Độc đáo không gian Đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ trên sân thượng
“Không gian tuy nhỏ nhưng chứa đựng biết bao hồi ức của tôi về thời thơ ấu. Mỗi ngày, sau những giờ làm việc căng thẳng, tôi lại ra sân thượng để ngắm nhìn không gian và hồi tưởng lại quá khứ thông qua những hiện vật tôi tạo dựng.
Không gian yên bình đã giúp tôi cân bằng cuộc sống và tiếp thêm năng lượng cho tôi mỗi ngày.”- Đó là chia sẻ của Họa sĩ Thanh Thục khi nói về không gian do chính cô tạo dựng trên sân thượng.
Không gian Đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ trên sân thượng của Họa sĩ Thanh Thục.
Với khoảng sân thượng nhỏ hẹp, Họa sĩ Thanh Thục đã tạo dựng một không gian vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ đầy đủ và sinh động. Hình ảnh mái nhà tranh vách nứa đơn sơ, những chiếc chum, gầu múc nước đã đưa chúng tôi về với vùng Đồng bằng Bắc bộ những năm còn nhiều gian khổ.
Chia sẻ với chúng tôi, Họa sĩ Thanh Thục cho biết, ý tưởng dựng không gian Đồng bằng Bắc Bộ đến với cô rất tình cờ. Trong những ngày làm việc căng thẳng, cô mong muốn có một không gian riêng để có thể giải tỏa mệt mỏi, tái tạo sức lao động. Trong khi đó, dù đang sống tại Thủ đô nhưng nỗi nhớ về vùng đất huyện Lý Nhân- tỉnh Hà Nam luôn thường trực trong cô. Do đó, cô đã quyết định tái hiện không gian nơi cô cùng gia đình sinh sống trong những ngày sơ tán ngay trên sân thượng của mình.
Là một họa sĩ tài năng, thế nhưng, Họa sĩ Thanh Thục không tái hiện không gian trên bằng mỹ thuật mà lựa chọn cách hiện thực hóa không gian thông qua những đồ vật cụ thể. Thay vì sử dụng màu, sơn, Họa sĩ Thanh Thục tái hiện không gian Đồng bằng Bắc Bộ thông qua ngôi nhà mô hình được xây dựng bằng cốt thép.
Không gian bao gồm nhà cổ, sân vườn, ao làng cùng những vật dụng sinh hoạt, lao động hằng ngày.
Công trình được họa sĩ khởi công vào ngày mùng 1 Tết, do đó việc tìm kiếm vật liệu gặp phải nhiều khó khăn. Tận dụng những thứ có sẵn trong nhà, cô đã dựng lên ngôi nhà cổ nhỏ nhắn với mái nhà làm từ chổi đót. Để ngôi nhà trông giống thật hơn, họa sĩ Thanh Thục đã tạo ra độ dài ngắn tự nhiên cho mái nhà. Cùng đó, họa sĩ Thanh Thục cũng tự tay làm các vật dụng trang trí xung quanh nhà như những bộ bàn ghế, giếng nước hay những vật dụng mây tre…
“Sau giờ làm việc căng thẳng, tôi thường ra ngoài sân thượng để ngắm nhìn khung cảnh thanh bình. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường dọn lại mái nhà hoặc làm thêm các vật dụng trang trí khiến không gian trông giống thật hơn. Tôi cố gắng biến những thứ tôi nhớ thành hiện thực, từ chiếc xe đạp cũ cho tới cái nón, cái dậm, hàng rào cho tới những bông hoa tím rất đỗi thân thuộc, tất cả đều được đưa vào không gian thu nhỏ trên sân thượng.”- Họa sĩ Thanh Thục cho hay.
Không gian Đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ là nơi thư giãn của Họa sĩ Thanh Thục sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn!”. Câu thơ này có lẽ rất đúng với Họa sĩ Thanh Thục. Gắn bó với không gian Đồng bằng Bắc Bộ vẻn vẹn trong vòng 2 năm, thế nhưng những ký ức về ngôi nhà, những kỷ niệm được sống bên bố mẹ và anh chị em trong thời gian khó khăn là những hồi ức Họa sĩ Thanh Thục chẳng thể nào quên.
Video đang HOT
Cận cảnh không gian Đồng bằng Bắc bộ thu nhỏ trên sân thượng của Họa sĩ Thanh Thục:
Không gian được tạo dựng trong thời điểm Tết Nguyên đán nên mọi vật dụng trong nhà đều được Họa sĩ Thanh Thục tận dụng. Thay vì lợp mái nhà bằng cỏ gianh, họa sĩ tận dụng chổi đót để làm mái nhà.
Toàn bộ vật dụng xung quanh nhà đều được hình thành dưới bàn tay khéo léo của Họa sĩ Thanh Thục. Chiếc cối giã gạo cũng được tái hiện chân thực.
Hình ảnh con trâu là hình ảnh quen thuộc với những đứa trẻ lớn lên ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Không chỉ tạo dựng nhà cửa cùng các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, họa sĩ còn thiết kế một chiếc ao thu nhỏ trước nhà với tiếng nước chảy rả rích.
Sau những chuyến đi chơi và đi công tác, Họa sĩ Thanh Thục lại sưu tập thêm những vật dụng mang hơi thở của làng quê Đồng bằng Bắc Bộ.
Gia đình ở Hà Nội trồng cả vườn bưởi trên sân thượng
Trên khu đất được bố mẹ chia làm đôi theo chiều dọc cho hai anh em trai, ngôi nhà dành cho 4 thế hệ sinh sống ở vùng quê ven đô Hà Nội nổi bật bởi kiến trúc độc đáo và khu vườn bưởi trên sân thượng.
Tọa lạc ở huyện Đông Anh, Hà Nội, ngôi nhà dành cho 4 thế hệ nổi bật giữa vùng ven đô nhờ lối kiến trúc độc đáo vừa lạ vừa quen, vừa hiện đại lại mang hơi thở truyền thống nhờ khai thác các chất liệu dân gian.
Ngôi nhà nằm trên khu đất được bố mẹ chia làm đôi cho hai anh em trai theo chiều dọc.
Thay vì xây 2 căn riêng biệt, các kiến trúc sư thiết kế hai hệ kết cấu, hai hệ thống điện - nước riêng biệt cho hai nửa khu đất nhưng tổng thể vẫn là một ngôi nhà với mặt tiền 7m. Điều này giúp thể hiện sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Các kiến trúc sư lựa chọn giải pháp không thiết kế hàng rào cứng ngăn chia giữa hai nhà mà tạo ranh giới mềm một cách tự nhiên nhất nhằm tăng sự kết nối giữa các thành viên.
Đồng thời truyền tải một cách ước lệ cấu trúc quen thuộc của Giếng nước - sân Đình vào kiến trúc hiện đại với đường nét mạch lạc, tạo hình cô đọng, vật liệu tối giản thông qua hệ giếng trời với khoảng trống lớn hình tròn.
Ngôi nhà hạn chế tối đa sự xuất hiện của màu sắc và chất liệu khác nhau để nhường chỗ cho không gian và ánh sáng, giúp gia chủ có thể cảm nhận trọn vẹn sự thay đổi của từng thời điểm trong ngày.
Đen (thép) - trắng (tường) - đỏ (đất nung) là ba yếu tố vật liệu xuyên suốt nội ngoại thất công trình.
Không gian tầng 1 được thiết kế gần như rỗng và chia nhỏ lại một cách hợp lý ở các căn hộ tầng trên.
Không gian chung - riêng đan xen tế nhị, phù hợp với thói quen sinh hoạt, thể hiện "Văn hóa gia phong" cũng như sự phát triển sau này của gia đình.
Kiến trúc nhà ở hiện đại đan xen âm hưởng dân gian thể hiện ngay từ không gian tầng 1 qua trần cao với hình khối đơn giản kết hợp cùng gạch nung đất đỏ.
Phòng ngủ được thiết kế đơn giản với tông màu trắng chủ đạo, tạo cảm giác căn phòng như rộng hơn.
Phòng tắm có cả bồn tắm giúp gia chủ thư giãn mỗi ngày.
Vườn bưởi sau nhà được các kiến trúc sư giữ lại, tạo thành khu vườn trên sân thượng.
Khoảng vườn trên không tạo nên những khoảng không gian xanh hiện đang dần mất đi khi làng xã phát triển trở thành phố, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Sân thượng căn nhà trở thành nơi thư giãn, nghỉ ngơi lý tưởng cho cả gia đình.
Ảnh: Hoàng Lê
Biến máy bay thành khách sạn tiện nghi ở Wales Khách sạn được xây dựng từ một chiếc máy bay Airbus A319 bỏ đi với đầy đủ phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm và sân thượng. Bên ngoài máy bay chuyển đổi thành khách sạn tiện nghi ở Wales Một chiếc máy bay cũ của Airbus sớm trở thành đống phế liệu bỏ đi nhưng được biến thành khách sạn đầy đủ tiện...