Độc đáo hộp trang sức từ quyển sách cũ
Nhanh gọn mà tiết kiệm nữa nhé.
Vật liệu cần có:
- Sách cũ (có bìa cứng càng tốt nhé)
- Bút chì; Keo sữa
- Dao rọc giấy (dao mũi nhọn)
- Hoa nhựa trang trí
Cùng làm nhé:
Bước 1: Dùng bút chì đánh dấu sẵn trên trang sách phần sẽ khoét.
Bước 2: Lấy dao rọc giấy cắt dần các trang sao cho đường cắt được thẳng và gọn gàng nhất. Bạn có thể lật dần về cuối cuốn sách để khoét trang được dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Bước 3: Sau khi cắt qua toàn bộ cuốn sách, dùng keo sữa phết xung quanh (cả mặt ngoài và mặt trong của cuốn sách) như hình bên để cố định các trang.
Bước 4: Gắn hoa nhựa trang trí lên bìa của cuốn sách.
Như vậy là hoàn thành xong rồi này.
Bạn đã có một hộp trang sức hết sức đặc biệt rồi đó.
Có rất nhiều cách trang trí khác nhau nhé.^^
Chúc các bạn thành công!
Theo MASK
Nâng chất lượng sách giáo khoa: Hình thức cũng phải đẹp
Muốn học sinh có niềm đam mê, hứng thú với việc học qua sách giáo khoa thì sách không chỉ hay về mặt nội dung mà hình thức cũng phải bắt mắt.
Sách giáo khoa của Việt Nam còn chưa chú trọng đến hình thức để thu hút người học - Ảnh: Ngọc Thắng
Nhiều chữ, hình ảnh xấu, hậu quả nặng nề
Ý kiến
"Phải gọi là hình thức kém, từ sách môn tự nhiên đến môn xã hội chỉ thấy chữ, nghèo nàn về tư liệu và hình ảnh. Nếu kinh phí chưa cho phép thì ta có thể sử dụng giấy chất lượng thấp hơn nước ngoài, nhưng bù vào đó cần đầu tư vào hình ảnh, tư liệu, thay đổi cách trình bày".
Võ Anh Dũng (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)
"Nên thí điểm ở những thành phố lớn. Nhà nước đưa ra chương trình khung để các địa phương chủ động biên soạn nội dung. Từ đó, họ có thể khuyến khích nguồn lực từ xã hội hóa miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu".
Nguyễn Kim Dung (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục)
Ông Nguyễn Minh Khang, Phó tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, cho hay: "Sách giáo khoa (SGK) đã nhiều lần thay đổi và mỗi lần lại cải thiện rõ rệt hơn về hình thức và chất lượng in ấn. Những năm trước 1970: khổ là 13 x 19 cm, toàn bộ in một màu, chữ là chính. Những năm 1980: khổ 14,5 x 20,5 cm, vài cuốn in 2 màu, số lượng minh họa tăng. Từ năm 2002 đến nay khổ 17 x 24 cm, hầu hết sách cho học sinh đều in 4 màu, có nhiều tranh ảnh, minh họa đẹp hơn". Tuy nhiên, ông Khang thừa nhận: "Mức độ hình thức như hiện nay không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội".
Trước đây, dư luận lo ngại vì sách dày quá khiến học sinh phải mang vác nặng. Ngành GD-ĐT khi làm SGK cũng có vẻ như cố co lại về phông chữ, khổ in... Điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề. Chẳng hạn, vừa qua Cục Xuất bản, Bộ VH-TT-DL yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục thu hồi để sửa chữa cuốn Tiếng Việt lớp 1 vì bức ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta. Ông Ngô Trần Ái, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, phân trần: "Người vẽ bản đồ đã có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa là cụm chấm đen bên phải, ứng với TP.Đà Nẵng đi ra và Trường Sa là cụm chấm đen trên nền phớt vàng phía dưới. Song do diện tích in trong sách nhỏ, chỉ 3 x 5 cm, nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được".
Lâu nay, học sinh và giáo viên ca thán rằng sở dĩ học sinh chán học lịch sử có nguyên nhân từ việc SGK chuyển tải kiến thức hàn lâm, nặng về số liệu, ít tranh ảnh, không có đề mục tóm tắt bài học, không trực quan... Về việc này, GS-TS Nguyễn Thị Côi, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng SGK cần tăng cường các loại kênh hình (bản đồ, tranh ảnh, nhân vật, hình vẽ minh họa, bảng so sánh, thống kê, niên biểu, sơ đồ, đồ biểu). GS Đỗ Bang, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, khẳng định: "Sách phải thu hút được học sinh, phải trực quan".
Nhận định về SGK ngữ văn hiện nay, bà Lê Thúy Hạnh, giáo viên Trường THCS Hoàng Văn Thụ (tỉnh Lạng Sơn), cho biết: "Hình ảnh thiếu màu sắc nên không khai thác hiệu quả, nhất là với các tranh, hình về phong cảnh thiên nhiên. Ví dụ, ở SGK Ngữ văn lớp 7, cảnh đèo Ngang, thác núi, cảnh Sài Gòn... in màu đen trắng không giúp cho việc minh họa. Hình ảnh nên có màu sắc để tạo hứng thú và thuận lợi hơn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu bài học".
Hình thức đẹp giúp chuyển tải nội dung tốt
GS Nguyễn Khắc Phi, tác giả viết SGK ngữ văn, cho rằng ngữ liệu văn học phải có tác dụng giáo dục về tình cảm và thẩm mỹ. "Với môn văn ngoài tác phẩm văn học, còn phải có những loại văn bản khác thường dùng trong cuộc sống hằng ngày và có thể có cả tranh ảnh, đồ thị, ký hiệu biểu tượng...", GS Phi đề xuất.
Ông Nguyễn Minh Khang cũng khẳng định: "Bất cứ một cuốn sách nào cũng đòi hỏi phải có hình thức đẹp, hấp dẫn người đọc. Với SGK thì điều này còn có vai trò rất quan trọng vì hình thức SGK cũng có mục tiêu chuyển tải kiến thức". Trong SGK, có những nội dung mà kênh hình có vai trò chủ đạo, kênh chữ chỉ giữ vai trò "minh họa". Cách trình bày cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học: hình ảnh sinh động, trực quan, vì thế nếu sách trình bày đẹp, khoa học thì cũng sẽ có tác dụng tương ứng với việc học của học sinh.
Ông Khang thông tin SGK sau 2015 dự kiến khổ in sẽ lớn hơn (19 x 27 cm hoặc 20,5 x 29 cm, tương đương với khổ A4), tăng số lượng hình ảnh. Đặc biệt, sẽ triển khai nâng cao sự phối hợp giữa kênh chữ và kênh hình, tới mức độ hình ảnh hóa nội dung, phấn đấu mỗi trang sách như là những "bức tranh" sinh động.
Tốn kém hơn nhưng hiệu quả cao
Theo PGS-TS Ngô Minh Oanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, SGK (nhất là sách lịch sử) phải viết gọn, tăng nhiều hình ảnh thì mới thu hút và nhận được sự quan tâm của học sinh. PGS Oanh lấy ví dụ: "Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Singapore..., SGK sử của họ dày hơn sách của chúng ta nhưng học sinh không cảm thấy chán, bởi họ tăng tối đa hình ảnh minh họa. Có khi trong một trang sách chỉ toàn hình và vài chú thích. Nhưng những chú thích này là thông tin, là cứ liệu lịch sử được nêu rất ngắn gọn, học sinh rất dễ học, dễ nhớ". Trong khi đó, SGK sử của ta chỉ toàn chữ, hình ảnh minh họa thì mờ nhạt, không thu hút...
Theo PGS Oanh, việc sử dụng nhiều hình ảnh, trình bày sự kiện ngắn gọn có rất nhiều lợi ích. "Chỉ nhìn hình ảnh và xem chú thích vài phút là học sinh có thể nắm và nhớ bài ngay. Giáo viên không phải tốn nhiều thời gian chuyển tải nội dung. Chúng ta hoàn toàn có thể lược bớt dung lượng chữ nhưng vẫn đảm bảo được các sự kiện, thông tin lịch sử trong SGK sử ở Việt Nam. Có thể việc này sẽ tốn kém về mặt kinh tế, nhưng nếu giải quyết được, tôi nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao" - PGS Oanh khẳng định.
GS Đỗ Thanh Bình, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, viện dẫn: "Lịch sử nước Mỹ chỉ có bề dày trên 200 năm nhưng SGK lịch sử của họ có độ dày xấp xỉ 1.000 trang với nguồn sử liệu phong phú và hệ thống kênh nhìn (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ) đa dạng". Ví dụ, SGK lịch sử lớp 11 của Mỹ có độ dày 832 trang, với hơn 80 bản đồ, 55 biểu bảng, 65 tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Ông Nguyễn Minh Khang cho rằng những tiêu chí cho một sách đẹp gồm: khổ sách thuận tiện cho học sinh học trên lớp và ở nhà; trình bày đẹp, khoa học; đầu tư giấy phù hợp: không quá dày hay quá mỏng, độ trắng đảm bảo y tế học đường (trắng quá hoặc đen quá làm ảnh hưởng thị lực học sinh); nhiều màu với chất lượng in tốt...
Theo TNO
Tuổi nào đọc sách đấy Thuở ấu thơ ta học a,b,c; lớn thêm tí 'hỏi đáp tình yêu'... Theo VNE