Độc đáo bánh mì đen Quảng Ninh
Không chỉ giòn, thơm, bánh mỳ mỏ mới còn có màu đen, hương vị đặc trưng, chinh phục bao thực khách.
Thời gian gần đây, có một món ăn đã và đang hấp dẫn thực khách ở Hạ Long trong “nghệ thuật ẩm thực” với cái tên rất thu hút: Bánh mì đen mang thương hiệu bamimo. Sau bánh mỳ thanh long, bánh mỳ đen hay còn được nhiều người gọi là bánh mỳ bóng đêm đang tạo một sự tò mò cho nhiều người.
Đầu bếp Nguyễn Văn Quyết đồng sáng lập thương hiệu bánh mỳ mỏ, hiện thực hóa các ý tưởng của bạn bè thành chiếc bánh mỳ mỏ độc đáo.
Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo ra loại bánh mỳ đặc biệt này, anh Nguyễn Văn Quyết, thành viên sáng lập thương hiệu này (Công ty CP Bamymo Việt Nam, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) đồng thời cũng là một đầu bếp cự phách cho biết: Bánh mì Việt Nam từ lâu đã là một trong những món ăn dân dã thơm ngon bậc nhất thế giới. Đặc biệt vùng mỏ Quảng Ninh còn có thương hiệu “bánh mỳ mỏ” đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ. Dù cuộc sống xưa thiếu thốn khó khăn nhưng không sao quên được hương vị chiếc bánh mỳ giữa ca hoặc món quà cha mẹ vẫn cầm về khi tan ca. Bánh mỳ mỏ gắn bó với lao động, với “đặc sản” một thời của ký ức người vùng than. Ý tưởng sản xuất ra sản phẩm mang tính biểu tưởng này xuất phát từ đó.
Theo anh Quyết, nguồn cảm hứng để anh sáng tạo ra bánh mì đen chính là những mỏ than ở đất mỏ Quảng Ninh. Những chiếc bánh mì đã gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây từ xưa, cửa hàng muốn tái tạo hương vị đó với hình thức đặc trưng cùng những sáng tạo thú vị.
Video đang HOT
Quyết kể: Trong một lần trò chuyện, bạn bè cùng nhóm anh chia sẻ ý tưởng cho ra lò những chiếc bánh mỳ mỏ mới, mang trong mình câu chuyện, ký ức ngọt ngào đặc trưng Vùng mỏ. Không chỉ mang hương vị, đặc trưng của bánh mỳ mỏ vang danh, chiếc bánh mỳ này phải thực sự đặc biệt khi nhìn thấy, thưởng thức thực khách sẽ ấn tượng nhớ mãi. Ngay lập tức những ý tưởng sáng tạo bánh mỳ đen của tôi và bạn bè đã gặp nhau. Chúng tôi lập tức bắt tay vào sáng tạo nó.
Để tạo hương vị, màu đặc sắc cho chiếc bánh mỳ đen quả không đơn giản. Trong chế biến thực phẩm, các màu sắc đều khá dễ tìm kiếm và tạo màu từ các vật liệu và các loại lá cây ngoài tự nhiên. Thế nhưng màu đen lại vô cùng khó.
Qua nhiều tìm tòi, nghiên cứu, anh Quyết quyết định dùng mật của mực biển, một loài hải sản sẵn có ở Quảng Ninh, được sơ chế, đông đá rồi bào nhỏ, nhuyễn trộn với tinh than tre, loại phụ gia thực phẩm có độ an toàn cao, tốt cho sức khỏe. Phối trộn hai nguyên liệu này tạo màu cho bánh mỳ, cho ra màu đen bóng đẹp mắt. Nói vậy, nhưng phải mất 6 tháng, cho tới tháng 6/2019, Quyết mới thành công trong việc tìm ra phụ gia màu tạo màu đặc trưng, đẹp mắt lại tốt cho sức khỏe người dùng.
Theo đó, loại bánh mỳ mỏ màu đen được chế biến như bánh mỳ thông thường, trong đó, phụ gia tạo màu đen từ mật mực và tinh than tre, được trộn vào để tạo màu. Điều khác biệt là bánh mỳ sau khi ra lò có màu đen bóng đẹp mắt, vừa thơm ngọn, giòn vừa tốt cho sức khỏe người dùng.
Ngoài màu sắc lạ mắt, bánh mỳ đen còn có phần nhân được chế biến công phu từ các loại hải sản biển.
Một điểm cộng và được thực khách đánh giá cao chính là sự sáng tạo trong nhân bánh mỳ đen. Bánh mỳ đen được làm bằng bột mỳ ngon, qua các bước nhào trộn, trộn, ủ, lên khuôn như chế biến bánh mỳ thông thường. Ngoài màu đen khác biệt, bánh mỳ đen được thêm phần nhân chế biến công phu từ các loại hải sản Quảng Ninh, gồm xíu mại tôm, chả cua bể, chả mực…
Các loại hải sản tươi, ngon được lựa chọn, sơ chế rồi xay nhuyễn phối trộn với các phụ gia khác vừa để hạn chế mùi tanh, vừa làm bật mùi vị của hải sản biển. Các loại nhân này được “dẫn” khéo léo bằng một thứ nước sốt đặc biệt.
Thưởng thức chiếc bánh mỳ đen giòn tan, thơm nức hương vị hải sản biển, quả thật vô cùng thú vị cho những thực khách phương xa. Không chỉ vậy, bánh mỳ đen còn mang trong nó một câu chuyện dài, một điều gợi nhớ về Vùng mỏ, như chia sẻ của chủ tài khoản facebook Lê Thu Trang: “Hồi đầu tháng 7, mình đến Quảng Ninh, có ghé qua thử thưởng thức bánh mỳ đen mang tên bamimo. Quả thật, lúc đầu nhìn chiếc bánh màu đen có vẻ hơi sợ nhưng đúng là chỉ cần ăn qua miếng bánh mỳ giòn giòn với phần nhân bánh hấp dẫn là đã có cảm nhận vô cùng thú vị về món ăn đặc biệt này”.
Đặc sản gà hầm sâm Bố Chính ở Sabochi
Sâm Bố Chính trước kia là đặc sản tiến vua của Quảng Bình, giờ đây đã được khôi phục và trở thành đặc sản riêng của địa phương.
Gà hầm sâm Bố Chính là một trong các món chủ lực trong thực đơn của nhà hàng Sabochi ở Quảng Bình. Sabochi cũng đã sáng tạo nhiều món tinh tế kết hợp với sâm Bố Chính và trở thành nhà hàng đầu tiên của Việt Nam khai thác ẩm thực gắn với sâm.
Đặc sản gà hầm sâm Bố Chính ở Sabochi
Để làm món gà hầm sâm Bố Chính ngoài yêu cầu phải có sâm Bố Chính thì món gà cũng có yêu cầu riêng. Gà phải là gà mía - giống gà đặc sản cho thịt thơm ngon, có nguồn gốc từ vùng Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội). Loại gà tơ, gà giò là phù hợp làm món hầm nhất. Nguyên liệu chế biến cùng là 200g sâm Bố Chính, 100g mía; 10g củ nén và các loại gia vị dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, rau mùi... Làm món gà hầm sâm Bố Chính tuy rằng có yêu cầu về nguyên liệu, tuy nhiên khâu chế biến lại khá đơn giản, phù hợp cho tất cả các bà nội trợ chế biến trong gia đình.
Gà sau khi sơ chế, làm sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn sau đó đem áp chảo rán qua cho săn lại. Tiếp tục cho thêm khoảng 3 thìa nước mắm vào đảo đều trên chảo, đun thêm chừng 5-10 phút cho thịt thật săn và thơm là được. Tuy nhiên, để món gà hầm thật sự ngon, người chế biến nên chọn phần đùi và ức để có nhiều thịt. Sơ chế mía cũng đơn giản, đem tước vỏ, rửa sạch, cắt khúc cho lót đáy nồi, cho gà đã đảo với nước mắm lên trên; đập dập củ nén cho vào cùng, đổ nước ngập thịt rồi cho lên bếp đun. Sâm đem rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng vừa. Đợi nồi hầm sôi khoảng 10 phút thì cho sâm vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng. Trước khi ăn, nêm nếm lại vừa miệng, múc ra bát, trang trí vài cọng rau mùi cho đẹp mắt và ăn kèm cũng rất hợp vị.
Cách làm món gà hầm sâm Bố Chính khá đơn giản, nhưng để nấu được ngon thì cần người có kinh nghiệm, có bí quyết riêng khi gia giảm các loại gia vị, tạo nên sự hài hòa khác biệt trong món ăn. Người nấu có thể cho thêm hạt sen hoặc một vài loại nguyên liệu nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của sâm Bố Chính.
Món gà hầm sâm Bố Chính thơm ngon, bổ dưỡng xưa chỉ dành cho vua chúa, giờ đây không còn là xa xỉ với mọi người dân và du khách khi đến với Quảng Bình.
Loạt món cuốn nhẹ bụng cho ngày mát trời Trong tiết trời mát mẻ, dễ chịu, thưởng thức các món cuốn đặc sản 3 miền là lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Ẩm thực Việt Nam đa dạng với nhiều món ngon mang hương vị đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. Các món cuốn là một trong những cái tên góp phần không nhỏ vào sự phong phú đó. Từ...