Độc đáo các sản phẩm làng nghề Việt
Những làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm đã mai một dần, nay chỉ còn là một nhóm sản xuất … Thế nhưng, những sản phẩm được làm ra bởi đôi tay tài hoa của các nghệ nhân vẫn luôn chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt đối với người dùng.
Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ X – CraftViệt 2014 đang diễn ra tại số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội thu hút sự tham gia của trên 200 đơn vi, doanh nghiêp vơi hơn 300 gian hang đăng ky tham gia trưng bay, giơi thiêu san phâm.
Tượng gốm và tranh gốm được làm từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân
Tranh ghép gỗ
Các sản phầm của làng nghề tham gia triển lãm rất phong phú, đa dạng và được chia thành các khu như: Khu mỹ nghệ kim hoàn: vàng, bạc, đồng, khảm tam khí; khu gốm sứ, pha lê thủy tinh; khu điêu khắc trạm khảm từ đá, gỗ, sừng; khu hàng mây song, tre nứa, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác; khu hoa khô, hoa lụa, hoa đất, hoa gỗ, khảm trai, sơn son thiếp vàng, đa phong thuy, gôm sư, sưng thu công my nghê, kham trai, mây tre đan, dêt lua, tranh Đông Hô, tranh thêu,…
Trong khuôn khô Hôi chơ các nghệ nhân thuộc một số nghề như: Dêt lua, cham bac, mây tre đan, lam tranh Đông Hô, năn to he, kham trai… tổ chức biểu diễn giúp khách tham quan tìm hiểu về quy trình làm nghề truyền thống.
Video đang HOT
Sản phẩm trạm khắc từ đồng vàng
Làng nghề truyền thống tò he Xuân La xác lập Kỷ lục Việt Nam
Làng nón lá Mỹ Trạch (Quảng Bình) có tuổi đời hàng trăm năm
Phát biểu tại lễ khai mạc diễn ra tối 11/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết: “Hiện nay nước ta có trên 3.355 làng nghề, trong đó 1.318 làng nghề được công nhận. Sản phẩm làng nghề Việt Nam ngày càng tinh xảo, với nhiều chủng loại sản phẩm, mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú, đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới”.
Tuy nhiên, làng nghề thủ công mỹ nghệ còn gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Các làng nghề thiếu thốn về vốn và mặt bằng sản xuất, nạn ô nhiễm môi trường từ các làng nghề ngày càng trầm trọng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh múm, chậm đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã, sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước còn yếu, thị trường tiêu thụ có nguy cơ bị thu hẹp, thiếu bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, thu nhập và đời sống của nghệ nhân, thợ thụ công và doanh nghiệp.
Gỗ mỹ nghệ và gỗ khảm trai
Gốm sứ Bát Tràng
Máy dệt chiếu cói
Bút tre được làm từ những cành tre nhỏ, sản phẩm được bán phổ biến tại các khu du lịch trên cả nước
Hội chợ được kỳ vọng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết nối thông tin về các sản phẩm làng nghề. Đồng thời, đây còn là dịp để tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và các làng nghề truyền thống, khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công, giới thiệu hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Hà Nội chính thức bỏ lệnh cấm ô tô đường Xuân Thủy - Cầu Giấy
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông linh hoạt, tạo thuận lợi cho các phương tiện lưu thông qua khu vực thi công nhà ga số 6 và 7 trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy.
Sau khi đi kiểm tra tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - cho rằng, dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 thi công trên tuyến đường huyết mạch của thành phố có mật độ giao thông lớn nên việc thu hẹp lòng đường phục vụ thi công làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân và việc lưu thông trên tuyến đường này.
Hà Nội sẽ phân luồng giao thông linh hoạt trên tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy
Tuy nhiên, đây là dự án trọng điểm, nhằm phát triển giao thông của thành phố nên nhận được sự chia sẻ và ủng hộ của nhân dân. Trong quá trình triển khai còn một số bất cập nên ông Hùng chỉ đạo các đơn vị liên quan phân luồng giao thông trực tiếp qua tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Tuyến đường này chỉ cấm các loại xe tải, xe khách trên 30 chỗ, xe taxi lưu thông khu vực thi công các ga số 6, 7, 8 và các trụ cầu.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu lực lượng tổ chức giao thông trực 24/24 giờ trong suốt thời gian thi công các nhà ga trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Cảnh sát và thanh tra giao thông bố trí lực lượng trực từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm, sau đó giao cho các đơn vị thi công chỉ đạo chính nhưng vẫn có lực lượng hỗ trợ để đảm bảo giao thông và vận chuyển vật tư, vật liệu, thiết bị thi công.
Đặc biệt, ông Hùng yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức giao thông một cách linh hoạt nhất, tạo thuận lợi cho các phương tiện và nhân dân lưu thông qua khu vực này, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng cho người dân và cơ quan tại khu vực thi công.
Tại các nút giao thông khác gần khu vực thi công như Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, nút Bưởi, Đào Tấn, Liễu Giai và các nút giao trên đường Nguyễn Khánh Toàn, đường Vành đai 2, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Vành dai 3 phải tăng cường lực lượng để điều tiết giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
Ngoài ra, ông Hùng còn yêu cầu lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công không đúng giấy phép, không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình.
Trước đó, Sở GTVT ra văn bản đề nghị lực lượng chức năng cấm ô tô (trừ xe buýt, xe cứu thương, xe làm nhiệm vụ...) qua đường Xuân Thủy - Cầu Giấy để rào chắn xây dựng ga số 6 và 7 tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội - Nhổn trong vòng ba tháng (từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11/2014). Đến ngày 30/8, lực lượng chức năng chính thức phân luồng ô tô qua đường Cầu Giấy.
Sau dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người dân đi làm đông khiến các tuyến đường phân luồng ô tô quanh khu vực Cầu Giấy bị ùn tắc nghiêm trọng. Vào giờ cao điểm lực lượng chức năng phải xuống hiện trường đưa ra quyết định "nóng" để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội: "Biển người" cầu an tại tổ đình Phúc Khánh Tối 9/8 (tức ngày 14/7 âm lịch) hàng nghìn người đã về dự lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội). Nhiều người đã phải nhịn đói từ chiều để có một chỗ ngồi đẹp. Mặc dù 19h lễ cầu siêu mới chính thức diễn ra, nhưng ngay từ đầu giờ chiều ngày 9/8, biển người đã đổ về Tổ...