Độc đáo cửa hàng pizza chỉ toàn robot phục vụ
Phía sau quầy bếp của một cửa hàng pizza mới mở ở Paris (Pháp), những bàn tay điêu luyện đang miệt mài làm ra những chiếc bánh nóng hổi để kịp hoàn thành những đơn đặt hàng.
Điều đặc biệt là toàn bộ quy trình làm bánh, từ nhào bột đến đóng gói vào hộp, đều do robot đảm nhiệm.
Robot làm bánh pizza có tên Pazzi. Ảnh: AFP
Căn bếp làm bằng kính trong suốt có đội ngũ nhân viên là những con robot màu bạc đa năng – có tên là Pazzi – có thể đảm đương mọi việc nhờ sự hỗ trợ của một thiết bị đặc biệt và có khả năng hoàn thành 80 hộp bánh pizza mỗi giờ.
Sau khi đặt hàng tại các ki ốt tự phục vụ, khách hàng có thể xem các “đầu bếp” robot làm bánh pizza, từ khâu cán bột, phết nước sốt cà chua, bỏ thêm các loại rau hữu cơ, phô mai và các nguyên liệu khác sau đó cho bánh vào lò nước.
Anh Sebastien Roverso, 34 tuổi, một trong những người phát minh ra robot Pazzi và mở nhà hàng cùng tên, cho biết toàn bộ quy trình làm bánh diễn ra rất nhanh, chỉ vài phút, nhưng vẫn cho ra những chiếc bánh có chất lượng hoàn hảo. Các robot Pazzi hoạt động gần như tự động hoàn toàn và về lý thuyết không dễ gặp trục trặc.
Robot phục vụ được xem là câu trả lời cho tình trạng thiếu lao động tại các nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống. Ở nhiều quốc gia, các chủ nhà hàng đang gặp không ít khó khăn trong việc thuê nhân công do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa phòng dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều người lao động cũng không mấy mặn mà với công việc phục vụ kéo dài hàng giờ và nhiều áp lực này.
Anh cáo buộc Ryanair, British Airways không hoàn tiền cho hành khách
Ngày 9/6, Cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường (CMA) của Anh cho biết đã xúc tiến hành động pháp lý chống lại Ryanair và British Airways với cáo buộc hai hãng hàng không này không hoàn tiền cho những hành khách không thể thực hiện chuyến bay do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa phòng dịch COVID-19.
Máy bay của British Airways đậu tại sân bay London Heathrow, Anh, ngày 8/6/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong các đợt phong tỏa toàn quốc ở Anh, thay vì hoàn trả tiền vé máy bay, hãng hàng không British Airways áp dụng hình thức hỗ trợ hành khách thay đổi lịch trình miễn phí hoặc đổi phiếu mua hàng. Trong khi đó, hãng Ryanair của Ireland cũng hỗ trợ khách đổi lịch trình bay miễn phí. Tuy nhiên, CMA cho rằng chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch bệnh của Ryanair và British Airways có thể vi phạm luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hành động pháp lý của CMA có thể dẫn đến các vụ tố tụng tại tòa án.
Giám đốc điều hành CMA Andrea Coscelli nhấn mạnh không thể xảy ra tình trạng người tiêu dùng bị mất tiền "oan" vì đã tuân thủ quy định phòng dịch COVID-19 chỉ vì những khó khăn của các hãng hàng không. Theo ông, việc người tiêu dùng không thể thực hiện chuyến bay do dịch COVID-19 là bất khả kháng, do đó họ cần được hoàn trả tiền.
Phản ứng về quyết định của CMA, cả Ryanair và British Airways đều cho biết đã thực hiện những chính sách hỗ trợ đặt lại vé rất linh hoạt và có lợi cho hành khách. Riêng British Airways đã thực hiện hơn 3 triệu yêu cầu hoàn tiền kể từ khi đại dịch bùng phát.
Ngành hàng không toàn cầu đang lao đao do tác động của các biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng trong 15 tháng qua kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19. Cho đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa có kế hoạch dỡ bỏ hạn chế đi lại, làm dấy lên lo ngại rằng ngành hàng không sẽ có thể phải tiếp tục đối mặt với một mùa Hè thất thu.
Chung sống lâu dài với virus SARS-CoV-2 Khác với dự đoán của nhiều người rằng Singapore hoặc sẽ thắt chặt hoặc sẽ nới lỏng các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 đang áp dụng, Thủ tướng Lý Hiển Long, khi công bố chiến lược chống dịch mới của Singapore, đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng việc xác định cuộc sống trong điều kiện "bình thường mới" là...