Độc đáo giống chó hiếm nhất trái đất, nhìn nhăn như táo tàu
Chó Sa Bì sở hữu bộ lông nhăn nheo rất đặc biệt. Sách kỷ lục Guinness đã tuyên bố Sa Bì là giống chó hiếm nhất trên trái đất. Chính nhờ ngoại hình khác lạ này mà chó Sa Bì còn từng được xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE của Mỹ.
Chó Sa Bì là một giống chó cổ, có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ảnh: nuoithu.
Ảnh: lolipet.
Chó Sa Bì là giống chó “đơn sắc” với bảng màu lông trải dài từ đen cho tới sắc kem nhạt, bao gồm màu nâu sô cô la, xanh nước biển, đỏ cùng vô số sắc độ khác.
Đặc điểm rất nổi bật trên lông của chó Sa Bì đó là phần lông ngắn, xù xì như giấy nhám. Ảnh: lolipet.
Ảnh: blogyeuchomeo.
Nhờ bộ lông nhăn nheo đặc biệt của mình, chó Sa Bì thậm chí trở thành hiện tượng truyền thông và thu hút được sự chú ý từ công chúng trong suốt những năm 70 và 80.
Video đang HOT
Chó Sa Bì có kích thước khá cân đối, hài hòa với chiều cao khoảng từ 46cm – 50cm và trọng lượng từ 20kg – 27kg. Ảnh: petviet.
Từ khi còn nhỏ, lớp da của chó Sa Bì đã nhăn lại. Càng lớn lên, lớp da ấy càng phát triển, tạo nên những nếp gấp lớn trên đầu cổ và vai. Ảnh: wikipet.
Sách kỷ lục Guinness đã tuyên bố Sa Bì là giống chó hiếm nhất trên trái đất. Ảnh: chobienhoa.
Mời quý vị xem video: 7 giống chó nhập ngoại hung dữ ở Việt Nam
Hà Nguyễn (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Gấu ngựa trong sách đỏ ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Trong sách đỏ, gấu ngựa được xếp là loài vật dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Ở Việt Nam, gấu ngựa phân bố ở các tỉnh như Lâm Đồng, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị...
Loài gấu quý hiếm ở Việt Nam là gấu ngựa đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Quần thể gấu trong tự nhiên ở Việt Nam hiện đã suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do hoạt động buôn bán các bộ phận cơ thể gấu, đặc biệt là túi mật sử dụng cho mục đích làm thuốc đông y.
Các hoạt động khai thác mật gấu tồn tại ở Việt Nam thường bất chấp luật pháp ngăn cấm vì rất nhiều nguyên nhân, như quan niệm chích hút và sử dụng mật gấu không phải là một hành động trái đạo đức, hay xuất phát từ truyền thống văn hóa và quan niệm lâu đời về công dụng chữa bệnh của mật gấu. Để bảo tồn loài gấu quý hiếm này, cơ quan chức năng cần vào cuộc và bản thân mỗi người dân phải ý thức tầm quan trọng của việc bảo tồn các quần thể động vật quý hiếm.
Tại Việt Nam nạn săn bắt gấu ngựa để lấy mật gấu đã gây ra nạn hàng trăm con gấu bị nhốt trong cũi và đặt ống vào bụng để rút mật. Ước tính vào năm 2005 là Việt Nam có 4.500 con gấu nuôi trong cũi với mục đích này. Song vì giá mật ngày càng giảm, chủ nuôi không có lời nên hàng trăm con bị bỏ đói cho chết, rồi đem xẻ thịt.
Gấu ngựa, có tên khoa học là Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus, còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á.
Đây là loài thú cỡ lớn, nặng 80 -180kg (trong nuôi nhốt có thể 200kg). Gấu ngựa có dáng thân thô béo, trán rộng, tai tròn; chân trước và chân sau có 5 ngón; vuốt khỏe nhọn và cong; đi bằng bàn; bàn chân sau dài có gót gần giống dấu bàn chân người. Bộ lông dài thô mầu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm.
Ngực có yếm hình chữ V mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn. Đuôi rất ngắn, không thò ra khỏi bộ lông.
Gấu ngựa còn được biết đến như là những con thú rất hung hăng đối với con người (hơn nhiều so với gấu đen Mỹ), có nhiều ghi chép về các cuộc tấn công gây thương vong của gấu ngựa. Điều này có lẽ chủ yếu là do gấu ngựa sống gần với con người và tấn công khi nó bị giật mình.
Gấu ngựa có chiều dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực cân nặng khoảng 110 - 150 kg còn con cái nhẹ hơn, khoảng 65 - 90 kg. Tuổi thọ của gấu khoảng 25 năm.
Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật).
Gấu ngựa được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa.
Ngày nay, gấu ngựa chỉ được săn bắt hợp pháp ở Nhật Bản và Nga.
Gấu ngựa có khu vực sinh sống trải rộng từ đông sang tây châu Á. Ở Việt Nam, gấu ngựa phân bố ở các tỉnh như Lâm Đồng, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị...
Lưu Thoa (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Bốc mùi tởm lợm, cừu hoang dã thoát chết vì đến sói cũng chê Nhờ bộ lông hôi thối kinh dị, cừu Maggie đã thoát chết nhiều lần. Những mãnh thú săn mồi sống trong khu rừng như chó sói cũng không muốn săn giết Maggie vì không ngửi nổi mùi thối của con cừu. Theo thông tin đăng tải, mới đây, tại thung lũng Jonas ở Ilm-Kreis, Thuringia, Đức, người ta phát hiện một con cừu...