Độc đáo bò tùng xẻo Nam Bộ
“ Bò tùng xẻo”, cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng nếu một lần được thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi hương vị thơm ngon và cách trình bày hấp dẫn.
Bò tùng xẻo là món độc đáo của vùng đất Nam bộ, còn có tên gọi là bò gác chéo chân, có lẽ xuất phát từ tư thế bắt chéo chân bò để chế biến món này.
Người dân Nam bộ thường truyền cho nhau về lịch sử món ăn này. Cách đây hơn nửa thế kỷ, các chủ điền vùng khẩn hoang Nam bộ thường mở tiệc nhậu ngay trên sân vườn hoặc đồng ruộng trong dịp cuối năm hay đầu năm mới. Thức ăn cho những buổi tiệc kiểu này là nguyên một con bò non được nướng qua lửa than hồng. Người dân lưu truyền món ăn và hiện đã trở thành món đặc sản nổi tiếng.
Video đang HOT
Bò tùng xẻo nhúng giấm
Để có món bò tùng xẻo đạt chuẩn người chế biến phải cẩn thận từ khâu đầu tiên là chọn bò. Bò là loại bò con còn nhỏ, không được quá non thịt sẽ nhão càng không được già vì thịt dai. Đặc biệt, nhiều chủ điền còn muốn tự tay nuôi và vỗ béo chú bò đã được lựa chọn. Thường, thức ăn phải là loại lá cây, cỏ ở vùng đồng bằng, thung lũng đất đai màu mỡ thì thịt sẽ trắng hồng và ngọt hơn bình thường.
Bò tùng xẻo nướng
Bò được cắt tiết, cạo lông rồi mổ bụng, lấy hết bộ lòng ra, dùng dây thép khâu lại, cho vào bụng các loại lá thơm như đinh lăng, tía tô, lá sả… xong lấy dây khâu thật chặt lại. Người ta đặt bò trên 2 thanh sắt (hoặc 2 cây tre to) gác chéo, cột bốn chân bò vào bốn nhánh của 2 thanh sắt, bắt đầu công đoạn nướng đến khi bò chín vàng là được. Công đọan này đòi hỏi sự cần mẫn, phải biết cách giữ lửa như thế nào cho vừa đủ để cả con bò chín đều đặn. Nếu người nướng lơ là một tý để lửa quá bén, thịt sẽ cháy sém không ngon lại không thẩm mỹ. Thịt bò tùng xẻo ngon phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai cũng không bị hôi mùi khói.
Với món bò tùng xẻo khi ăn dùng dao bén xẻo từng miếng chỗ thịt mình ưa thích, ăn tới đâu xẻo thịt tới đó. Lúc ăn người ta chấm với tương hoặc muối tiêu. Và đặc biệt không thể thiếu các loại rau khế chua, chuối chát cùng vài ly rượu đế, sang hơn thì sâm banh hay vang đỏ để hương vị thêm đậm đà.
Theo Lao Động
'Cơm âm phủ' - món lạ mà quen
"Cơm âm phủ", cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng nếu một lần được thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi lối trình bày "hấp dẫn" cũng như hương vị ngon lạ.
Cơm âm phủ là một món ăn nổi tiếng của thành phố Huế, bắt nguồn từ nhà hàng mang tên "Âm Phủ" đã tồn tại hơn 80 năm. Lâu dần quen miệng, người ta gọi món ăn trong cửa hàng là cơm âm phủ. Theo chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải, cơm âm phủ dựa trên triết lý của Phật giáo, 7 màu sắc trình bày trên dĩa cơm tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật.
Món ăn gồm cơm trắng với các loại thực phẩm như thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo... Tất cả cắt sợi nhỏ, bày biện hoa văn trên mặt đĩa, khi ăn dọn kèm nước mắm chua ngọt.
Từ khâu chuẩn bị đến chế biến rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Đầu tiên cần chọn loại gạo ngon để có món cơm thơm dẻo. Trứng tráng nên dùng trứng vịt, không nêm nếm gia vị. Tráng trứng mỏng, để nguội rồi cắt sợi. Tôm chấy hấp chín hoặc lột vỏ, lấy nạc tôm để ráo, giã nhỏ tôm bằng chày cối hay máy xay để làm tơi nạc tôm. Cho tôm vào chảo đảo tới khi săn lại. Cầu kỳ hơn có thể dùng tay bốc từng nhúm tôm, chà lên mặt giấy nhám, tôm sẽ tơi ra như bông sợi. Chả có thể dùng chả lụa, chả quế hoặc chả đòn (loại chả người Huế tự làm), sắt sợi.
Hấp dẫn món cơm âm phủ.
Thịt nướng tùy chọn các loại thịt heo, cắt miếng, tẩm ướp gia vị gồm muối, hạt tiêu, nước mắm, đường, hành tím, tỏi băm nhuyễn, dầu ăn. Sau đó dùng vỉ kẹp nướng trên lửa than. Thịt nướng xong để nguội, thái mỏng. Thành phần tiếp theo cho món cơm âm phủ là dưa leo hoặc dưa chuột, gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, cắt sợi, củ kiệu, cà rốt, củ cải thái mỏng, ngâm với hỗn hợp giấm, đường, nước lọc. Khi ấy món ăn có vị chua thanh, không ngấy.
Để món ăn ngon, nước chấm chiếm một phần hết sức quan trọng. Pha hỗn hợp gồm nước mắm, đường, nước lọc, giấm hoặc chanh, tỏi băm, thêm một vài miếng ớt nhỏ. Người Huế khi chế biến cơm âm phủ thường thêm vào nước mắm một muỗng cà phê phần nước dầu mỡ hứng được khi nướng thịt. Có thể phi thơm tóp mỡ cùng lá hành, lá hẹ dọn kèm vào đĩa cơm. Khi ăn, thực khách tự múc nước mắm ngọt chua, béo ngậy được pha chế bắng sự tinh tế, khéo léo, khiến món ăn có một hương vị riêng.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, xới cơm vào dĩa thành lớp mỏng, sắp các loại thực phẩm thành hoa văn đẹp mắt xung quanh cơm. Dĩa cơm như một bông hoa rực rỡ, mỗi cánh hoa mang một màu sắc khác nhau.
Cơm âm phủ có sự hài hòa giữa màu sắc và mùi vị, đáp ứng được hai yêu cầu trong ẩm thực Huế là đẹp mắt và ngon miệng. Cơm âm phủ đã trở nên độc đáo, mang đậm chất Huế bởi món ăn vừa thôn dã chốn dân gian vừa sang trọng nơi cung đình.
Theo Lao Động
Người giữ hồn cho Nem Phùng "Giò Chèm, nem Phùng" những món ăn mang hương vị quê nhà đã đi vào tiềm thức của người Hà Nội. Tết này mà có thêm đĩa &'Nem Phùng' trong bữa cơm gia đình', được thưởng thức vị chát, nóng của lá ổi là chất của dương, lá sung bùi, lạnh là vị của âm, thì dẫu thời tiết có lạnh, cũng thấy...