Độc đáo bún suông miền Tây
Với nguyên liệu chính là bún, người dân vùng sông nước miền Tây có thể chế biến ra rất nhiều món ngon hấp dẫn.
Nổi bật trong đó chính là bún suông – có lẽ không phải ai cũng biết nhưng nếu đã thưởng thức sẽ chỉ có “ghiền”.
Người miền Tây dường như luôn được biết đến với lối sống dân dã, bình dị và có “nết” ăn uống khá dễ dàng. Thay vì ăn cơm cho chắc bụng, người miền Tây có thể chọn bún, bánh canh, xôi, bánh lọt, hủ tiếu,… trong bữa cơm gia đình vào bất kể bữa sáng, trưa, xế, chiều. Nhưng nói gì thì nói, cái cốt của những món ăn này vẫn có sự góp mặt của hạt gạo, bởi lẽ cái nôi văn minh lúa nước đã in sâu trong tâm khảm người Việt Nam, dù là vùng miền nào.
Bún suông Trà Vinh. Ảnh minh họa
Khi nghe nói bún suông, hẳn có lẽ người miền ngoài nghe sẽ nghĩ ngay đến món bún không kèm “topping” nào hết hoặc thường gọi vui với nhau là “bún không người lái”, chỉ có điểm thêm vài ba cọng hành cọng ngò hay nắm rau tập tàng.
Thực chất, bún suông miền Tây lại hoàn toàn khác, suông là con suông được làm từ thịt của con tôm hay con tép bạc đất thấm đẫm cái mặn mòi của sông nước quê hương. Có nơi gọi bún suông hoặc cũng có nơi gọi bún đuông tùy thuộc vào hình dạng tạo thành của loại “topping” này. Bún suông được biết đến như một đặc sản của xứ sở dừa sáp Trà Vinh, tô bún được chan nước dùng ngọt thanh hầm từ thịt heo, chân giò heo và cả cái ngọt thừ nước luộc con suông, suông được làm thành sợi dài bự cỡ đầu chiếc đũa ăn cơm.
Nhưng đến với xứ Gò Công (Tiền Giang) bạn sẽ thấy con suông được làm khác hơn nhiều, bún suông ở đây có thể gọi là bún đuông bởi hình dạng tròn ú như con đuông dừa với màu vàng cam bắt mắt. Tô bún suông Gò Công không ăn vơi giò heo, thịt heo mà sẽ ăn chung với thịt vịt đồng mang cái dai ngọt đặc trưng vùng đất này.
Video đang HOT
Bún suông thịt vịt xứ Gò Công. Ảnh minh họa
Thực lòng mà nói, để kể tên hết các món bún ở miền Tây chắc khó lòng kể hết đối với một kẻ xa xôi như tôi nhưng thật sự đã thử món nào sẽ đều ghiền món đó, từ bún thịt xào, thịt nướng, bún cá, bún mắm, bún nước kèn, bún cà ri,… có quá nhiều món được sáng tạo ra dưới bàn tay khéo léo của nhưng bà nội trợ xứ miệt vườn.
Bún suông cũng là món ăn gây quyến luyến đối với rất nhiều người, được biết đến như đặc sản từ Trà Vinh nhưng với tính cách hòa đồng của bà con miền sông nước sẽ dễ dàng giới thiệu đến bạn bè gần xa, thậm chí chẳng ngại cho đi công thức “gia truyền”. Do đó, ai ở miền Tây cũng đều biết đến mon này cả, chỉ là cách nấu khác đi một chút cho phù hợp khẩu vị từng địa phương, cũng vì thế mà càng làm phong phú thêm cho tinh hoa ẩm thực quê nhà.
Nói về món bún suông, nếu một tô bún có tôm, có tép là chuyện bình thường thì bún suông thuộc kiểu không tôm mà có tôm vậy. Con suông được người Trà Vinh làm thành sợi suông dài, thịt tôm bạc đất được xay hoặc giã nhuyễn, thêm gia vị rồi quết thật đều tay cho dai và bỏ vào bọc nilon cắt đầu giống như túi bắt kem rồi bóp vào nồi nước sôi, sau khi luộc chín sẽ gắp ra để riêng, khi nào ăn chỉ việc để vào tô. Nước dùng được hầm từ chân giò, thịt heo và thậm chí cả nước luộc con suông cho ngọt thanh, nhìn tô bún hấp dẫn với màu vàng cam của những con suông, béo ngậy của những khoanh giò và thịt heo. Ăn hết tô bún không bị ngán vì còn có rau sống với giá trụng làm dung hòa vị béo của giò heo.
Bún suông Trà Vinh. Ảnh minh họa
Còn ở xứ Gò Công, thịt tôm sau khi quết vừa đủ sẽ được nặn tròn và dài cỡ 3 lóng tay, sau khi luộc sẽ nở căng ú đã con mắt, suông luộc chín được xào qua với dầu màu điều cho áo đều lớp màu vàng cam đầy hấp dẫn. Tô bún suông thơm ngon, đậm đà với thịt vịt, lòng vịt được hầm mềm nhưng không bị rục, những con suông vàng đều đẹp mắt và còn ngọt dai vừa tới.
Sự đa dạng của ẩm thực miền Tây đúng “không phải dạng vừa”. Chỉ từ một nguyên liệu chính là bún mà tạo ra được biết bao nhiêu món ăn làm nao lòng thực khách, ăn mãi không biết chán. Có lẽ giờ đây lại có thêm một món nữa trong sổ tay của bạn về “những món nhất định phải ăn khi đến miền Tây”?
Thèm con cá bống kèo miền Tây
Qua bàn tay của nội, của mẹ, những con cá bống kèo thơm ngon được chế biến thành những món ăn mà chỉ cần ngửi thấy tên thôi cũng đã thèm rồi.
Do đó, nếu ghé miền Tây mà chưa một lần ăn lẩu cá kèo hay cá kèo kho tiêu thì sẽ là điều cực kỳ đáng tiếc.
Cá bống kèo hay còn gọi là cá kèo, loại cá da trơn sống nước lợ có đầu nhỏ, hình chóp, thân hình trụ dài thuôn dẹp về phía đuôi. Vây đuôi dài và nhọn, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hớng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi.
Cá bống kèo chủ yếu chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Cá di chuyển theo con nước, khi tìm được nơi thích hợp sẽ đào hang để ở lại. Cá thuộc loại ăn tạp, ruột ngắn và thức ăn chính là giun, phiêu sinh vật,...
Cá kèo thịt mềm thơm ngon, có mặt trong bữa cơm các gia đình miền Tây. Ảnh minh họa: IT
Tại miền Tây, cá kèo thường tập trung tại các vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang do đặc trưng loài phù hợp môi trường nước những vùng này. Tuy nhiên, cá kèo tự nhiên không còn nhiều do khai thác quá mức. Do đó, hiện nay, nhiều nơi đã phát triển nuôi trong ruộng muối hoặc các ao nuôi kỹ thuật nhằm duy trì loại cá thơm ngon, ngọt thịt này. Giá bán thị trường của loại cá kèo tươi khoảng 90.000-110.000 đồng/kg và được nhiều người lựa chọn cho bữa ăn gia đình.
Nhiều thế hệ trẻ em miền Tây mỗi lần nhắc đến lại bùi ngùi nhớ về những xâu cá kèo tươi rói nướng trên bếp lửa được người lớn cho sau khi đi ruộng về. Ai nấy cũng hí hửng cầm xâu cá kèo xoay đều trên bếp lửa với hương vị thơm lừng. Cá bống kèo nướng chín có phần thịt vàng ươm thơm nức mũi, ngọt đậm đà vị quê hương bên trong lớp da phủ màu khói.
Món cá kèo kho vô cùng hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT
Cá kèo thường được thu hoạch vào khoảng cuối năm trước đến 3 tháng đầu năm sau. Mỗi mùa cá kèo đến hầu như mọi gia đình vùng quê đều sẽ ăn cá kèo trong mỗi bữa ăn. Cá kèo được chế biến vô cùng đa dạng từ nấu lẩu, kho lạt, kho tiêu, nấu canh chua,... hoặc khi ăn tươi không hết sẽ đem làm khô tạo ra món mồi nhậu rất bắt miệng.
Mỗi khi tới mùa cá kèo, các gia đình không thể nào bỏ qua những nồi lẩu mắm cá kèo, cái ngọt của thịt cá hòa quện với cái đậm đà của vị mắm đồng. Đặc biệt trong tiết trời mưa lạnh, cả gia đình cùng nhau quây quần bên nồi lẩu mắm nghi ngút khói, thơm ngon đượm vị thì kỳ thực không gì bằng.
Lẩu mắm cá kèo. Ảnh minh họa: IT
Cá kèo ăn tươi không hết sẽ được bà con khéo léo làm khô. Sau khi làm sạch phần nhớt bằng muối, rửa sạch cá lại với nước phơi qua 3 cái nắng giòn để cá được khô hoàn toàn. Sau đó, bà con sẽ phun lên một lớp rượu trắng mỏng giúp cá không bị tưa mỡ, để bảo quản lâu hơn và không bị tanh.
Người miền Tây ăn cá kèo ít ai bỏ ruột vì muốn cảm nhận được vị đắng nhẹ từ mật cá hòa trong cái ngọt của thịt cá. Cá kèo cũng không có xương nhỏ mà chỉ có 1 xương sống giúp người ăn cũng dễ dàng gỡ bỏ hơn. Vào mùa cá, thậm chí cả tuần bữa cơm nào cũng có chảo cá kho nhưng không ai biết chán bởi món ăn quá ư ngon miệng qua bàn tay của nội, của mẹ.
Có cơ hội đến với miền Tây hãy thử ngay món cá kèo. Bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng về hương vị của nó. Đây là một món quà quý của mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất phù sa và cũng là cả bầu trời tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.
Bún suông - đặc sản Trà Vinh gây tò mò từ cái tên và hấp dẫn ngay ở phần nhìn Về Trà Vinh, đã thử bún nước lèo rồi thì đừng quên tạt ngang thưởng thức luôn món bún suông đặc sản nơi đây nhé! Là một vùng đất có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, đến Trà Vinh mà không thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây thì coi như chuyến đi mất nhiều...