Độc đáo con đường giữa biển Khánh Hoà
Con đường dài khoảng 800m, nối liền hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là con đường giữa biển “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Điệp Sơn (hay còn gọi là Hòn Bịp) là một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh. Nơi đây nổi tiếng với con đường mòn giữa biển uốn lượn tuyệt đẹp chìm trong làn nước xanh ngọc.
Con đường dài khoảng 800m, nối liền hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn có tên Hòn Đuốc (dân gian gọi là Hòn Ó) và Hòn Quạ. Vẻ đẹp của con đường này được ví như con đường nối liền hai đảo Jindo và Modo nổi tiếng của Hàn Quốc.
Khi thủy triều hạ xuống, con đường uốn lượn, rộng khoảng 1m và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến 0,5m. Nhìn từ xa, lớp cát trắng mịn hiện lên giữa biển như một cây cầu tuyệt đẹp nối đến đảo Điệp Sơn xinh đẹp.
Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Làn nước trong xanh nhìn thấy tận đáy bờ cát trắng, giúp bạn có cơ hội thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá bơi lội tung tăng.
Khi thuỷ triều hạ xuống, con đường bắt đầu lộ diện
Theo người dân địa phương, lâu nay du khách thường nhầm lẫn rằng Điệp Sơn chỉ là một hòn đảo – đảo Bịp. Thực ra, nó là một cụm nhiều hòn đảo độc lập, không chỉ là Hòn Bịp mà còn Hòn Ó, Hòn Quạ.
Video đang HOT
Đa phần du khách ra Điệp Sơn theo tour du lịch đều đi ra Hòn Bịp, sau đó mới được thuyền đưa qua “Điệp Sơn” để đi trên con đường này. Xưa kia nơi đây từng có một con đường trên biển (đã mất) và ngày nay chỉ còn con đường nối đảo ở Hòn Ó và Hòn Quạ.
Con đường nối liền Hòn Ó và Hòn Quạ
Nhiều du khách đến tham quan, chụp hình con đường này
Phong cảnh hoang sơ tại hai đảo Hòn Ó và Hòn Qua, nơi con đường nối qua
CÔNG HOAN
Theo tienphong.vn
Định nghĩa lại Điệp Sơn - Đảo Phật Nằm
Điệp Sơn còn có tên gọi là đảo Bịp, bởi trước đây có rất nhiều chim bìm bịp sinh sống. Đảo thuộc thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 60 km về phía Bắc.
Theo người dân địa phương, lâu nay báo chí và du khách nhầm lẫn rằng Điệp Sơn chỉ là một hòn đảo - đảo Bịp. Thực ra, nó là một cụm nhiều hòn đảo độc lập, không chỉ là Hòn Bịp mà còn Hòn Ó, Hòn Quạ.
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng, đa phần du khách ra Điệp Sơn theo tour du lịch đều đi ra Hòn Bịp, sau đó mới được thuyền đưa qua "Điệp Sơn" để đi trên con đường chìm dưới biển. Xưa kia nơi đây từng có một con đường trên biển (đã mất), và ngày nay chỉ còn con đường nối đảo ở Hòn Ó và Hòn Quạ. "Nhưng bạn sẽ chẳng thể tận hưởng được con đường đó nếu cứ đi du lịch theo tour đến Hòn Bịp như bấy lâu, rồi ghé tàu vào con đường chìm dưới biển đó trong phút chốc, nhất là khi con đường ấy không phải lúc nào cũng chìm dưới nước - bởi nó còn phụ thuộc thuỷ triều và tuần trăng", nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng nói.
Con đường giữa biển tại Điệp Sơn - Ảnh: Lê Thế Thắng.
Con đường dưới biển "đúng nghĩa", theo nhiếp ảnh gia, đang do một doanh nghiệp của vợ chồng anh Trịnh Minh Đại Anh và chị Đào Thị Long quản lý, là một trong hai doanh nghiệp được khai thác du lịch ở Điệp Sơn. Anh đặt câu hỏi: "Tại sao bạn không ra thẳng đảo có đường thuỷ đạo để trải nghiệm hòn đảo trọn vẹn, đúng chất mà phải đi ra tận Hòn Bịp ngoài xa rồi quay lại ghé Điệp Sơn tí chút kiểu tour? Tuyến đường ra "Điệp Sơn" thực ra ngắn hơn rất nhiều so với ra Hòn Bịp, và nó đưa bạn đến thẳng hòn đảo với con đường chìm dưới biển. Nó giúp cho bạn thời gian lưu trú lâu hơn thế, trải nghiệm con đường đẹp đẽ, độc đáo đó lâu hơn thế với đầy đủ dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, và có cả thuyền kayak để bạn chèo đi chơi..."
Với những người đã tới Điệp Sơn, đều biết rằng con đường dưới biển chưa phải là tất cả, cụm đảo còn nhiều điều thú vị, khác biệt hơn thế.
Điệp Sơn - Đảo Phật nằm chụp từ trên cao.
Cụ thể, hòn đảo chính của cụm Điệp Sơn có tên là đảo Phật Nằm. Nếu nhìn từ xa, ta sẽ thấy hòn đảo có hình dáng như tượng Phật nằm trên mặt biển, nửa chìm nửa nổi. Và con đường dưới nước nằm ở đầu "bức tượng" Phật.
Chưa hết, cuối đảo Phật Nằm này có một mũi cát chạy dài về phía Tây, vô cùng độc đáo. Roi cát này xâm xấp nước, sóng vỗ tới từ hai phía, bên nông, bên sâu, nước bên ấm, bên lạnh. "Chiều hoàng hôn ở đây tuyệt đẹp, nhất là khi bạn có thể chạy trên mặt nước xâm xấp làn cát vàng óng. Phía Đông Nam hòn đảo còn có 6 căn bungalow, mỗi căn 2 giường đôi, phục vụ khách lưu trú. Những bungalow này làm bằng vật liệu chống cháy, dùng điện mặt trời. Nước ngọt thì vợ chồng "chúa đảo" đang phải mang từ đất liền ra...", một du khách viết về trải nghiệm Điệp Sơn - Đảo Phật Nằm.
Còn theo nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, chỉ lưu trú mới cho bạn cơ hội được tận hưởng Điệp Sơn, và thời điểm tuyệt vời nhất là sáng đầu ngày hoặc hoàng hôn, vì lúc ấy chẳng có khách tour nào cả.
Một điều đặc biệt nhất của Điệp Sơn, là dấu ấn "sức người", vì chính vợ chồng "chúa đảo" đã cùng nhau khai phá đảo hoang để làm du lịch, và tự tay gom dọn hàng tấn rác đại dương mỗi ngày.
An Nhiên
Theo congluan.vn
Cuộc dạo chơi đầy cảm xúc trên con đường dưới biển Ở đảo Điệp Sơn (thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) có một con đường dài khoảng 800m, chỗ rộng nhất khoảng 8m nhưng chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống. Ba hòn đảo có tên dân dã là hòn Bịp (do trước đây có nhiều chim Bìm bịp), hòn Quạ (nhiều Quạ sinh sống), hòn Ó (chim...