Độc đáo hàng làm bằng tay
Đồ handmade ( làm bằng tay) đang tạo nên cơn sốt trong giới trẻ bởisự độc đáo, lạ mắt và thể hiện được cá tính. Nắm bắt xu hướng này, nhiều bạn trẻ đã kinh doanh và thành công.
Từ đam mê những đồ vật tự làm tặng bạn bè, trang trí nhà cửa, Lê Thị Kim Anh và Ngô Đăng Việt, cựu sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Huế, đã mở cửa hàng kinh doanh đồ làm bằng tay mang tên Lenka trên đường Phùng Hưng, TP.Huế, để vừa thỏa thích sáng tạo vừa thêm thu nhập.
Một số món đồ làm bằng tay trong cửa hàng của Kim Anh và Đăng Việt – Ảnh: nhân vật cung cấp
Các mặt hàng ở Lenka đều làm thủ công, từ chiếc kẹp tóc, túi xách, bóp đựng điện thoại, những con thú bằng len, móc khóa, khung ảnh, đồ trang sức… cho đến những mô hình nhà làm bằng que kem, bức tranh bằng đá, sỏi. Chỉ với vật liệu như gốm, thủy tinh, vỏ ốc, hạt nhựa hay vỏ chai, hoa khô, những sản phẩm đẹp mắt, sinh động được làm ra và đem lại thu nhập không ít.
Video đang HOT
Kim Anh tâm sự: “Mình thấy đồ làm bằng tay được học sinh, sinh viên rất ưa chuộng vì sự khác biệt và tính sáng tạo trong mỗi đồ vật. Tại TP.Huế chưa có cửa hàng nào chuyên về đồ làm bằng tay nên mình chọn mặt hàng này để kinh doanh”.
Để vượt qua khó khăn bước đầu trong kinh doanh, Kim Anh và Đăng Việt luôn cải tiến các mặt hàng theo hướng tinh xảo hơn, sáng tạo hơn, đáp ứng xu hướng của giới trẻ. Đăng Việt chia sẻ: “Vì hai đứa đều học chuyên ngành thiết kế đồ họa nên việc tạo ra sản phẩm nhanh hơn, đồng thời cách phối màu cho đồ vật hài hòa, đáp ứng sở thích của nhiều người. Nhưng mình phải nghĩ ra nhiều kiểu mẫu đẹp mắt, trẻ trung, khác lạ và mặt hàng kinh doanh phải đa dạng thì mới cạnh tranh được trên thị trường”.
Không chỉ hướng đến học sinh và sinh viên, người lớn tuổi cũng được hai bạn chú ý với những vật dụng trang trí nội thất như tranh, giỏ hoa bằng len nhiều màu sắc hay hoa khô… Ngoài ra, nắm bắt tâm lý nhiều du khách cũng rất thích thú và tìm mua những mặt hàng thủ công tinh xảo, vào mỗi buổi chiều tối, Kim Anh và Đăng Việt thuê mặt bằng tại phố đêm Huế, gần cầu Tràng Tiền hay dọc bờ sông Hương, để giới thiệu sản phẩm đến du khách nước ngoài đi dạo…
Nguyễn Vũ Nhất Thịnh, sinh viên Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cũng bán những món hàng làm bằng tay rất sáng tạo và lạ mắt, trong đó có cây sinh thái mini do SV Trường ĐH Quốc tế TP.HCM nghiên cứu. Đó là những cây lan ngọc điệp hay cây trầu bà, được trồng trong chiếc lọ thủy tinh kích thước khoảng 1,5 cm3, bên trong lọ chứa vi khoáng, chất dinh dưỡng để cây phát triển mà không cần đất, nước, ánh sáng. Cây sinh thái mini được thiết kế như một chiếc móc khóa, móc điện thoại và cây có thể sinh trưởng trong khoảng 1 năm mà không cần chăm sóc.
Theo TNO
"Siết" hoạt động sao chép tranh, tượng
Chiều nay 14.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung dự thảo "Nghị định về hoạt động mỹ thuật".
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định này là ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, việc sử dụng tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ để sao chép và bản sao chép tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cấp giấy phép (trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng sẽ được điều chỉnh bằng quy định khác - PV).
Theo đó, việc cấp phép phải thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Trong báo cáo thẩm tra, thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng hiện tượng sao chép tác phẩm mỹ thuật đang có những diễn biến phức tạp, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm quản lý chặt chẽ. Do vậy, ban soạn thảo cần bổ sung nội dung này vào dự thảo nghị định cho đầy đủ, chặt chẽ hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, "việc sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật thực tế có những trường hợp rất lộn xộn, sau khi nghị định này ra đời sẽ xử lý đối với những tác phẩm đã sao chép rồi như thế nào, sẽ hủy đi, hay bắt đăng ký lại để cấp phép thì chưa thấy quy định trong dự thảo nghị định".
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng nhấn mạnh: Sao chép tranh giờ chả phải xin phép ai, vì vậy cần quan tâm thêm hoạt động quản lý sao chép cho đồng bộ với quy định về sở hữu trí tuệ. "Ví dụ mấy chục năm sau tác giả bức tranh mất đi thì muốn sao chép có phải xin phép ai không?", bà Mai đặt tình huống.
Còn theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì những quy định của dự thảo nghị định mới chỉ tập trung vào phạm vi sao chép tranh, tượng lãnh tụ, trong khi thực tế nhiều cửa hàng trưng bày, bán các sản phẩm mỹ thuật hiện nay tuy đề là trưng bày đồ cổ nhưng nhiều trường hợp là đồ giả cổ.
Vì vậy, ông Ksor Phước đề nghị cần bổ sung vào dự thảo nghị định các quy định liên quan đến trưng bày, bán đồ giả cổ hiện nay để bảo đảm chủ cửa hàng cũng phải chịu trách nhiệm về hàng của mình.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bổ sung, hoàn thiện nghị định.
Theo TNO
Triển lãm tranh của "họa sĩ nông dân" Tại đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, Hà Nội) đang trưng bày tranh của cố họa sĩ Sỹ Tốt người nổi tiếng ở làng Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội. Làng Cổ Đô có đến 30 họa sĩ chuyên nghiệp, trong đó có 16 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và hàng trăm "họa sĩ nông dân" say mê hội...