Độc đáo các món ăn đặc sản rừng
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng thiên nhiên. Các món ăn này không phải muốn là có ngay, mà người ăn cần phải kiên nhẫn đợi đến mùa, nếu ai đó đã từng thưởng thức qua một lần thì sẽ nhớ mãi không quên.
Bước vào những tháng mùa mưa, người dân vùng Bảy Núi sẽ có dịp khoe với bạn bè phương xa những món ăn đặc sản rừng của quê mình. Bên cạnh các loại rau, củ thì những món đặc trưng như: nho rừng, chuối rừng, ốc núi hay cua núi… để mọi thực khách khắp nơi nhớ đến vùng đất này.
Bắt đầu từ khoảng tháng 6 (âm lịch) kéo dài đến khoảng tháng 8 (âm lịch) là lúc trái nho rừng được người dân tìm để thu hoạch. Bởi lẽ, trái nho rừng được biết đến do có vị chua thanh đặc trưng dùng để chế biến thức ăn và ngâm rượu có hương vị và màu sắc đặc biệt. Nho rừng thuộc họ dây leo mọc trong những khu vực cây rừng và cho trái thành chùm, nhưng lại nhỏ hơn trái nho thường. Trái nho rừng có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu tím trông rất đẹp mắt, được rất nhiều người dân thành thị tìm mua.
Với vị chua đặc trưng, nho rừng được chế biến món cá kho lạt
Cũng thuộc loại trái cây nhưng chuối rừng khác với chuối thường từ thân cây đến trái đều ốm, nhỏ nên dễ phân biệt. Do trái chuối nhỏ chỉ bằng ngón tay người, nhưng bên trong thì có hột dầy đặc hơn cả loại chuối hột nên thường được người dân dùng để ngâm rượu. Khác với nho rừng, chuối rừng có mùi thơm và vị ngọt vô cùng thu hút khi chín. Tuy nhiên, để có được những buồng chuối thật sự ngon thì tốn không ít công sức để canh chừng các động vật “nhạy cảm” với mùi hương khi những trái chuối trên buồng bắt đầu lớn.
Video đang HOT
Màu rượu chuối rừng khá bắt mắt khi ngâm đủ thời gian
Khi thời tiết bắt vào lúc mưa liên tục thì ốc núi bắt đầu bò lên mặt đất kiếm ăn. Lúc này, người dân tìm những khu vực có ốc mà lượm về. Tuy nhiên, ốc núi cũng có nhiều loại, không phải con nào cũng dùng làm thực phẩm được, nếu muốn bắt thì phải có người địa phương am hiểu chỉ dẫn. Thường thì người dân sẽ đi vào ban đêm, khi đi phải mang theo đèn pin soi tìm. Ốc núi là loài đặc trưng chỉ xuất hiện nhiều trên núi Cấm và núi Dài (Ngọa Long Sơn) của vùng Bảy Núi. Ốc mình tròn, hơi dẹp, to bằng ngón tay cái, sống chui rúc trong các hang hốc, khe núi và dưới các gốc cây, bụi chuối. Thịt ốc núi giòn, vị ngọt, thơm ngon độc đáo, tuyệt đối không có mùi tanh và mùi bùn nên rất ngon khi chế biến với lá chúc, sả.
Ốc núi nhìn rất lạ mắt
Cũng vào mùa mưa, trên khu vực núi Cấm còn một loại thức ăn ngon và dân dã là cua núi. Khi mưa về, cua núi bò từ hang ra các suối mát để tìm mồi nên hàng ngày, người dân chỉ đến các hang suối “câu” cua. Tuy nhiên, việc “câu” cua núi không đơn giản chút nào. Bởi người đi săn phải đi bộ dài khắp các con suối nên rất vất vả. Đồng thời, hình thể cua núi không giống như cua bình thường, nhỏ dẹp hơn và màu phía dưới tím lạ lạ hơn. Thịt cua núi vừa thơm, vừa béo. Cách chế biến ngon nhất hiện nay là rang me, hấp cách thủy và nấu canh, mùi vị đặc trưng, ngọt đậm…
Cua núi chín có màu rất đặc trưng
Để một lần thưởng thức được các món ăn đặc sản thiên nhiên của vùng Bảy Núi, nhiều thực khách phương xa không ngần ngại bỏ thời gian xuống tận nơi tận hưởng cho được cái mùi vị độc đáo và đặc trưng.
Ngon, lạ ốc núi Mai Châu hấp bia
Không chỉ nổi tiếng với món xôi nếp như trong những vần thơ của Quang Dũng: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi", Mai Châu còn được biết đến với nhiều đặc sản núi rừng giàu sức lôi cuốn. Ốc núi hấp bia là một trong những món như vậy...
Không giống những loại ốc khác, ốc núi Mai Châu cư trú ngay tại những khe núi, bờ đất. Thức ăn chủ yếu của ốc núi này là các loại thảo mộc tự nhiên. Theo người dân bản địa, ốc núi có thể bắt và sử dụng quanh năm nhưng ngon nhất là vào khoảng tháng 6, tháng 7 dương lịch hàng năm vì mùa hè là thời điểm con ốc tích tụ trong cơ thể nhiều loại dưỡng chất nhất để chuẩn bị cho một mùa sinh sản mới.
Trên đường khám phá Mai Châu, nếu chịu khó quan sát thì du khách có thể thấy những mẹt ốc ở ven đường được người dân địa phương bán với giá từ 40 - 50 nghìn đồng/kg.
Ốc được hấp với bia kèm sả và lá chanh tươi. (ảnh: Quang Đạo)
Ốc núi sau khi bắt về sẽ được đem ngâm trong nước để ốc nhả hết đất. Muốn ốc nhanh sạch, người ta có thể cho thêm chút dấm gạo và vài lát ớt tươi cắt mỏng. Sau đó, ốc sẽ được đánh kỹ bằng bàn chải và rửa sạch dưới vòi nước. Có nhiều cách chế biến song món ốc hấp bia được ưa chuộng hơn cả vì theo người sành ăn, món này sẽ giúp ốc núi "giữ được hương vị núi rừng vốn có".
Nồi hấp được lót phía dưới lót 5 - 7 nhánh sả đập dập, sau đó ốc đã rửa sạch sẽ được xếp đều lên trên lẫn với lá chanh tươi và một ít sả. Theo kinh nghiệm, để hấp 2 kg ốc núi thì sẽ cần khoảng 200 ml bia.
Món ốc núi hấp bia đã chinh phục rất nhiều thực khách. (ảnh: Quang Đạo)
Do ốc núi Mai Châu khá to nên thời gian hấp thường kéo dài khoảng 20 phút. Khi đó, ốc sẽ vừa chín tới, không dai quá mà thịt ốc vẫn giữ được vị ngọt. Quá trình hấp cũng chính là thời gian để người dùng pha chế nước chấm ốc. Có thể nói, với những nguyên liệu sẵn có như gừng, tỏi tía, chanh tươi, ớt chỉ thiên, sả thái lát mỏng, lá chanh thái nhỏ... Nước chấm là một phần không thể thiếu, là yếu tố rất quan trọng góp phần làm nên vị ngon của món ốc hấp bia. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị thơm, ngọt, béo ngậy của ốc núi cùng vị chua, cay đặc trưng của nước chấm.
Nếu có dịp đặt chân tới Mai Châu, ngoài việc dừng chân thưởng thức ốc núi hấp bia, du khách có thể mua về làm quà cho người thân với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, xào.
Đặc sản món ngon Ninh Bình, ăn vào là nghiện Đất Ninh Bình được mệnh danh là địa linh nhân kiệt, đất đai phì nhiêu, sông núi điệp trùng. Ninh Bình không chỉ có nhiều cảnh đẹp, mà còn có rất nhiều món ăn ngon. Ngoài món dê núi, đặc sản Ninh Bình còn rất nhiều các món ăn tinh hoa nổi danh vùng đất Kinh đô. Hãy theo chân chúng mình khám...