Độc đáo kiến trúc tương lai
Ngoài những chuyến thám hiểm, các nước phát triển bắt đầu có ý định xây dựng những nơi ở lâu dài tại các vùng đất đó.
Để giải quyết bài toán dân số, môi trường lẫn sở thích phiêu lưu, họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền và công sức để có thể chiếm lĩnh không gian và cả…dưới biển sâu.
Thành phố dưới biển, vòng xoáy đại dương
Dự án đảo tự dưỡng
Từ lâu, Tập đoàn Shimizu của Nhật Bản đã đặt ra ý tưởng xây dựng một số công trình kiến trúc của thế giới trong tương lai, gọi là Giấc mơ Shimizu. Tuy chỉ là các dự án, song chúng hứa hẹn một khả năng không xa nhân loại có thể ở trên những nơi mình mơ ước, từ vùng nước biển sâu tới lơ lửng trên trời.
Một trong các dự án nổi bật là mạng lưới những công trình ngầm dưới đất, giống như một thành phố với các khách sạn, trung tâm mua sắm, văn phòng, cửa hàng và những con đường dưới lòng đất, giúp tránh tiếng ồn, khói bụi và sự tắc nghẽn.
Hòn đảo môi trường hay đảo nổi xanh cũng là một dự án khác và về đảo nhân tạo nằm trên biển, với phần đáy chìm xuống dưới nước còn phần ngọn thì nhô lên cao như một cây thủy sinh.
Nó thật ra là một tòa nhà khổng lồ, sức chứa 10 nghìn người bên trong và ở mặt nước cũng như trên mái thêm 40 nghìn người nữa sinh hoạt, vui chơi. Các đảo còn có thể nối với nhau như các mô đun và hoạt động tự dưỡng, nhờ tự cung cấp năng lượng, tiết kiệm và thân thiện môi trường.
Dự án cấp nước cho sa mạc bằng các con kênh, nuôi dưỡng các hồ nhân tạo trong vùng khô hạn và sau đó xây dựng các hòn đảo trên hồ, làm giảm nhiệt độ nóng nực và tạo nơi ở thuận lợi là một công trình thú vị không kém, rất có tiền năng trong tương lai.
Do hiện nay, sa mạc chiếm tới một phần ba bề mặt hành tinh, nên cần phải có một giải pháp chế ngự nó, giúp người dân sở tại sống dễ dàng hơn. Các con kênh cũng được dùng để đi lại, vận chuyển và định vị trên sa mạc, đưa ta tiến sâu vào những nơi ít hoặc chưa từng có người lui đến.
Video đang HOT
Vòng xoáy đại dương là một thành phố tưởng tượng dưới biển, gồm hàng trăm ngôi nhà mở đầu với một quả cầu đường kính 500 mét, 75 tầng, chứa 5.000 người và càng lui xuống vực sâu càng xoáy trôn ốc, với một vòng xoáy dài bốn kilômét, nối kết mọi thứ từ mặt biển đến đáy biển. Mặc dù dưới biển song vẫn có vườn tược và ai nấy đều có thể ngắm cảnh biển qua vách kính.
Khách sạn không gian
Thành phố không gian
Con người đã tới mặt trăng, nhưng chưa thật sự ở trên đó và trong nay mai rất có thể nhân loại sẽ có những thành phố trên “Chị Hằng”. Hoặc ít ra là các căn cứ được xây từ những mô đun hình lục giác, chạy về tứ phương, nằm ngang nằm dọc bành trướng. Nhằm giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ trái đất lên đây, các mô đun sẽ được xây chủ yếu từ đá và cát của mặt trăng, và do các robot điểu khiển từ xa đảm trách.
Khách sạn không gian nằm ở ngoài quỹ đạo Trái đất, có cấu tạo như một trạm vũ trụ hình tròn và từ dưới lên trên nối kết bởi một cầu thang máy dài 240 m cũng là một điều sẽ được thực hiện tươn lai.
Nó sẽ có một khu vui chơi, một khu đưa đón khách và một khu nhà nghỉ với khoảng 40 phòng cho nhân viên và 64 phòng VIP. Các phòng ngủ được sắp xếp theo vòng tròn và có lực hấp dẫn là 0,7. Qua đó, mọi người dễ dàng quan sát Trái đất và các hành tinh khác trong khi ăn uống, vui chơi. Điện năng của khách sạn được cung cấp nhờ năng lượng Mặt trời.
Ngoài ra, còn có khá nhiều nhà kiến trúc tài giỏi khác đang vẽ hoặc dần thực hiện được nhiều điều viễn tưởng dành cho kiến trúc tương lai, đặc biệt là kiến trúc trên các khoảng không. Với điều kiện chỉ cần có mơ ước và khoa học công nghệ thì những gì viễn tưởng một ngày nào đó sẽ trở thành sự thực.
Mạng lưới nhà trọc trời ngoài không gian
Nhiều ý tưởng… không tưởng
Làng sinh thái nhà chọc trời dưới đại dương Aequorea của kiến trúc sư Vincent Callebaut, dưới dạng những con sứa khổng lồ, mũ rộng 500 mét, thân dài 250 tầng và đâm sâu xuống 1.000 m. Bề mặt công trình với những vườn cây nhô trên mặt biển vẫn lấy ánh nắng và nước ngọt từ mưa, song bên dưới nước được lọc từ nước biển và một phần ánh sáng từ hiện tượng phát quang sinh học.
Để giúp đi lại tiện lợi, nhất là trong việc nghiên cứu, không để lại dấu vết, trạm quan trắc di động Bắc Cực Arctic Seed của kiến trúc sư David James Morgan là một ngôi nhà đặc biệt. Nó được gắn với một khinh khí cầu Roziere đại, đốt lửa hoặc không cần nhiệt, chỉ lợi dụng gió thổi, cho phép bay khắp Bắc Cực và đậu trên những tảng băng.
Trong các công trình tiến xa hơn ra ngoài bầu trời, đáng kể là những cao ốc bay Light Park của Ting Xu và Yiming Chen, tháp Alemma của Clouds Architecture Office, mạng lưới nhà chọc trời ngoài không gian Stratosphere Network của Mingxuan và Yuchen Xiang, thành phố Platinum khai thác platinum ngoài vũ trụ của Sean Thomas Allen, biệt thự mặt trăng Lunar Villa, một ngôi nhà trong suốt trên Chị Hằng của Royal Haskoning Architecten…
Nhà tránh nạn
Làng sinh thái
Làng sinh thái Aequorea
Chu Mạnh Cường
Daily Mail, Arch Daily và Cercle Magazine
Theo giaoducthoidai.vn
Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn
Nghiên cứu về loài chim hải âu cổ rụt có mỏ lớn, nhóm khoa học Mỹ - Canada cho rằng mỏ chim tiến hóa theo hướng to lên để giúp chim tỏa nhiệt cơ thể trong các chuyến bay kiếm mồi.
Chim hải âu cổ rụt với chiếc mỏ lớn - Ảnh: Wikipedia Commons
Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học McGill, Canada và Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những cái mỏ khổng lồ ở chim hải âu cổ rụt giúp chúng thải nhiệt dư thừa do cơ thể tạo ra trong chuyến bay.
Loài chim biển Fratercula cirrhata là hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.
Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.
Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.
Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5C (từ 25C xuống 20C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.
Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể. Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.
Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.
Đây cũng là một ví dụ về sự cân bằng, khi cấu trúc bên ngoài được củng cố để thực hiện một chức năng mới. Theo cách tương tự, đôi tai của loài thỏ sống trên sa mạc đã trở nên lớn hơn để giúp chúng hạ nhiệt.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Tìm ra loài cá sống ở độ sâu lớn nhất dưới đáy đại dương Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cá sống ở độ sâu lên đến 8 km tại rãnh Mariana - sâu nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hawaii (Mỹ), Đại học Newcastle (Anh) và Đại học Washington (Mỹ) đã phát hiện ra một loài cá sống ở độ sâu khoảng 8 km so với mặt biển sau...