Độc đáo kiến trúc ngôi chùa cổ ở làng khoa bảng Vĩnh Phúc
Tồn tại hàng trăm năm ở một làng khoa bảng, chùa Vĩnh Phúc tại xã Sơn Đông (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Chùa Vĩnh Phúc hay còn được gọi là chùa Am được Viện Viễn Đông Bác cổ kiểm kê năm 1939 cùng với những hiện vật quý như chuông, khánh, bia, cây hương đá… Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Tam quan chùa hướng về cổng đông làng Quan Tử. Trước tam quan là khoảng sân lát gạch vuông. Tam quan xây kiểu chữ “Môn” gồm 3 gian 2 dĩ, từ sân lên nền tam quan xây bậc tam cấp.
Chùa Am được xây dựng vào năm Bính Tý, niên hiệu Chính Hòa (năm 1696), thời vua Lê Hy Tông và được ghi rõ trên cây hương đá dựng giữa sân chùa.
Chùa Am mang nét đẹp cổ kính.
Chùa Am có kiến trúc độc đáo.
Video đang HOT
Ngăn cách giữa các công trình là sân Thiên tỉnh như những cánh cửa lớn mở vào khoảng không để ánh sáng thiên nhiên chiếu rọi vào, khiến không gian chùa sáng và thoáng đãng hơn.
Tiề.n đường có kiến trúc 5 gian, 2 dĩ kiểu hai tầng mái tạo cảm giác thông thoáng và cao ráo cho mái chùa.
Không gian mang đậm nét văn hóa Việt.
Phía sau tiề.n đường là cung thờ Ngọc Hoàng và các vị La Hán.
Qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm.
Chùa Am được nhân dân địa phương gìn giữ rất cẩn thận.
Giếng cổ cạnh tam quan chùa Am.
Cận cảnh thành cổ hơn 200 năm ở thành phố Vinh
Từng là trấn lỵ của Nghệ An, di tích thành cổ Vinh ngày nay trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, mang nét cổ kính, trầm mặc.
Thành cổ Vinh được xây dựng vào năm 1804, xưa thuộc địa phận tổng Yên Trường, huyện Chân Lộc. Nay thuộc địa bàn 3 phường Quang Trung, Cửa Nam và Đội Cung của TP Vinh (Nghệ An).
Thành Vinh có cấu tạo hình lục giác, với diện tích khoảng 420.000m2; chu vi 2.520m; bao gồm vòng thành trong và vòng thành ngoài.
Để xây dựng tòa thành này, vua Gia Long đã huy động 5.000 binh lính của 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn.
Đến thời vua Tự Đức, thành Vinh được nâng cấp với thêm với 8.599 phiến đá sò và đá ong, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, tổng kinh phí là 3.688 quan tiề.n. Đây là một số tiề.n khổng lồ thời điểm bấy giờ.
Thành có 3 cửa ra vào gồm cửa Tiề.n, cửa Tả, cửa Hữu. Cửa Tiề.n là cửa chính hướng về phía Nam với ý thức hướng về kinh đô Huế, là cửa để nhà vua ngự giá và được nghênh tiếp long trọng tại đây.
Bên trong thành là hành cung và các dinh Thống đốc, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Đốc học; trại lính và nhà ngục. Thành bố trí 65 khẩu thần công đặt ở các vọng gác và hành cung.
Câu đối: "Hồng sơn Lam giang như kỳ tả hữu" và "Hoàng đồng bạch tẩu di nhiên vãng lai" được khắc trên cổng cửa Tiề.n.
Trải qua thăng trầm lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh khiến tòa thành này không còn được nguyên vẹn. Hiện di tích chỉ còn 3 cổng thành vẫn còn giữ được những kết cấu cơ bản.
Dạo bước trên con đường vào thành nội, du khách được chạm tay vào những lớp rêu phong cổ kính, được đứng dưới cánh cổng thành uy nghi, trầm mặc.
Năm 1998, Thành cổ Vinh được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Thành cổ Vinh được tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư để xứng tầm với vị thế lịch sử và trở thành điểm nhấn của thành phố trong việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Khám phá Thành cổ Vinh trên đường Đào Tấn, du khách còn có thể kết hợp tham quan Bảo tàng Nghệ An và Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh để hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nghệ An.
Vãn cảnh đầu năm tại ba ngôi chùa nằm trong 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' Đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách có thể vãn cảnh, chiêm bái ba ngôi chùa được bình chọn vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" trong hạng mục "Top 7 công trình kiến trúc độc đáo". Chùa Chén Kiểu, tỉnh Sóc Trăng - Top 7 công trình kiến trúc độc đáo năm 2022 Ảnh: Henry Dương Chùa Chén Kiểu (hay còn...