Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang
Tây Giang (Quảng Nam) là một huyện miền núi nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, dân số phần đông là đồng bào người Cơ Tu với những tập tục mang tính tâm linh có giá trị văn hóa được thể hiện qua các lễ hội truyền thống.
Già làng cao tuổi nhất đâm nhát giáo đầu tiên
Đồng bào Cơ Tu sống giữa đại ngàn, làm nương, phát rẫy săn bắt để sinh sống nên họ tin vào Giàng (trời) và các đấng thần linh. Và lễ đâm trâu chính là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng diễn ra vào dịp mừng lúa mới, ngày trọng đại của buôn làng…và là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ Tu. Với quan niệm: khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu, thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống no ấm trong suốt cả năm.
Buổi chiều trước lễ đâm trâu, các già làng đã tề tựu đông đủ dưới mái nhà Gươl làm lễ mời Giàng, mời thần linh về chứng giám cho lòng thành của dân làng. Từng tốp người tụ về quanh khoảnh sân rộng, họ mang theo gà, đầu lợn, bánh sừng trâu,… đến bên con trâu hiến tế, gửi vào lời khấn thành kính những ước nguyện về một năm sung túc. Dân làng ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng cho đến khuya. Còn các già làng ngồi khóc tế trâu trắng đêm. Mượn theo hát lý Cơ Tu và tiếng trống đệm các cụ khóc kể thảm thiết: Tiếng khóc vang vọng giữa đại ngàn, xuyên qua màn sương lạnh căm tạo thành một âm thanh kỳ bí. Dường như đất trời đang giao hòa làm một.
Lễ cúng Giàng sáng ngày diễn ra trước lễ đâm trâu
Buổi sáng hôm sau, khi lớp sương lạnh vẫn còn là là trên mặt đất, từ khắp mọi nơi người dân đã dồn cả về quanh cột X’nur. Tiếng khóc trâu đã dứt, thế vào đó là tiếng cồng chiêng vang lên bắt nhịp cho điệu nhảy Tung tung Za-zá của nam nữ thanh niên sau khi già làng có uy tín nhất đến bên cột X’nur làm lễ cúng Giàng. Từng tốp phụ nữ uyển chuyển khép thành vòng tròn cùng nhau nhảy múa quanh con trâu. Ngoài sân, người lớn, trẻ nhỏ đứng xung quanh, vừa xem, vừa hú vang theo nhịp chiêng trống. Sau khoảng một giờ hứng khởi với điệu nhảy “aman”, người nhảy đã thấm mệt và con trâu cũng đã bị làm cho… chóng mặt thì một đoàn gồm các già làng cầm trên tay những cây giáo sắc nhọn tiến vào. Nhát đâm đầu tiên bao giờ cũng do già làng uy tín nhất thực hiện, rồi sau đó là những thanh niên dũng mãnh. Bởi sau nhát đâm đầu tiên con trâu phát hoảng, vùng vẫy tìm đường thoát, đó cũng là lúc con trâu trở nên hung dữ nhất. Con trâu quỵ xuống vì kiệt sức rồi tắt thở, người ta lấy chót của đuôi trâu cùng với một con gà trống còn sống mang cúng thần linh. Già làng lấy một ít phần đuôi, gan và vật cúng tung lên cái ổ trên cột X’nur, toàn bộ lọt gọn vào như một điềm báo rằng Giàng đã chấp nhận lễ vật của dân làng. Dân làng reo vui trước điềm lành rồi hân hoan mời khách quý lên nhà Gươl cùng ăn, uống thỏa thích. Mọi người quây quần bên nhau trong ngôi nhà Gươl uống rượu, hát lý, đánh chiêng, thổi kèn, múa tung tung. Cuộc vui cứ thế kéo dài cho tới hết đêm hôm đó.
Tuấn Linh
Theo ANTD
Những cuộc huyết chiến tắm máu hận thù giữa đại ngàn Trường Sơn
Chỉ vì mâu thuẫn từ viên đá mài, hai dân tộc Cơ Tu và Bhee ở vùng tây Quảng Nam đã xẩy ra thù hận kéo dài, những trận "săn máu - nợ đầu" diễn ra liên tục cướp đi tính mạng hàng trăm người.
Theo tư liệu của nhà cách mạng Quách Xân, trận chiến này đã kéo dài trong 60 năm gây nên cái chết của hàng trăm con người. Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hận thù mới được chấm dứt.
Ký ức già làng
Video đang HOT
Những trận săn người đẫm máu đã diễn ra trong suốt thời gian dài ở khu vực người Cơ Tu sinh sống. Vòng luẩn quẩn "nợ máu trả bằng máu" khiến thù hận liên miên.
Những người già trong xã Thượng Long vẫn nhớ như in những trận huyết chiến đã từng xẩy ra
Già làng Hồ Văn Gói ở xã Thượng Long vẫn còn nhớ như in câu chuyện đã từng xẩy ra ở thôn Tà Vạt trước đây. "Đó là một câu chuyện buồn, đẫm máu. Chẳng muốn nhớ nữa", ông Gói bắt đầu kể.
Một thời gian dài, hận thù giữa bản làng ông sinh sống với một bản làng khác đã cướp đi sinh mạng của 11 con người. Già làng Gói cũng chẳng nhớ thời gian của trận "săn máu" đó, chỉ biết là nó diễn ra từ lâu lắm rồi, "từ thời chưa có bộ đội cụ Hồ".
Ông Gói kể: "Lúc đó tôi chưa sinh ra, được nghe ông nội tôi kể lại. Máu đổi bằng máu, thù hận giữa hai thôn Blo, nay thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam), còn Thượng Long lúc đó có tên là Tà Vạc. Đều là người dân tộc Cơ Tu hết".
Thôn A Un có một người con gái được gả cho một người thanh niên rất giỏi, can đảm tên là Quỳnh Tươn ở thôn Tà Vạc. Rồi không hiểu có chuyện gì mâu thuẫn giữa thôn A Un và thôn Blo, người bố vợ của Quỳnh Tươm bị người làng Blo đâm chết.
Khi nghe được người trong làng kể về chuyện bố vợ mình bị đâm, Quỳnh Tươm rủ thêm một người anh em cọc chèo tên là Quỳnh Ve đi trả thù cho bố vợ.
Sự thù oán đã cướp đi tính mạng của nhiều người
Họ bắt đầu đi tìm hiểu cho thành thạo địa bàn thôn Blo, tính đường đi và đường rút. Rồi họ bắt liên lạc, nhờ người làm mồi cho mình. Vào một ngày người làng Blo tập trung đông để làm lễ nhà mồ họ đã ra tay vì lúc này người làng Blo thường rất chủ quan. Hai anh em cọc chèo này đã dâm chết 8 người dân làng Blo để trả thù cho bố vợ mình.
Sau khi "chiến thắng", Quỳnh Tươm và Quỳnh Ve vội vã băng rừng vượt núi ngày đêm để về báo tin cho bản làng, làm lễ ăn mừng và cúng Giàng. Nhưng rồi khi chưa kịp đặt chân về đến nhà thì hai anh em đã bị người làng Blo phục kích và giết chết. Một người bị đâm còn người còn bị cắt đầu.
Chỉ đến khi hai anh Quỳnh Tươm và Quỳnh Ve bị đâm chết, hận thù giữa hai làng làng Ta Vạc và Blo mới kết thúc.
Nhưng rồi cuộc sống hỏa canh, bị chi phối bởi những đấng thần linh trong một thời gian dài không để cho người dân nơi đây được yên ổn. Họ chẳng phải là một dân tộc hiếu chiến, nhiều khi muốn ngừng đâm chem. để làm ăn nhưng rồi cũng không được.
"Nhiều lúc người Cơ Tu cũng muốn ngừng đâm chém để yên ổn làm ăn nhưng ma rừng không cho yên ổn. Ma làm cho mất mùa lúa, hư mùa bắp, bắt dân làng đau ốm, chết choc, cúng gần hết heo hết trâu cũng không thuyên chuyển. Thế là trong suy nghĩ, người Cơ Tu lại liên tưởng, phải làm sao có máu người để cúng Giàng thì mới mong vụ mùa năm sau thóc đầy bồ, rượu đầy ché. Những cuộc săn máu lại diễn ra", hồi ký Quách Xân ghi.
Mỗi năm, cứ sau Tết Nguyên đán thì lại "trời động". Nếu yên ổn thì dân làng Cơ Tu phải bàn biện pháp phòng thủ trước nguy cơ bị trả thù nợ máu trong những trận "giặc mùa" trước. Lúc này đây già làng, đàn ông ngồi họp với nhau trong nhà Gươl để bàn biện pháp chống trả. Làng được rào lại, trên con đường dẫn vào làng, những lưỡi chông có thuốc độc được giăng sẵn. Phụ nữ và trẻ em được sơ tán lên vùng cao hơn để tránh nguy hiểm. Những người ở lại thường là những người có kinh nghiệm trận mạc.
Lúc đó chỉ vì oán thù dân làng Cơ Tu phải bàn biện pháp phòng thủ trước nguy cơ bị trả thù nợ máu trong những trận "giặc mùa" trước
Trong lần đi điền dã tại thôn thôn Nan, xã Lăng (huyện Tây Giang, Quảng Nam), nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đức Sáng (Viện văn hóa nghệ thuật miền Trung) cũng đã được nghe nhân chứng sống kể lại câu chuyện đẫm máu vì tập tục này.
Già làng A Vố A Vuốt kể rằng: Vào khoảng năm 1930, ông nội A Vố A Vuốt là người rất giàu có. Một hôm có người tên A Bhượp Pôi ở thôn Tơ Za bên cạnh đến nhà ông nội của A Vố A Vuốt mượn trâu, chiêng, ché và sẽ hứa gả con gái của cho con trai của ông ta. Nhưng rồi ba năm sau Abhượp Pôi lại thất hứa, gả con gái mình cho một người khác ở trong thôn.
Không chịu trả nợ cho gia đình A Vố A Vuốt, ba người (Cha A Vố A Vuốt và hai người em của ông ta) đã đâm chết 9 người trong thôn Tơ Za và từ đó những cuộc mâu thuẫn diễn ra gay gắt, mãi tới sau 1954 một số cán bộ hoạt động cách mạng lên đây mới chủ động giải hoà bằng lễ kết nghĩa Pơ- rơ- ngoách.
Viên đá mài đổi hàng trăm mạng người
Trong hồi ký của nhà cách mạng Quách Xân còn ghi rõ về trận giặc mùa kinh hoàng nhất trong lịch sử tộc người Cơ Tu. Câu chuyện được ông ghi lại trong thời gian công tác tại khu vực phía Tây tỉnh Quảng Nam.
Các cụ già người Cơ Tu ở đầu đường 14B (Hòa Vang, Đà Nẵng) kể lại rằng, gần 100 năm trước đây có ba người dân tộc Bhee (tên gọi khác của dân tộc Ve) đi đổi hàng tại bến Giằng (nay là huyện Nam Giang, Quảng Nam), lúc quay về, trời tối bèn ghé lại ngủ ở một làng của người Cơ Tu. Trong đêm đó, người Bhee nghe người dân ở đây than phiền không có đá mài tốt để mài rựa phát rẫy bèn lấy trong gùi ra viên đá tốt để đổi với giá thấp.
Già làng kể lại chỉ vì viên đá mài mà sự thù hận đã cướp đi tính mạng hàng trăm người
Nhưng rồi người làng Cơ Tu nói không có đủ hàng để đổi đá mài, người Bhee giận người làng khinh thường nên khi trở về liền đổ hết đá mài xuống suối, trong lòng đầy uất ức.
Thế nhưng khi đổ đá xong, vừa bước chân đi về thì họ liền thấy một số người Cơ Tu trong làng vừa ở ra nhặt đá đem về. Cảnh đó làm những người Bhee giận giữ, họ cho rằng dân làng này dùng mưu cướp đá mài, khinh thị người Bhee. Trên đường về họ liền rút gươm chém chết hai vợ chồng người Cơ Tu đang làm rẫy.
Sau khi giết người, họ nhắn lời cho một người trong làng hai nạn nhân: "Thôn X. gây nợ với chúng tao, chúng tao giết hai người làng mày, làng hãy xuống thôn X. mà đòi nợ đầu".
Trong quan niệm của người Cơ Tu thì những trường hợp trong làng có người chết như thế rất kiêng, họ gọi đó là chết xấu. Nếu không trả thù, dùng máu người để cúng thần linh thì cả làng sẽ bị mất mùa, thường gặp đau ốm phải phá bỏ nhà cửa, giết hết gia súc tìm đến chỗ mới.
Cả làng lên kế hoạch trả thù sau khi thu hoạch vụ mùa vào tháng 12 âm lịch.
Sau khi lúa trên nương đã được đưa vào kho, dân làng Cơ Tu tổ chức đi trả thù
Sau khi lúa trên nương đã được đưa vào kho, dân làng Cơ Tu tổ chức đi trả thù. Họ không xuống thôn X. để trả thù như lời 3 người Bhee kia nói vì thôn này là chỗ bà con. Họ len lỏi, tìm cách trả thù người Bhee.
Rồi họ cũng chẳng tìm được thôn của 3 người Bhee nợ máu, họ bèn giết chết 2 người Bhee ở thôn khác rồi nhắn lời: "Làng chúng tao bị thôn Bhee trên kia giết, chúng tao đòi đủ nợ hai đầu rồi, làng chúng mày hãy lên trên đó mà đòi nợ".
Hận thù không ai gỡ mà cứ mỗi năm sau mùa thu hoạch lúa lại xẩy ra cảnh chém giết, tai họa lại giáng xuống đầu hai dân tộc mà nguyên nhân chỉ từ mấy viên đá mài. Đời sống của hai bên ngày càng khó khăn.
Trong câu hát ru con gái ngủ, người Cơ Tu đã gieo vào đầu những đứa trẻ nỗi hận thù của người dân làng mình với người dân tộc Bhee. Họ hát:
- Chồng mày giết giặc
- Chồng mày đâm Bhee
Thế rồi nỗi hận thù giữa người Bhee ở vùng cao với người Cơ Tu ở vùng thấp diễn ra liên miên suốt nhiều năm. Câu chuyện này chỉ kết thúc khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tính đến thời gian này thù hận đã kéo dài trên 60 năm, có 300 người chết và nhiều người khác bị thương.
Theo Người đưa tin
Huyền thoại mùa săn máu Khi đường Hồ Chí Minh rải nhựa phẳng lỳ xẻ dọc dãy Trường Sơn cũng chính là lúc ánh sáng văn minh soi rọi khắp bản làng biên giới. Thế nhưng, lẫn khuất đâu đây giữa đại ngàn, vẫn còn đó những câu chuyện kỳ bí của các tộc người. Những câu chuyện mãi không phai bởi đó là đời sống tâm linh...