Độc đáo hiện tượng “lạ” thực vật mang thai rồi “đẻ con”
Các hạt giống sẽ phá vỡ vỏ hạt và phát triển như được vun trồng ngay trong khi chúng vẫn ở trong quả mẹ.
Chúng hút các chất dinh dưỡng trong quả mẹ để phát triển, vì vậy, về cơ bản, đây không khác gì quá trình mang thai của thực vật.
Nếu bạn cho rằng chỉ động vật mới biết mang thai rồi sinh đẻ, bạn đã nhầm. Thực vật đôi khi có thể làm điều đó, đây là hiện tượng kỳ lạ được gọi là vivipary.
Vivipary là một từ trong tiếng Latin có nghĩa là sinh sống trực tiếp. Hiện tượng vivipary là hiện tượng các hạt giống bắt đầu phát triển và nảy mầm, bén rễ ngay khi chúng vẫn còn đang ở bên trong quả mẹ của mình.
Cụ thể, các hạt giống này sẽ phá vỡ vỏ hạt và phát triển như được vun trồng ngay trong khi chúng vẫn ở trong quả mẹ.
Video đang HOT
Chúng hút các chất dinh dưỡng trong quả mẹ để phát triển, vì vậy, về cơ bản, đây không khác gì quá trình mang thai của thực vật.
Chỉ có điều, hiện tượng này không diễn ra phổ biến và có thể khiến cho ngoại hình của quả mẹ có những biến đổi vô cùng đáng sợ, thậm chí còn khiến nhiều người ghê rợn.
Theo tìm hiểu, hiện tượng này có thể bắt gặp ở ngô, cà chua, ớt, lê, một số trái cây, cây mọc trong môi trường ngập mặn.
Trái cây có chứa một loại hormone ngăn ngừa hạt nảy mầm. Khi quả thối hoặc hạt bị khoét ra, hạt không còn tiếp xúc với các hóa chất này và có thể nảy mầm tự do.
Những hormone này rất cần thiết giúp trái cây chín và rơi xuống đất, nơi điều kiện thuận lợi hơn cho cây non tồn tại. Nhưng đôi khi hormone đó hết, và hạt bắt đầu nảy mầm.
Điều này cũng có thể xảy ra khi môi trường quá ấm áp và ẩm ướt, đánh lừa hạt giống tin rằng chúng ở đang trong đất ẩm.
Các nhà khoa học cho biết, mặc dù trông đáng sợ nhưng hiện tượng này hoàn toàn vô hại và không thực sự ảnh hưởng đến chất lượng của trái cây.
Theo kienthuc.net.vn
Ngân hàng hạt giống cây cho tương lai
Khoảng 100 nhà khoa học tham gia vào chuyến thám hiểm lớn, nhằm tìm kiếm các hạt cây dại, cần thiết cho nông nghiệp tương lai.
Ngân hàng hạt giống cây thế giới
Các nhà khoa học từ 25 quốc gia tham gia cuộc thám hiểm này bằng cách đi bộ, cưỡi voi, cưỡi ngựa, đi ô tô địa hình, bơi thuyền. Sứ mệnh dự kiến kéo dài 6 năm. Các nhà khoa học sẽ thâm nhập các hệ sinh thái ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
Cơ quan theo dõi sứ mệnh thám hiểm này là Ủy ban Đa dạng cây trồng toàn cầu (trụ sở tại Đức). Ủy ban này cũng điều hành ngân hàng hạt giống cây thế giới tại đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard (Na Uy).
Đảo Spitsbergen nằm cách cực Bắc khoảng 1.000km. Trong các điều kiện vùng Bắc cực, hạt giống có thể được bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C trong suốt hàng nghìn năm. Điều này là khả thi nhờ hệ thống bơm không khí lạnh. Lúc mới khai trương, ngân hàng hạt giống có 250.000 mẫu hạt.
Chủ sở hữu ngân hàng đặc biệt này là các chính phủ, các tổ chức hoặc các cơ sở nghiên cứu khoa học. Mục đích của ngân hàng là lưu trữ tới 4,5 triệu mẫu hạt giống. "Lô hàng" đầu tiên bao gồm 7.000 hạt giống cây từ 36 quốc gia thuộc châu Phi. Đó là những hạt đặc trưng cho hệ thực vật và nông nghiệp châu Phi.
Mục đích của nhiệm vụ này là lưu trữ tất cả các loại hạt giống thực vật có trên Trái đất vào các két sắt, để chúng có thể tồn tại cả khi các loài thực vật bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu đột ngột, hoặc bị hủy diệt do xung đột vũ trang (kể cả sử dụng bom nguyên tử)...
Tập hợp các hạt giống này sẽ giúp tái sinh hệ thực vật và bảo tồn tính đa dạng. Chi phí để xây dựng ngân hàng hạt giống (còn gọi là "con thuyền Noah") này là 6 triệu euro, do Na Uy tài trợ.
"Ngân hàng đặc biệt này có thể chứa được gấp 2 lần số lượng các biến thể thực vật trên Trái đất. Nó không chứa đầy hạt giống trong nhiều thế hệ" - ông Cary Fowler, Chủ tịch Ủy ban Đa dạng cây trồng toàn cầu, cho biết như vậy.
Trên thế giới, có khoảng 1.400 bộ sưu tập hạt giống, nhưng phòng thí nghiệm có sức chứa nhiều hơn 2 lần so với tổng sức chứa của tất cả các bộ sưu tập đó. Ngân hàng giống cây sẽ ưu tiên nhập các loại hạt giống có ý nghĩa thiết thực về mặt kinh tế và các loại có khả năng bị tuyệt chủng.
Các nhà khoa học dự định sẽ thám hiểm những khu vực xa xôi, khó tiếp cận nhất trên Trái đất. "Chuyến thám hiểm này không phải là cuộc dạo chơi bình thường, mà đôi khi rất nguy hiểm, chẳng hạn như khi chạm trán các loài thú dữ. Chuyến thám hiểm này cũng đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều về mặt tinh thần và sức lực" - ông Hannes Dempewolf ở Ủy ban Đa dạng cây trồng toàn cầu, giải thích.
Ngân hàng hạt giống phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu nuôi sống loài người trong tương lai. Theo dự đoán, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ là gần 10 tỷ người.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Tìm thấy dấu vết tinh bột trong thức ăn của người cổ đại Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng khẳng định 170.000 năm trước, người cổ đại đã dùng những củ, rễ giàu tinh bột làm thức ăn. Củ, rễ Hypoxis có thể là nguồn carbohydrate sẵn có và đáng tin cậy cho người Homo sapiens ở châu Phi - Ảnh: Profile Theo Science, các nhà khoa học từ trước đến nay vẫn...