Độc đáo chợ rắn miền Tây mùa nước nổi
Gần một tháng nay, nhiều bà con nông dân và ngư dân ở Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú (An Giang) đã tất bật khai thác, đánh bắt cá linh và các loài cua, ốc, lươn, ếch, nhái. Điều đặc biệt là mùa lũ năm nay rắn ở vùng này bà con đánh bắt được khá nhiều so với những mùa trước.
Vào những ngày này, có dịp đi qua Khánh An, Khánh Bình, kinh Vĩnh Tế (An Giang), Hồng Ngự, Tam Nông (Đồng Tháp) và một số xã thuộc huyện đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng ta là những cánh đồng nước bao la và những con người mưu sinh trong lũ, đặc biệt là nét sinh hoạt của chợ quê miền Tây mùa nước nổi đã tạo thành bức tranh sinh động và vô cùng quyến rũ.
Gần một tháng nay, nhiều bà con nông dân và ngư dân ở Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú (An Giang) đã tất bật khai thác, đánh bắt cá linh và các loài cua, ốc, lươn, ếch, nhái. Điều đặc biệt là mùa lũ năm nay rắn ở vùng này bà con đánh bắt được khá nhiều so với những mùa trước.
Trong chuyến du lịch miền Tây mùa nước nổi, đến An Phú hoặc dọc theo kinh Vĩnh Tế dạo quanh một vòng, chúng tôi chứng kiến nhiều sạp bán toàn “đặc sản” mùa lũ, hấp dẫn nhất là ba ba, rắn, chuột và cả rắn mối nữa. Rắn mùa này phần lớn do bà con mình đánh bắt, một phần do đưa từ nước bạn Campuchia chở sang Việt Nam, phổ biến là rắn bông súng, rắn nước, ri voi, ri cá, ri cốc… loại rắn hiền không xếp vào loại động vật quý hiếm.
Anh Võ Minh Tâm, một người chuyên mua bán rắn ở chợ Vĩnh Hội Đông cho biết bình quân mỗi ngày anh thu gom được từ 20 – 30 kg rắn đủ loại, giá từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, nhờ rẻ nên rắn bán rất chạy.
Có thể nói Vĩnh Hội Đông, chợ Khánh An, Khánh Bình (huyện An Phú) là những nơi tập trung rùa, ba ba, rắn các loại, nhiều nhất là rắn mối. Ngoài ra, tại chợ An Phú, chợ Cây Mít, xã Nhơn Trung (huyện Tịnh Biên), chợ đêm dưới gốc cầu Tha La cũng có vài điểm bán ba ba, rắn và rắn mối.
Tại những chợ này, người bán luôn niềm nở, nhiệt tình giới thiệu với khách, bắt rắn thuần thục bằng tay không rất chuyên nghiệp. Các cửa hàng ăn uống cũng rất sẵn các nguồn hàng, các món ngon, lạ như ếch nướng, rắn hầm sả, rắn nướng mọi và nấu cháo đề phục vụ cho du khách. Chính những “đặc sản” hấp dẫn và sự thân thiện của con người nơi đây đã trở thành nét đẹp, sự mời gọi và níu chân nhiều du khách đến với miền Tây mùa nước nổi.
Rời khỏi các chợ vùng lũ, chúng ta có thể ghé qua Châu Đốc hoặc các chợ huyện mua khô rắn mang về làm quà cho gia đình. Sau chuyến lữ hành đến miền Tây mùa nước nổi, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm thêm nhiều điều thú vị và bổ ích, đặc biệt là sẽ nhớ mãi bức tranh sinh hoạt chợ quê miền Tây mùa nước nổi và mùi vị rắn đồng thơm ngon, lạ miệng.
Chợ rắn mùa nước nổi tại Khánh Bình, huyện An Phú.
Video đang HOT
Chợ rắn Khánh An, huyện An Phú.
Rắn mùa nước nổi bày bán khắp nơi.
Cân rắn bán tại chợ Cây Mít, xã Nhơn Trung, huyện Tịnh Biên.
Rắn được vận chuyển từ nước bạn Campuchia sang Việt Nam.
Rắn mối bày bán tại chợ Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú.
Theo Phúc Lộc
Dân Việt
Đặc sản cua đồng mùa nước nổi giá cao vẫn "cháy hàng"
Mùa nước nổi, cua đồng ở các huyện biên giới Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) được xếp vào hàng đặc sản luôn được thị trường săn đón nên dù giá cao vẫn luôn ở tình trạng "cháy hàng".
Cua đồng sinh sản nhiều vào mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch nhưng có nhiều nhất vào tháng 8. Lượng cua đồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và lượng mưa. Hiện, cua đồng được thu mua tại các cánh đồng Campuchia và phân loại bán vào các nhà hàng, quán ăn lớn.
Cua đồng mùa nước nổi sinh sản nhiều, chất lượng thịt ngon nên được xem là đặc sản mùa lũ.
Theo nhiều người có kinh nghiệm, năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên sản lượng cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 1 - 3 tấn/ngày chỉ đạt mức 2/3 sản lượng bình thường. Mùa cua đồng, ngoài việc giúp các cơ sở phát triển kinh tế thì cũng mang lại thu nhập khá cho các nông dân làm thuê tại các cơ sở thu mua và chế biến cua đồng. Mỗi công nhân làm thuê có thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày.
Hiện nay, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay có giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, càng cua đồng bán bán tại các chợ huyện đã tăng lên từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, cao hơn thời điểm bình thường từ 20.000 - 30.000 đồng, tùy theo độ lớn nhỏ.
Cua đồng được thu mua và chuyên chở từ những cánh đồng Campuchia.
Cua đồng sau khi được thu mua về sẽ cân và phân loại tại các vựa cua ở huyện Hồng Ngự và Thị xã Hồng Ngự.
Công nhân phân loại cua đồng ra nhiều loại khác nhau.
Công nhân bẻ cành, lột mai cua đồng trước khi xuất bán tại các thị trường Đồng bằng sông Cửu Long.
Người làm thuê cua đồng có thu nhập khá, từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày.
Cua được phân loại chuyên chở cho các nhà hàng, quán ăn lớn.
Cua đồng đóng thùng chuẩn bị xuất bán.
Càng cua đồng ở mức giá 200.000 - 250.000 đồng tại các chợ huyện và luôn trong tình trạng hút hàng.
Theo Chí Trung
Dân Việt
Cận cảnh đàn dê lai sơn dương có lông và bờm giống sư tử Đoàn công tác của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng ngày 11.8 đã đến khu du lịch Làng Cù Lần, thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) để khảo sát, nghiên cứu đàn dê lai sơn dương có lông và bờm giống sư tử. Đây có thể là một nguồn gien quý, giống như trường hợp đàn...