Độc đáo giống chè không cần chăm bón vẫn cho chất lượng tuyệt hảo
Chè Đoỏng Pán ngon phải đạt tiêu chuẩn về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại cảm giác khoan khoái cho người dùng.
Chè Đoỏng Pán là đặc sản của huyện Quảng Uyên, Cao Bằng. Ảnh: caobang.gov.
Vùng Đoỏng Pán, xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng có khí hậu mát và nền đất phù sa cổ tích tụ lâu năm nên phù hợp cho cây chè sinh trưởng. Người già trong vùng kể lại, trước đây, cây chè chỉ có trên rừng, từ năm 1960, người dân các thôn Đoỏng Pán 1, Đoỏng Pán 2, Đoỏng Pán 3 mới đem về trồng ở vườn đồi quanh nhà.
Chè Đoỏng Pán là đặc sản của tỉnh Cao Bằng. Búp chè khô có màu xanh hơi đen, bề mặt chè nhiều phấn trắng tự nhiên, lá xoăn chặt, cánh gọn. Đặc biệt, nước chè trong, sánh, màu xanh vàng, mùi thơm đặc trưng.
Chè Đoỏng Pán được người dân ưu ái gọi là đệ nhất chè rừng không chỉ bởi số lượng ít mà còn nhờ hương vị đặc biệt – đắng mà thanh, chát mà ngọt. Chè có mùi thơm dễ chịu và độ nồng đặc trưng từ khói bếp than củi.
Chè Đoỏng Pán đến nay vẫn được sao bằng tay với than củi. Ảnh: caobang.gov.
Video đang HOT
Các cụ cao tuổi trong làng truyền lại rằng, chè Đoỏng Pán ngon phải đạt cả thanh, sắc, vị, thần. Cụ thể, nước trà pha có màu xanh ánh vàng mật ong (thanh); cánh chè cong như móc câu, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng lại thấy sắc xanh (sắc); vị trà đậm đà, mới uống thì chát êm, sau đó vị ngọt đọng lại (vị); cuối cùng là mùi thơm khiến người thưởng trà có cảm giác khoan khoái (thần).
Cây chè nơi đây quen với thời tiết địa phương nên tự sinh trưởng tốt mà không cần đến tay người chăm bón. Một năm, người dân thu hoạch 2 vụ. Vụ xuân bắt đầu thu từ tháng 3 đến tháng 6, vụ đông bắt đầu thu từ tháng 9 dương lịch đến hết năm. Nếu trồng mới, sau khoảng 2 năm, cây bắt đầu cho thu búp. Búp chè được chế biến thành chè khô, còn lá chè tươi có thể được hái về nấu nước uống hoặc nước tắm cho trẻ nhỏ.
Ông Hà Văn Nghị ở thôn Đoỏng Pán 3 cho biết, hiện, gia đình ông có khoảng 2.000 gốc chè. Vào chính mùa, cứ 15-20 ngày, ông lại hái chè ở vườn, sao lên rồi mang xuống chợ phiên bán. Chè Đoỏng Pán được giá 400.000-600.000 đồng một kg nhưng làm rất tốn công. Hái 2-3 kg búp chè tươi mới được khoảng 500 gram chè khô. Bên cạnh đó, toàn bộ công đoạn hái, vò và sao chè đều phải tiến hành thủ công bằng tay. Ngoài ra, người dân còn mất ít nhất 3 tiếng sao trên bếp củi để cho ra một mẻ chè vài lạng.
Người làm mất ít nhất 3 tiếng sao búp chè trên bếp củi mới cho ra một mẻ chè vài lạng. Ảnh: caobang.gov.
“Do tốn khá nhiều thời gian và công sức nên chè Đoỏng Pán chủ yếu được làm để bà con gia tăng thu nhập chứ không phải là nghề chính ở đây”, ông Nghị chia sẻ.
Tuy là nghề phụ nhưng ở Đoỏng Pán, cây chè đã đi vào ký ức nhiều lớp người. Mỗi thế hệ đi qua, người già lại tiếp tục truyền kinh nghiệm sao, ủ chè lại cho con cháu mình để giữ gìn và phát huy một nét truyền thống riêng.
Hiện nay, địa phương còn gần 60 hộ trồng và bán chè. Còn lại, các gia đình khác chỉ trồng để phục vụ lấy nước uống hàng ngày, làm quà biếu hoặc tiếp khách quý.
Theo Như Nguyệt (Vnexpress)
Nhà nông Nghệ An "lên đời" cho cây chè để làm hài lòng khách Nhật
Từ lâu Hùng Sơn được xem là một trong những vùng nguyên liệu chè lớn của huyện Anh Sơn (Nghệ An) với diện tích 530 ha. Với kinh nghiệm sản xuất chè lâu năm, thời gian qua, người dân nơi đây đã nâng cao giá trị kinh tế của cây chè thông qua việc đầu tư sản xuất chè cao cấp như trà Matcha, chè móc câu chất lượng cao.
Ông Nguyễn Văn Qúy thôn 5 xã Hùng Sơn với hệ thống máy móc được tổ chức JICA Nhật Bản đầu tư. Ảnh: Huyền Trang
Những ngày giữa tháng 3, ở Hùng Sơn khá nhộn nhịp, người làm chè trong xã đang bắt tay vào sản xuất chè xuân. Ông Phạm Văn Qúy ở thôn 5, hộ trồng chè đầu tiên áp dụng thành công mô hình chế biến chè Matcha theo công nghệ Nhật Bản chia sẻ: Năm 2016 ông may mắn được tổ chức JICA mời sang Nhật Bản tham quan học tập mô hình sản xuất chè matcha chất lượng cao. Trong thời gian này ông được tập huấn về cách làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè.
Sau khi học xong, ông Qúy trở về và áp dụng quy trình này dưới sự đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật và máy móc của tổ chức JICA Nhật Bản. Theo đó trong quá trình trồng và chăm sóc nguyên liệu chè matcha luôn tuân thủ theo đúng quy trình từ khâu dọn thực bì dùng hoàn toàn bằng sức lao động không sử dụng thuốc diệt cỏ. Đồng thời, phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân bón hữu cơ, vi sinh ủ từ chế phẩm nông nghiệp. Từ đó, tạo ra nguyên liệu chè "sạch" làm nên những sản phẩm chè chất lượng cao.
Điều đặc biệt, nguyên liệu làm ra chè matcha chỉ thu hái trong 1 tuần khi búp chè đạt đến độ tiêu chuẩn nhất. Trước khi thu hái, chè được che phủ nắng 60 - 90% cách đó 25 ngày trước khi thu hoạch; Sau khi chè được thu hái sẽ được bảo quản, hấp, sấy đúng kỹ thuật để mang lại thành phẩm chè ngon, chất lượng. Ông Qúy phấn khởi cho biết thêm: Năm ngoái gia đình tôi thử nghiệm sản xuất trên diện tích 7 sào, toàn bộ chè làm ra đều được họ thu mua. Sắp tới gia đình tôi tiếp tục được công ty Nhật Bản đầu tư thêm hệ thống máy sấy để việc sản xuất chè matcha được đồng bộ.
Rời gia đình ông Qúy chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất chè móc câu của anh Nguyễn Cảnh Tuấn xóm 4 xã Hùng Sơn. Đang là thời điểm thu hoạch chè chính vụ nên cơ sở chế biến chè của gia đình anh nhộn nhịp hơn so với những ngày thường.
Anh Tuấn chia sẻ: Để có chè ngon thì đầu tiên nguyên liệu chè phải đảm bảo chất lượng "một búp, hai lá", chè phải hái đúng thời điểm và phải được sao ngay trong ngày hái.
Anh Nguyễn Cảnh Tuấn, thôn 4, xã Hùng Sơn có nguồn thu không nhỏ từ cơ sở chế biến chè thủ công chất lượng cao. Ảnh: Huyền Trang
Ngoài ra, chè cũng phải được hái hoàn toàn bằng tay để tránh dập nát hoặc lẫn chè không đạt yêu cầu. Để làm được 1 kg chè khô thì phải cần 6 kg chè tươi. Các ngọn chè được hái phải đều như một. Sau khi chè được hái xong đem về chế biến. Quá trình sao chè, không để lửa quá to để tránh chè bị đỏ, công đoạn vò phải sử dụng vò bằng tay để đảm bảo chè được đều. Các công đoạn khác từ sàng sảy, đóng gói chè đều được làm bằng tay. Do vậy mà những cánh chè do cơ sở anh Tuấn sản xuất luôn thơm, ngon và đậm đà hơn so với các cơ sở chế biến chè công nghiệp. Trung bình mỗi năm gia đình anh sản xuất, đóng gói 3 tấn chè. Với giá thành 150 - 200 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh cũng thu lãi 80 triệu đồng.
Để tạo ra sản phẩm chè chất lượng đòi hỏi khâu chăm bón và thu hoạch chè của người dân phải đạt chuẩn. Ảnh: Huyền Trang
Ông Hoàng Đình Mỹ, Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: Hiện nay toàn xã có trên 530 ha chè công nghiệp với hơn 480 hộ trồng, trong đó 70% sản lượng chè tươi cung cấp cho Nhà máy chế biến chè trên địa bàn, số còn lại là do người dân tự tiêu thụ. Việc xây dựng các cơ sở chế biến chè mini chất lượng cao là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết đầu ra nguyên liệu và nâng cao thu nhập cho người dân. Từ sự ra đời của các cơ sở chế biến này, chính quyền địa phương đang khuyến khích các gia đình có diện tích trồng chè lớn học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng thành nhiều cơ sở chế biến chè tại gia đình để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo Huyền Trang (Báo Nghệ An)
Trồng chè sạch, giá tăng gấp ba Từ nhiều năm nay, cây chè xanh đã quá đỗi quen thuộc với người dân thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Để nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè, các hộ dân nơi đây đã cùng nhau liên kết làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ đó thu nhập từ cây chè đã được cải...