Độc đáo bia cổ gần 900 năm tuổi trên núi Đọi Sơn ở Hà Nam
Ít ai biết rằng ở Hà Nam có ngôi chùa Long Đọi Sơn đã gần 1.000 năm tuổi vẫn đứng sừng sững trên núi Đọi. Ngôi chùa hiện còn lưu giữ nhiều vật quý từ thời Lý, trong đó độc đáo nhất là tấm bia cổ gần 900 năm tuổi.
Chùa Long Đọi Sơn còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự, tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Đọi (thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Chùa do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì cho xây dựng vào năm 1054 – 1058. Chùa cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50 km về phía Nam, cách trung tâm TP Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 11 km.
Đường lên chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Theo sử sách, chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long, bởi lẽ toàn cảnh núi Đọi trông xa giống như một con rồng đất lớn nằm giữa một dải đất rộng bằng phẳng của vùng chiêm trũng, đầu núi Đọi hơi nhô cao về hướng Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy 9 con đường và sông chạy về giống như 9 con rồng. Mắt rồng là 9 cái giếng hiện nằm xung quanh dãy núi Đọi trong các khu dân cư, dưới chân núi.
Từ dưới chân núi Đọi, qua 373 bậc thang bằng đá uốn quanh dưới bóng cây xanh mát dẫn du khách đến với quần thể di tích chùa, có khuôn viên rộng tới 10.000 m2. Ấn tượng ban đầu của mọi người khi đến đây đó là sự thanh bình, yên tĩnh dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và vẻ đẹp rêu phong cổ kính của kiến trúc lâu đời. Ngoài chùa Long Đọi Sơn, đi vào phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, hai bên hành lang là nơi đặt tượng các vị La Hán, sau cùng là hậu điện và nơi trưng bày các di vật kiến trúc cũ đã được khai quật. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách.
Trải qua gần 1.000 năm tuổi với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng trên núi Đọi. Tại đây, hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật qua các giai đoạn như tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh”; tượng Quan Âm Thị Kính, tượng Dị Lặc bằng đồng nặng 1 tấn đúc vào 1864… Trong số này, bia Sùng Thiện Diên Linh là tấm bia cổ gần 900 năm tuổi được xem là một báu vật độc đáo của chùa Đọi, bởi tấm bia được xem là một công trình nghệ thuật điêu khắc đặc sắc thời Lý cao hơn 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 0,3 m đặt ở ngay cổng chính, trước tòa tam bảo.
Bia cổ gần 900 năm tuổi – Bảo vật Quốc gia ở Chùa Long Đọi Sơn
Bia phản ánh các đức tính cao cả, tốt đẹp của vua Lý Nhân Tông, phản ánh tinh thần sùng Phật của Đại Việt thời Lý, phản ánh một nghi lễ và lễ hội đặc sắc của thời Lý
Video đang HOT
Sử cũ ghi lại, bia “Sùng Thiện Diên Linh” được dựng vào ngày mồng 6 tháng 7 năm Tân Sửu, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (năm 1121), do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tác và ngự đề. Mặt trước của bia khắc tổng số 4.257 chữ Hán. Trán bia được khắc với tên “Đại Việt quốc đương gia Đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi” do chính nhà vua Lý Nhân Tông ngự đề theo lối chữ phi bạch, chia thành 7 hàng dọc, mỗi hàng 2 chữ.
Bệ bia cũng được làm bằng đá hình bầu dục cao 50 cm, dài 2,4 m; rộng 1,8 m. Hai mặt trên bệ bia chạm khắc 4 con rồng uốn lượn trong mấy núi sông nước. Phần bệ bia tiếp giáp với nền, chung quanh tạo thành các lớp hoa văn sóng nước. Các hoa văn trang trí đều mang đậm phong cách thời Lý. Lớp trên tạo sóng nước hình quả núi, mỗi sóng nước có 3 ngọn cao thấp khác nhau. Xen giữa các ngọn sóng là 3 gợn sóng hình vòng cung. Lớp dưới tạo thành sóng nước hình cung cũng gồm 3 lớp sóng…
Nội dung văn bia phản ánh các đức tính cao cả, tốt đẹp của vua Lý Nhân Tông, phản ánh tinh thần sùng Phật của Đại Việt thời Lý, phản ánh một nghi lễ và lễ hội đặc sắc của thời Lý. Đây cũng là văn bản gốc duy nhất còn lại của thời Lý, trong đó, có nói đôi chút về Kinh đô Thăng Long như Đoan Môn, Cấm Thành, chùa Diên Hựu (chùa Một Cột)…
Chùa Long Đọi Sơn – Ngôi chùa cổ độc đáo, được xây dựng dưới thời Lý gần 1.000 năm tuổi
Với những giá trị lịch sử văn hóa và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh thoát, nhẹ nhàng, năm 1992 chùa Long Đọi Sơn được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Đến tháng 12-2017, chùa Đọi Sơn là một trong 10 di tích trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Trước đó, ngày 30-12-2013, bia Sùng Thiện Diên Linh cũng đã được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.
Đến với danh thắng độc đáo trên núi Đọi của tỉnh Hà Nam, ngoài ngắm các hiện vật quý của chùa, du khách còn có thể phóng tầm mắt ngắm cả một vùng đồng bằng trù phú bao la, với dòng sông Châu uốn lượn như mái tóc của 1 nàng thiếu nữ. Đặc biệt, những thửa ruộng dưới chân núi Đọi gắn liền với sự kiện lịch sử vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan lần đầu tiên cày ruộng ở Đọi Sơn vào mùa xuân năm 987 để khuyến khích mở mang nông trang. Sau nhiều năm thất truyền, Lễ hội Tịch điền đã được tỉnh Hà Nam khôi phục lại vào năm 2009 và được diễn ra trong 3 ngày từ mồng 5 đến mồng 7 âm lịch hằng năm.
Đứng trên núi Đọi phóng tầm mắt xuống phía dưới là những cánh đồng trù phú
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức vào ngày 21-3 âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái. Lễ hội là ngày giỗ của vị cao tăng đắc đạo Thích Chiếu Thường, ngoài ra còn là nơi tưởng niệm những người có công với đất nước, có công xây dựng ngôi chùa như: Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, mẫu Liễu Hạnh… Đây là nơi thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, giáo dục về lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ.
Theo nld.com.vn
Chùa Tam Chúc, bồng lai tiên cảnh giữa trần gian
Quần thể chùa Tam Chúc tại Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam) toạ lạc trên diện tích 5.100ha, với nhiều báu vật nổi tiếng như 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa, 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn... được ví như tiên cảnh trần gian và vịnh Hạ Long trên cạn.
Bảo Tháp tại quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Theo tìm hiểu của phóng viên, chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh".
Giáo sư Vũ Minh Giang cùng viên thiên thạch Mặt Trăng trị giá 600.000 USD tại Chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Sau có người đến núi Thất Tinh phá đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa "Thất Tinh" sau này được đổi thành chùa "Ba Sao" và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.
Điều đặc biệt nữa, Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Cột kinh cột cao 12m, nặng 200 tấn. Ảnh: M.Đ
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.
Đáng chú ý, Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế hết sức công phu. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m, giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.
Toàn cảnh chùa Tam Chúc, nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức
Không những thế, Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ "Cây Bồ ề Vĩ ại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Cảnh chùa Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế: Ảnh: M.Đ
Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Trước đó, ngày 11/10, tại buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Vạc dầu phác hoạ khu du lịch tâm linh Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam) và chùa Hương (Hà Nội).
Đại lễ dự kiến sẽ đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90-100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. 10.000 phật tử, người dân Việt Nam cũng sẽ tham gia Đại lễ.
Đình tam chúc nằm trên 1 hòn đảo nổi giữa hồ Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức Đại lễ trên. Trước đó, sự kiện được tổ chức ở Hà Nội và Ninh Bình vào năm 2008 và 2014 đều để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè thế giới.
Hiện đã hình thành con đường tâm linh từ Bái Đính - Tam Chúc và chùa Hương. Điều đáng nói, những ngày trời quang mây tạnh, du khách đứng ở khu vực Bảo Tháp quan sát được cảnh chàu Hương. Ngoài giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương được kết nối bởi con đường dài 5km rộng 20m, du khách sẽ bị hút hồn bởi cảnh vật chim kêu vượn hót hai bên đường.
Theo tienphong.vn
Nhớ thương những ngôi nhà nhỏ trên triền đồi mùa lúa xứ Mù chín vàng óng ả Có đến Mù Cang Chải vào mùa lúa chín mới thấy được vẻ đáng yêu của những ngôi nhà nhỏ thấp thoáng trên triền đồi. Mỗi độ từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, những người yêu thích du lịch lại thổn thức đưa nhau về với mùa vàng Tây Bắc. Một trong những điểm đến yêu thích nhất định phải đến...