Độc đáo khu rừng Cấm giữa làng “cất giấu” hàng trăm cây gỗ quý
Rừng Cấm được người dân làng Đại Bình (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) đặc biệt giữ gìn và xem như báu vật của làng suốt nhiều thế kỷ.
Báu vật giữa làng
Lưng tựa dãy núi Trường Sơn, mặt hướng ra thượng nguồn sông mẹ Thu Bồn, làng Đại Bình được thiên nhiên ưu đãi, đất đai trù phú, thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trồng được cả những loại trái cây xuất xứ Nam Bộ. Đặc biệt, giữa làng Đại Bình còn tồn tại một khu rừng Cấm, được người dân bảo vệ nghiêm ngặt.
Rừng Cấm là báu vật của làng Đại Bình (Ảnh: Quốc Tuấn).
Dân làng Đại Bình không ai gọi rừng Cấm, mà chỉ đơn thuần là Cấm. Họ đi Cấm, vào Cấm để kiếm củi, kiếm thuốc. Ở Cấm, có hàng chục cây cổ thụ thân to hơn hai vòng tay người ôm. Rừng Cấm nằm gần như ngay trung tâm làng Đại Bình với diện tích 11,5ha.
Ông Trần Kim Hùng, nguyên trưởng thôn Đại Bình, cho hay khu rừng Cấm này đã có từ lâu đời.
Rừng rộng 11,5ha với hệ thống thực vật phong phú, rừng như “van điều hòa” sinh thái quý giá của làng (Ảnh: Ngô Linh).
Mỗi khi lũ về, nước sông Thu Bồn cuồn cuộn dâng cao như muốn nhấn chìm cả làng. Lúc đó, rừng Cấm chính là nơi người dân chạy lụt. Đối với dân làng Đại Bình, Cấm được xem như báu vật, được giữ gìn và trao truyền qua nhiều thế hệ.
Từ trên cao nhìn xuống, rừng Cấm như tấm bình phong che chắn cho cả làng trước cuồng phong, bão lũ. Hệ thống cây rừng lớn nhỏ đan xen, dây leo tầng tầng lớp lớp như chiếc “máy điều hòa” khổng lồ tạo nên khí hậu mát mẻ cho cả ngôi làng.
Hơn ai hết, người dân Đại Bình hiểu rõ ngoài mạch nước ngầm sông Thu Bồn cung cấp độ ẩm cho đất, rừng Cấm chính là “van điều hòa” sinh thái quý giá của làng.
Video đang HOT
Ngoài huỳnh đàn, rừng Cấm còn có giáng hương, mít nài, mù u, cây trai và nhiều loại dược liệu quý khác (Ảnh: Ngô Linh).
“Không quy định, không chế tài, không người canh giữ, thế nhưng rừng Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng”, ông Hùng chia sẻ.
Những người già trong làng luôn tự hào rằng, người làng Đại Bình sống lâu bởi được hít thở dưỡng khí từ cánh rừng nguyên sinh này. Rừng có những cây thuốc quý và cây ăn quả, nên cứ mặc nhiên là nơi người dân chốn này tựa vào đó những lúc khó khăn, ngặt nghèo.
Ở rừng Cấm có một giống mít mà hình như bất cứ người nào từ làng này đều “lớn lên trong mùi thơm của nó” – đó là mít nài (Ảnh: Ngô Linh).
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, trưởng thôn Đại Bình, cho biết thực ra đến năm 2017, làng mới có một bản hương ước bằng giấy trắng mực đen bổ sung cho quy ước năm 1988. Trong đó, Điều 16 quy định về bảo vệ và phát triển rừng Cấm.
“Có lẽ do hiểu được tác dụng quý giá của rừng Cấm nên mỗi người dân đều tự ý thức giữ gìn, không xâm phạm”, trưởng thôn Đại Bình nói.
Tài nguyên rừng phong phú
Theo nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của Trường Đại học Đà Lạt, rừng Cấm vẫn là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn. Về mặt sinh thái, rừng Cấm được xem như lá phổi xanh, tạo ra sự hài hòa về không gian, điều hòa sinh thái cho làng.
Về mặt tài nguyên, qua đánh giá ban đầu, hiện trong rừng có 10 nhóm tài nguyên gỗ và tài nguyên cây thuốc.
Mỗi năm, địa phương tổ chức trồng bổ sung thêm cây ở khu vực trống. Năm 2023, Ban Quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn kết hợp với xã Quế Trung tổ chức chương trình đưa lan về rừng, ghép trồng các giống lan quyên góp được lên các cây gỗ trong rừng (Ảnh: Ngô Linh).
Tuy không rộng nhưng khu vực rừng Cấm còn tồn tại nhiều danh mộc. Ngoài huỳnh đàn, nơi đây còn có giáng hương, mít nài, mù u, cây trai và nhiều loại dược liệu quý khác. Đặc biệt, trong rừng Cấm có 51 cây huỳnh đàn, đây là cây gỗ quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Thấy được chức năng, tầm quan trọng của rừng Cấm, các cấp chính quyền ở huyện Nông Sơn đã thực hiện nhiều động thái để nghiên cứu, đánh giá kỹ về tài nguyên thảm thực vật tại đây.
Tại hội thảo giới thiệu tiềm năng du lịch Đại Bình do UBND huyện Nông Sơn tổ chức vào năm 2021, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã dành phần lớn thời gian để thảo luận, đánh giá, nhấn mạnh việc phát huy tiềm năng thảm thực vật tại làng Đại Bình, đặc biệt là rừng Cấm.
Để có cơ sở xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái Đại Bình, đơn vị tư vấn đã điều tra, đánh giá tổng quan về tài nguyên thực vật của làng, đặc biệt trong rừng cấm. Trong đó, thảm thực vật và yếu tố văn hóa là một trong những tiềm năng tạo nên dấu ấn riêng của làng.
Ngoài các loại cây trái bản địa, các loại rau truyền thống thì thảm thực vật trong rừng Cấm là tiềm năng rất quý và đa dạng. Vấn đề là Đại Bình không chỉ ra sức giữ gìn “báu vật của làng”, mà còn phải biết cách phát triển một cách hiệu quả nhất, để câu chuyện làm du lịch sinh thái địa phương mới thu hút du khách.
Leo núi cao 4.506m, khách Việt thở 3 bình oxy vẫn chóng mặt khó thở vì sốc
Bị say độ cao do thiếu oxy dẫn tới chóng mặt và khó thở, anh Trường phải uống thuốc chống nôn và thở 3 bình oxy để chinh phục núi tuyết Ngọc Long cao 4.506m ở Trung Quốc.
Núi tuyết Ngọc Long từ lâu đã trở thành điểm đến hùng vĩ tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dãy núi gồm 13 đỉnh núi cao gần 5.000m như trải dài tới vô tận, được ví von với "con rồng trắng" bay lượn qua những đám mây.
Trong hành trình khám phá Lệ Giang hồi cuối tháng 10 vừa qua, anh Đoàn Phước Trường đến từ TPHCM, vui vẻ tiết lộ về việc đã vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục thành công.
Đứng ở chân núi đã cảm nhận thấy vẻ tráng lệ hùng vĩ của núi tuyết Ngọc Long.
"Dù mắc chứng sợ độ cao nhưng tôi tự hào là một trong số ít những người dám vượt qua giới hạn bản thân để chinh phục thành công đỉnh núi ở độ cao 4.506m. Trước đó, tôi phải xếp hàng từ 5h và là một trong số 500 khách may mắn được cấp phép lên núi trong ngày hôm đó", anh Trường chia sẻ cùng phóng viên Dân trí.
Hành trình chinh phục núi tuyết không hề dễ dàng khi nền nhiệt ngoài trời hạ xuống 0 độ C. Chào đón nhóm khách lên núi là trận mưa tuyết trắng xóa.
Do bị say độ cao nên trước khi lên đường anh Trường phải uống thuốc chống nôn. Vì thiếu oxy, vị khách đến từ TPHCM bị chóng mặt, khó thở, nên được cung cấp 3 bình oxy mang đi dọc đường. Anh còn thuê áo khoác dày mặc ngoài để giữ ấm.
Anh Trường cầm bình oxy khi lên núi.
"4.506m là giới hạn độ cao cuối cùng tôi có thể chịu đựng. Thế nhưng, tôi cũng chỉ ở trên đỉnh núi khoảng một tiếng là không chịu nổi. Sau khi hít thở 3 bình oxy, tôi đành xuống núi bằng cách hạ độ cao từ từ, ngồi thở dốc hàng tiếng vẫn chưa hết mệt.
Nguyên một ngày hôm sau, tâm trí tôi vẫn ở trạng thái lơ mơ. Tuy nhiên, cảm giác tuyệt vời khi lần đầu được đứng lên đỉnh Ngọc Long là điều không thể quên được", anh Trường tâm sự.
Bỏ qua chuyện say độ cao, anh Trường vẫn nhớ như in khung cảnh "như mơ" trên đỉnh. Có những thời điểm đám mây che phủ ngọn núi tạo nên vẻ huyền bí. Khi trời quang mây, trên nền trời xanh thẳm, đỉnh núi lấp lánh như ánh bạc.
Tùy theo sở thích từng cá nhân, có người lại muốn tới núi Ngọc Long lúc chiều tà để ngắm ánh hoàng hôn buông xuống hoặc thời điểm bình minh để cảm nhận sự thay đổi 4 mùa trong một ngày.
Hệ thống cáp treo đưa đón du khách lên núi.
Theo kinh nghiệm của anh, hành trang quan trọng nhất để du khách chinh phục núi tuyết Ngọc Long là sức khỏe. Với những người mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch hay vấn đề hô hấp hoặc trên 60 tuổi cần cân nhắc.
Ngoài ra, đây là ngọn núi có tuyết bao phủ quanh năm nên du khách cần chuẩn bị đầy đủ trang phục giữ ấm như găng tay, áo khoác dày, mũ len, khăn choàng. Dù được hỗ trợ bình oxy nhưng mỗi người cần chuẩn bị thêm thuốc riêng nhằm đảm bảo sức khỏe.
"Trước khi lên núi, khách nên hít thở trước một bình oxy. Không ăn quá no hay mang túi xách quá nặng và nên đi chậm, hít thở thật sâu. Nếu bạn thấy ù tai hoa mắt, cần di chuyển tới nơi thấp hơn và cung cấp thêm oxy", anh đưa ra lời khuyên.
Vị khách Việt hạnh phúc vì chinh phục thành công độ cao 4.506m.
Do đây là điểm tham quan nổi tiếng nên du khách có thể mất nhiều thời gian xếp hàng chờ dưới chân núi, nhanh nhất cũng mất khoảng 3 tiếng. Tùy theo điều kiện thời tiết, số lượng khách được phép lên núi sẽ bị hạn chế. Thậm chí, có những khách phải đăng ký trước một tháng theo khung giờ và ngày được chỉ định.
Để lên đỉnh Ngọc Long thông thường du khách sẽ có 3 lựa chọn. Du khách có thể ngồi cáp treo Vân Tam Bình lên độ cao 3.300m rồi chụp ảnh với đỉnh núi từ phía xa.
Cách thứ 2 là ngồi cáp treo Băng Xuyên tới độ cao 4.506m để nhìn thấy tuyết tận mắt. Còn cách cuối cùng là đi cáp treo tới độ cao 2.506m rồi đi bộ thêm tới độ cao 4.506m. Đây là cách thường dành cho những người có nền tảng thể lực tốt, thích chinh phục khám phá.
Anh Trường cũng liệt kê một số chi phí cơ bản, bao gồm giá tham quan núi Ngọc Long là 130 tệ (khoảng 450.000 đồng); giá vé bảo vệ môi trường 20 tệ (70.000 đồng); giá vé cáp treo khứ hồi 150 tệ (500.000 đồng); giá vé cáp treo đi xung quanh khu danh thắng trong 40 phút là 50 tệ (170.000 đồng).
Ngoài ra, du khách có thể thuê áo khoác dày mặc ngoài với giá 60 tệ (210.000 đồng); bình oxy cầm tay giá 80 tệ (280.000 đồng). Trên đỉnh núi có trạm phục vụ đồ ăn nhanh, cửa hàng bán đồ giữ nhiệt, nước giải khát, bình oxy, quà lưu niệm và trạm cấp cứu.
Hà Giang: Đa dạng hóa sản phẩm để phát triển du lịch bền vững Những năm gần đây, ngành Du lịch của tỉnh Hà Giang đang có những bước chuyển mạnh mẽ. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, các cấp chính quyền, ngành chuyên môn của tỉnh đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm để thu hút...