Độc đáo du lịch làng hương trăm tuổi tại xứ Huế
Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, nơi có nhiều địa điểm tham quan như lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, làng hương Thủy Xuân giờ đây không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.
Cách TP Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nổi tiếng với nghề làm hương trầm có tuổi đời hàng trăm năm. Từ đàn Nam Giao, chạy theo con đường Lê Ngô Cát khoảng chừng hơn 1km, làng hương Thủy Xuân hiện lên với những bó chân hương xoè ra đầy sắc màu trải dọc hai bên đường Huyền Trân Công chúa.
Làng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) giờ đây không chỉ là một làng nghề truyền thống mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.
Làng hương Thủy Xuân không biết xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng vào thời nhà Nguyễn (1802 – 1945) nơi đây chuyên cung cấp hương trầm cho triều đình và quan lại nhà Nguyễn cũng như cả vùng Thuận Hóa, Phú Xuân.
Đến nay, trải qua hàng trăm năm, người dân ở làng hương Thủy Xuân vẫn tiếp tục duy trì và lưu giữ nghề truyền thống này. Có nhiều gia đình, nghề làm hương trầm được truyền từ đời này sang đời khác, để làm ra những cây hương trầm thơm ngát, phục vụ cho đời sống tâm linh của người dân trong và ngoài tỉnh.
Bà Tôn Nữ Ánh Tuyết (72 tuổi, thường được nhiều người gọi với tên trìu mến “mệ Tuyết”), một trong những người làm hương trầm lâu năm tại làng hương Thủy Xuân cho biết, nghề làm hương trầm tại làng Thủy Xuân không biết có từ khi nào, chỉ biết rằng từ hàng trăm năm trước nơi đây đã có nghề làm hương.
“Đến nay, gia đình cũng trải qua nhiều đời làm nghề hương trầm, nghề này tuy không mang lại thu nhập cao như bao nghề khác nhưng đây là nghề truyền thống do cha ông để lại, mình có trách nhiệm và bổn phận phải giữ gìn” – bà Tuyết tâm sự.
Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, nơi có nhiều địa điểm tham quan như lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, làng hương Thủy Xuân giờ đây không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.
Giữa cái nắng như đổ lửa của mùa hè, nhiều đoàn khách, nhất là các bạn trẻ vẫn tìm về làng hương Thuỷ Xuân để chụp những bộ ảnh để làm kỷ niệm, cũng như tìm hiểu về một nghề truyền thống có từ lâu đời của xứ Huế.
Ông Nguyễn Bá Vương – Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân (TP Huế) cho biết, hiện nay trên địa bàn phường có khoảng từ 25-30 hộ dân làm nghề hương trầm dọc tuyến đường từ Huyền Trân Công Chúa đến đường Đoàn Nhữ Hài. Trong đó, có khoảng 5-7 hộ dân vừa làm hương vừa kết hợp làm du lịch.
Ông Vương cho biết thêm, cuối năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận nghề làm hương trầm Thủy Xuân là nghề truyền thống của tỉnh này.
Việc công nhận nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân là nghề truyền thống ngoài việc bảo tồn, tôn vinh một nghề thủ công truyền thống còn nhằm khuyến khích người dân làm du lịch, tạo thêm một điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
Video đang HOT
Đừng bỏ qua 4 địa điểm này khi đến Huế: Không chỉ 'săn' được hoàng hôn mà lên hình còn siêu đẹp
Đâu chỉ có lăng tẩm, đền đài, xứ Huế còn nhiều nơi vừa 'săn' ảnh xịn vừa ngắm hoàng hôn đẹp hết nấc đây này!
Huế từ lâu đã nổi tiếng với những cung điện, lăng tẩm, đền đài và các công trình cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử được trùng tu và lưu giữ đến tận bây giờ. Ngoài ra, mảnh đất này còn được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc rất đỗi yên bình và thơ mộng. Chính vì vậy, khi đặt chân đến xứ Huế, nhiều người sẽ ghé qua những địa điểm có khung cảnh thiên nhiên "đỉnh chóp" như sông Hương, hồ Khe Ngang, đồi Vọng Cảnh,... Thế nhưng, ngoài tham quan và check-in, bạn đã bao giờ thử ngắm hoàng hôn cực chill tại những nơi này chưa? Nếu chưa thì phải lên kế hoạch đến Huế để thử ngay bạn nhé!
Hồ Khe Ngang
Nhắc đến những địa điểm ở Huế có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng thì không thể thiếu đi hồ Khe Ngang. Không chỉ là 1 hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích rộng lớn mà khung cảnh tại hồ Khe Ngang còn đẹp đến ngỡ ngàng với làn nước trong vắt, phía xa xa là những ngọn núi trập trùng được cây cối phủ xanh rì. Chính nhờ khung cảnh thiên nhiên hài hòa này mà nơi đây đã nhanh chóng trở thành điểm "sống ảo" quen thuộc của các bạn trẻ. Đến đây, bạn chỉ cần ngồi nhẹ lên thành hồ hay đơn giản là đứng nhìn xa xăm thôi cũng đã có được bức ảnh đẹp rồi.
Ảnh: @tuannguyen.25, @nhunhuwn_
Ngoài ra, hồ Khe Ngang còn là địa điểm picnic được đông đảo giới trẻ ưa chuộng vì sở hữu khoảng không gian rộng lớn, thoáng đãng, có mây có trời và không khí thì lại rất trong lành, mát mẻ. Đặc biệt hơn, khi đứng tại hồ Khe Ngang, bạn còn có cơ hội bắt trọn cảnh hoàng hôn buông xuống. Hãy thử tưởng tượng xem, 1 buổi chiều tà đến đây, thả bộ thong thả trên con đường nằm sát hồ và chờ ngắm hoàng hôn thì chill không thể tả luôn.
Ảnh: @_myoanh_, @hienle.709, @toram1512, @nh.hoaq_
Đường đi: Hồ Khe Ngang nằm tại thị xã Hương Trà, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km. Đầu tiên, bạn đi dọc theo sông Hương về hướng chùa Thiên Mụ, rồi di chuyển qua đường tránh Huế. Đến đây sẽ có 1 tấm biển chỉ dẫn ghi rõ lối đi đến hồ Khe Ngang, bạn chỉ cần đi theo hướng chỉ dẫn là tới nơi.
Đầm Lập An
Nằm giữa Lăng Cô dịu êm và dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, đầm Lập An mang 1 vẻ đẹp riêng biệt khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ. Nói không ngoa, nơi đây hệt như bức tranh thủy mặc với những lớp mây trắng bồng bềnh trên không, bên dưới là làn nước trong veo, phía sau là những ngọn núi được sương mù giăng mờ ảo. Không những vậy, mỗi khi thủy triều rút xuống, nơi đây lại càng thu hút hơn khi xuất hiện lối đi rẽ nước cực đẹp ngay giữa đầm.
Ảnh: @_bum_48, @_kung1909_
Ngoài ra, tại đầm Lập An còn trang bị thêm 1 chiếc xích đu bằng gỗ mộc, tạo nên góc check-in không thể ảo hơn cho các bạn trẻ. Đến đầm Lập An, bạn hãy canh đúng khung giờ mặt trời sắp lặn để chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn buông xuống, đảm bảo đẹp đến "siêu thực". Đừng quên lấy điện thoại hoặc máy ảnh ra chụp choẹt với "thời khắc vàng" này, chỉ nhìn mắt thường mà không lưu lại thì hơi phí đó.
Ảnh: @sheppoha, @meohoang.tthn
Đường đi: Đầm Lập An nằm dưới chân đèo Phú Gia, ngay trục đường quốc lộ 1A, đoạn đi qua thị trấn Lăng Cô nên việc di chuyển cũng khá dễ dàng. Bạn có thể xuất phát từ trung tâm thành phố, di chuyển theo tuyến đường Hùng Vương - An Dương Vương - Nguyễn Tất Thành và men theo đường Lý Thánh Tông sẽ thấy có 1 bảng chỉ dẫn đường đến hầm Phước Tượng. Bạn rẽ theo chỉ dẫn rồi đi thẳng thêm 1 đoạn sẽ đến đầm Lập An.
Đồi Vọng Cảnh
Sở hữu độ cao 43m so với mực nước biển, lại có vị trí đắc địa ngay bên cạnh dòng sông Hương nhìn qua núi Ngọc Trản, đồi Vọng Cảnh được xem là nơi ngắm nhìn xứ Huế từ trên cao đẹp nhất. Đứng từ vị trí cao nhất của ngọn đồi, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng dòng sông Hương thơ mộng, những cánh rừng xanh ngút ngàn, mái ngói của làng Hương Hồ, Hải Cát, điện Hòn Chén ở phía xa xa hay thậm chí là nhiều cảnh quan tuyệt đẹp khác của xứ Huế mà đứng ở những nơi khác sẽ không thể ngắm trọn được.
Ảnh: @thanh_huyen999_
Cũng chính nhờ độ cao lý tưởng mà bầu không khí tại đồi Vọng Cảnh luôn trong lành, mát mẻ và dễ chịu. Đến đây, bạn có thể dạo bộ trong giữa cánh rừng thông bạt ngàn, chụp lại vài tấm ảnh "sống ảo" hoặc đứng dang tay hít 1 hơi thật dài, chầm chậm cảm nhận những làn gió mát lành thổi qua. Ngoài ra, bạn nhất định phải thử 1 lần ngắm hoàng hôn tại đồi Vọng Cảnh. Đứng ngắm mặt trời dần dần lặn xuống từ trên cao, trong 1 khung cảnh tuyệt đẹp sẽ là 1 trải nghiệm không thể thú vị hơn.
Ảnh: @__linhp, @hdieung_, @hwgz.10
Đường đi: Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km, đường lên đồi Vọng Cảnh cũng không quá khó khăn. Đi từ trung tâm thành phố Huế, bạn men theo đường Hoài Thanh tới đường Lê Ngô Cát thì rẽ phải vào đường Huyền Trân Công Chúa. Chạy thẳng đường này khoảng 4km nữa sẽ tới nơi.
Phá Tam Giang
Phá Tam Giang hay còn gọi là đầm Chuồn, không chỉ được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với diện tích siêu rộng, trải dài từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, mà nơi đây còn là 1 trong những điểm du lịch có khung cảnh thiên nhiên đẹp "mê mệt". Để tham quan hết khu đầm phá này, bạn có thể ngồi trên những chiếc xuồng nhỏ rồi thả mình ngắm khung cảnh thiên nhiên với nắng và gió dịu nhẹ. Ngoài ra, còn 1 trải nghiệm cũng thu hút không kém tại đây, đó là ngắm hoàng hôn buông rực rỡ. Không những vậy, nếu bạn vừa đi thuyền vừa ngắm hoàng hôn thì còn chill hơn gấp mấy lần, có khi "hốt" về hàng loạt ảnh ảo diệu, đăng cả tháng không hết.
Ảnh: @nguyenduce, @huytr92, @satobui, @osakecat_, @lananh_to, @thuongdinh.97
Đường đi: Để đến phá Tam Giang, bạn xuất phát từ đường Lê Duẩn gần Đại Nội Huế, đi thẳng rồi rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng. Cứ tiếp tục chạy thẳng bạn sẽ đến được với làng cổ Bao Vinh, tại đây bạn sẽ gặp 1 biển chỉ dần, đi theo để đến thị trấn Sịa. Từ thị trấn đi tiếp đến bến đò Cồn Tộc, sau đó thuê đò thăm phá hoặc di chuyển qua bờ bên kia để tới phá Tam Giang.
Đồi thông thơ mộng nhất xứ Huế, "mắt thần" ngắm trọn sông Hương Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km, đồi Vọng Cảnh là "thiên đường sống ảo" cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí bình yên, thanh tịnh. Ngoài những "đặc sản chẳng nơi nào có được" như lầu son gác tía, cung điện đền đài, lăng tẩm, xứ Huế còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng...