tại sự kiện, tạo nên không khí vui tươi, sôi động cho lễ hội.
Bè mảng đua của các đội thi được làm từ những cây tre to, tròn, sau đó kết lại thành mặt phẳng hình chữ nhật, không gắn động cơ và di chuyển bằng cách chèo tay thủ công.
Ngay khi tiếng còi báo hiệu vang lên, các đội đua bắt đầu xuất phát trong tiếng hò reo và trống đánh cổ vũ của người dân địa phương.
Lễ hội thú vị này được tổ chức nhằm tái hiện lại không gian lao động trên vùng sông nước của người dân Bắc Mê. Dưới thời tiết se lạnh những ngày cuối thu, các thành viên của các đội thi vẫn thể hiện rõ sự ganh đua gay cấn giữa các bè.
Video đang HOT
Mỗi người trong đội đua đều miệt mài vững tay chèo để tăng tốc. Giọng hô đều của đội trưởng như nguồn khích lệ tinh thần cho đồng đội gắng sức giành giải cao trong cuộc đua.
Mặc dù đều thấm mệt qua chặng đua dài với nhiều vòng thi đấu quyết liệt, mọi người đều giữ vững tinh thần, cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lái tay chèo để nhanh chóng về đích.
Là thành viên của đội giành giải nhất, anh Khấu Văn Thành (xã Đường Hồng) nói rằng đây là năm thứ 3 anh tham gia cuộc thi. Đội của anh đã từng được giải khuyến khích và giải nhì, lần này được giải cao nhất. Để có kết quả này, anh và 5 đồng đội đã phải tập luyện tích cực trước giải đua.
Bên cạnh lễ hội đua mảng, chuỗi sự kiện không gian văn hóa các dân tộc Tày, Mường, Dao, cũng đã diễn ra nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về cuộc sống của những con người miền núi Tây Bắc.
Theo zing.vn
Độc đáo sắc màu chợ phiên Hoàng Su Phì
Chợ phiên Hoàng Su Phì, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần. Chợ họp dọc theo dãy phố chính, dài chừng vài cây số ở thị trấn Vinh Quang
Hoàng Su Phì (Hà Giang) nằm ngay dưới đỉnh núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ không chỉ nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam, nơi đây còn nổi tiếng với phiên chợ độc đáo được họp vào chủ nhật hàng tuần. (Ảnh: Internet)
Sáng chủ nhật hàng tuần, dòng người từ khắp các xã đổ về chợ phiên Hoàng Su Phì. Đến 8h sáng, tuyến phố chính của trung tâm huyện gần như đã chật cứng người.
Để có được vị trí ngồi bán hàng đắc địa, nhiều người đã phải đi từ nhà từ 3h sáng. Tham gia phiên chợ chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông.
Nhiều "gian hàng" tại phiên chợ này đôi khi chỉ bày bán vài củ hành, dăm ba mớ rau hoặc một vài loại quả...
Đa số họ đến đây để mua bán, trao đổi sản vật tự nuôi trồng và mua sắm các vật dụng thiết yếu.
Nhiều đứa trẻ cũng theo mẹ tham gia chợ phiên từ sáng sớm.
Những em bé được mẹ địu trên lưng là hình ảnh quen thuộc tại phiên chợ này.
Nơi bán những vật dụng thủ công mang màu sắc truyền thống của mỗi dân tộc cũng khá tấp nập
Đặc biệt, nổi bật trong phiên chợ là những gian hàng tràn ngập màu sắc hoa văn thổ cẩm
Chợ không ồn ào. Người bán kẻ mua rất thư thả, như thể họ đến chợ chỉ để nhìn, ngắm, giao lưu để rồi lại trở về với bản làng của mình nơi lưng chừng núi.
Cũng như chợ phiên ở dưới xuôi, chợ phiên Hoàng Su Phì cũng
có những gánh hàng hương thơm để phục vụ cho việc tín ngưỡng của đồng bào vùng cao
Một nét văn hóa nguyên sơ của phiên chợ vùng cao vẫn được lưu giữ, đó là đồng bào các dân tộc đến chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa, gặp nhau... nói vài ba câu chuyện... mà còn là nơi gặp gỡ, giao duyên của các chàng trai, cô gái vùng cao.
Theo kiemsoat.vn
Xiêu lòng mùa tam giác mạch về trên mảnh đất Hà Giang Tháng 11 là thời điểm tam giác mạch nở rộ khắp các ngọn đồi, triền núi miền địa đầu Tổ quốc. Những ngày này, Hà Giang chìm trong sắc hoa, sẵn sàng chào đón du khách đến thăm. Cách Hà Nội khoảng 300 km về phía bắc, qua những dãy núi cao trập trùng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc hiện lên rực...