Độc đáo, đường cao tốc được xây dựng giữa một con sông
Trung Quốc đã khẳng định năng lực, trình độ đáng ngưỡng mô với những giải pháp xây dựng công trình vừa nhanh lại tiết kiệm chi phí ở bất kỳ địa hình nào.
“Con đường trên sông” của Trung Quốc là minh chứng cho năng lực kỹ thuật và tư duy đổi mới của quốc gia này
Nằm trong thung lũng miền núi tỉnh Hồ Bắc, cây cầu cao tốc treo trên mặt nước này kéo dài hơn 4,4 km, chạy giữa lòng sông Tương Tây
Đường cao tốc trên sông đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch
Hàng triệu người đổ về Hồ Bắc để trải nghiệm lái xe trên mặt sông và ngắm nhìn khung cảnh núi non hùng vĩ
Video đang HOT
“Con đường trên sông” nhìn từ xa giống như một con rồng khổng lồ, uốn lượn theo dòng nước xanh biếc và triền núi quanh co, đẹp như một bức họa
Con đường uốn lượn theo dòng nước xanh biếc và triền núi quanh co
Sự thành công của con đường cao tốc trên sông đã truyền cảm hứng cho các quốc gia khác xem xét các dự án tương tự
Tổng chi phí xây dựng con đường này là 440 triệu Nhân dân tệ, tương đương 71 triệu USD, vẫn ít hơn nhiều lần so với chi phí xây dựng một đường cao tốc trên mặt đất
Độc đáo làng bích họa Cảnh Dương - Tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai
Làng bích họa Cảnh Dương là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Quảng Bình, nổi bật với phong cảnh hữu tình, nhiều di tích lịch sử và phong tục tập quán ấn tượng.
Ngôi làng cổ kính với nhiều nét đẹp độc - lạ
Làng biển Cảnh Dương nằm ở hữu ngạn sông Roòn, thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 57km. Được thành lập vào năm Quý Mùi (1634), Cảnh Dương đã có tuổi đời 380 năm. Nhìn tổng thể, ngôi làng tựa như một bán đảo nhỏ với ba bề là sông biển mà người xưa đã ví như một con thuyền đang bồng bềnh trên sông nước.
Hoạt động đánh cá nhộn nhịp ở bãi biển vào sáng sớm ở làng Cảnh Dương.
Sở hữu thiên nhiên hùng vĩ, làng biển Cảnh Dương được mệnh danh là "bát danh hương" của tỉnh Quảng Bình. Cảnh quan nơi đây có đủ "Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim", thu hút du khách trong và ngoài nước. Làng biển Cảnh Dương cũng là nơi nổi tiếng lịch sử kháng chiến chống Pháp, đã hai lần được tuyên dương ngôi làng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Không gian yên bình tại đình làng Cảnh Dương.
Cảnh Dương nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống - thương hiệu nước mắm Hàm Hương đã từng tiến vua. Loại cá để làm nước mắm Hàm Hương có màu hồng trong suốt, hằng năm chỉ xuất hiện trên vùng biển cửa sông Roòn vài tháng. Đánh bắt được cá Hàm Hương đã khó, việc chế biến thành nước mắm lại càng công phu. Chỉ những người có tay nghề thành thạo mới chế biến được thứ mắm nức tiếng để mang đi cống ngự.
Bộ xương cá voi cổ có lịch sử gần 400 năm tại làng Cảnh Dương.
Ngày nay, Cảnh Dương trở thành một "phố trong làng", là nơi giao thoa hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại để tạo nên không gian độc đáo. Ngày nay, dân làng Cảnh Dương không chỉ biết có chài lưới, mà còn biết sáng tạo nhiều kỹ thuật trong chế biến thủy hải sản và buôn bán hàng hải.
Dân làng không chỉ quan hệ giao thương với các làng xã trong vùng mà còn mở rộng quan hệ ra nhiều vùng đất khác, từ Bắc tới Nam thông qua việc buôn bán, trao đổi hàng hóa hai chiều hoặc xuất khẩu nhân lực. Chính vì vậy mà ngày nay, làng Cảnh Dương đã trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của vùng Bắc Quảng Trạch.
Phát triển tiềm năng du lịch kết hợp giữ gìn bản sắc làng chài ven biển
Từ năm 2018, được sự hỗ trợ của Sở Du lịch Quảng Bình, dự án vẽ tranh bích họa ở làng Cảnh Dương đã được hoàn thành. Kết quả là hơn 50 tác phẩm bức tranh 3D, sinh động và sống động, mở rộng từ đình thờ Tổ đến khu vực gần làng nghề xã Cảnh Dương. Những tác phẩm nghệ thuật được thực hiện trực tiếp trên các bức tường cổ, mô phỏng hình ảnh làng Cảnh Dương từ buổi sơ khai, trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Một số tác phẩm nổi bật bao gồm: "Cảnh Dương - Pháo đài thép" và "Dân quân du kích, sẵn sàng chiến đấu bên bờ tường rào làng quê"... Đồng thời, các họa sĩ cũng đã châm biếm vẽ hình cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống nghề cá sôi động dọc theo bến sông, với các tác phẩm như "Chợ cá lúc sáng sớm", "Đoàn tàu vững vàng giữa biển khơi", và "Ngư phủ bủa lưới buổi bình minh",...
Bức tường tranh vẽ 3D khắc họa tinh thần chiến đấu của người dân Cảnh Dương trong kháng chiến.
Men theo những bức tường được xây bằng san hô biển là những địa điểm thăm quan Nghĩa địa cá voi, Ngư Linh Miếu và rất nhiều di tích lịch sử khác. Những di tích này mang đậm dấu ấn lịch sử và thể hiện tín ngưỡng của người dân. Lễ hội Cầu Ngư là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phản ánh đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của người dân địa phương được rất nhiều du khách yêu thích.
Bức tranh khắc họa cuộc sống bình dị của dân làng Cảnh Dương.
Hiện nay, làng Cảnh Dương đã được Sở Du lịch Quảng Bình chọn làm địa điểm du lịch kiểu mẫu trong tuyến du lịch Công viên thuyền thúng chạy dọc theo bờ biển huyện Quảng Trạch. Dự kiến, làng Cảnh Dương sẽ còn tiếp tục mở rộng các dự án để phát triển du lịch Quảng Bình lớn mạnh trong thời gian tới.
Kiến trúc độc đáo về cầu ngói 5 thế kỷ ở đất Thành Nam Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Ở đất Thành Nam hiện vẫn còn cây cầu ngói cổ kính, tuổi đời 5 thế kỷ với kiến trúc độc đáo. Nếu như Hội An nổi tiếng chùa Cầu, tại Ninh Bình nổi tiếng cầu ngói Phát...