Độc đáo bản mang họ Bác Hồ nói không với bia rượu
Trong khi dưới xuôi đang chật vật kiềm chế “ma men” thì tại bản Cu Pua đã “nói không” với bia, rượu, thuốc lá.
“Người hùng” Hồ Ê Nót tuyên truyền về tác hại của bia rượu
Trong khi dưới xuôi đang chật vật kiềm chế “ma men” thì tại bản Cu Pua, xã Đắk Rông, huyện Đắk Rông, Quảng Trị cả chục năm nay, cộng đồng người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô mang họ Bác Hồ đã “nói không” với bia, rượu, thuốc lá. Tất cả tiệc tùng, hiếu hỉ tại đây chỉ có nước ngọt nhưng niềm vui vẫn đong đầy. Bản nghèo nhưng bình an vì vắng bóng TNGT.
Sợ rượu, bia hơn cả ma rừng
Chiều về, từng nếp nhà bản Cu Pua nằm nép dưới mây phủ, dưới chân rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Anh Hồ Ê Nót (43 tuổi) phụ trách y tế thôn bản niềm nở đón tiếp khách lạ. Đập vào ngay mắt chúng tôi, bài thơ Rượu xui đủ điều cùng dòng khẩu hiệu “Chỗi nguáiq blõng tâng dông – Vil tơ bữn blõng bia” được anh Nót treo nổi bật ngay giữa nhà. Anh Nót lý giải: Tiếng dân tộc có nghĩa là “Không rượu bia trong nhà – Làng không rượu, bia”. Không riêng nhà tôi, ở đây nhà nào cũng treo cái bảng này như để răn dạy, nhắc nhở nhau. Ban đầu cái miệng, cái bụng cũng thèm lắm nhưng “cai miết” thì quen. Ở bản này, nhắc đến rượu, bia, giờ người dân còn sợ hơn cả ma rừng.
Như sợ khách không tin, anh Nót đánh một vòng xe chở chúng tôi từ cụm 1 bên kia sông Đắk Rông đến cụm A Tơng nằm sâu giữa đại ngàn, ra cả trung tâm bản Cu Pua ở cạm A Tơi, dọc QL9… tuyệt nhiên không có quán nhậu nào. Thay vào đó chỉ là những quầy bày bán măng rừng, bơ, dứa và cả những con cá suối. “Khi chưa có phong trào nói không với bia, rượu, người dân bản uống rượu bia nhiều lắm. Nhiều như cái cây, con suối trong rừng vậy. Lý do gì người dân cũng nhậu được. Ngày mừng lúa mới hay ma chay, cưới hỏi, cả làng mở hội ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Chuyện vui buồn người ta bắt phạt nhau bằng rượu. Nó thành cái lệ, tập tục của bản rồi”, anh Nót kể. bản thân Hồ Ê Nót lên 10 tuổi đã biết hút thuốc, “xài” bia, rượu như người lớn và trở thành “con nghiện” lúc nào không hay.
Đến khi lấy vợ, Nót vẫn suốt ngày rượu chè say xỉn khiến kinh tế gia đình ngày càng đi xuống, thậm chí nhà còn ít gạo Nót cũng lén đem đi bán để có tiền mua rượu, thuốc lá. Cho đến một ngày, khi thấy đứa con thơ khóc ngặt nghẽo vì đói, hay nhìn cảnh người dân bản đói khổ vì rượu, gây gổ, mất trật tự, thậm chí chứng kiến cảnh người thân bị TNGT vì bia, rượu khiến Ê Nót bừng tỉnh. Anh Nót tâm sự: Tôi là người duy nhất của bản Cu Pua học nhiều cái chữ (lớp 6/12), lại được cha mình truyền dạy kinh nghiệm chữa những căn bệnh thông thường như kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, dạ dày… nên được người dân tín nhiệm. Muốn thế mình phải làm gương. Cái gì xấu phải tập bỏ trước rồi tuyên truyền, vận động bà con. Ám ảnh bản “nghiện rượu” dần dần lùi vào dĩ vãng.
Đường vào bản Cu Pua
Video đang HOT
“Người hùng” cai rượu
“Đừng tưởng uống rượu là vui/ Khi đã quá chén rượu xui đủ điều/ Từ lương thiện trở thành liều/ Đã bao nhiêu vụ gây nhiều nỗi đau…”, anh Nót cao hứng đọc bài thơ Rượu xui đủ điều bên tách trà nóng. Là nạn nhân của bia rượu, anh Nót viết nên kỳ tích giữa đại ngàn khi trực tiếp tuyên chiến, đấu tranh xóa nạn nghiện… nhậu. Năm 2002, được bầu làm Trưởng ban kiêm công tác y tế của xã, anh Nót hạ quyết tâm xây dựng bản làng văn hóa, nói không với bia, rượu. Mới đầu nhiều người bảo “Nót khùng, rỗi hơi” nhưng qua những buổi tiếp xúc, tuyên truyền với dân, người dân bản giật mình, hiểu về những cái chết bất thình lình của nhiều trường hợp không phải do ma rừng mà là bệnh tật bởi: Ung thư gan, ung thư phổi, các bệnh dạ dày…, nguyên nhân trực tiếp đều từ bia rượu, thuốc lá.
Mưa dầm thấm lâu, bản Cu Pua thưa dần những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Nhưng cuộc chiến với bia rượu vẫn còn dai dẳng. Trưởng bản Hồ Ê Nót bàn với già làng, phối hợp với các ban ngành của thôn, họp dân, ra quy chế “xử nghiêm” những người còn cố tình uống bia rượu, thuốc lá. Nếu gia đình nào có người vi phạm lần đầu sẽ bị nhắc nhở, đưa ra cuộc họp yêu cầu cam kết không tái phạm. Nếu tái phạm sẽ không được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước. “Quy định mang tính răn đe thôi, chứ quyền lợi nhà nước với dân bản về hộ nghèo, hộ chính sách không ai có thể bắt phạt được. Phải thế cái tai người dân mới rõ ràng, cái đầu mới thông, rồi cái tay, cái chân không còn chạy theo bia, rượu nữa”, anh Nót nói. Có phạt, có thưởng, những hộ gương mẫu đi đầu từ bỏ bia rượu, được thôn bản tặng thưởng mỗi phần quà 30.000- 40.000 đồng động viên khuyến khích.
Thấm thoắt đã chục năm, bản Cu Pua tuyệt nhiên không còn nạn bia, rượu. Tất cả lễ lạt, ma chay, cưới hỏi… cả bản chỉ dùng nước ngọt. Hồ Ê Nót được nhắc đến như “người hùng” giữa đại ngàn. Cánh chị em thấy các ông chồng hết cảnh bia rượu, chuyên lo cái nương, cái rẫy, mừng ra mặt, tín nhiệm bầu luôn Nót giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Cu Pua.
Bản yên bình, không TNGT
Chừng ấy năm, lực lượng Công an xã cũng bớt việc không còn lo giải quyết những vụ gây rối, đánh nhau. Đặc biệt, 10 năm qua, Cu Pua chỉ xảy ra một số vụ TNGT trên QL9 của xe vãng lai, còn dân bản Cu Pua chỉ có 2 người bị thương nhẹ, chủ yếu do phương tiện không đảm bảo, người điều khiển chưa am hiểu Luật GTĐB, đi không đúng phần đường và không phải do rượu, bia. Anh Hồ Ê Nót bảo: Đường bản làng quanh co, nếu không tỉnh táo thì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác lắm. Đoạn tuyệt với bia rượu nên tay lái của người dân cũng “cứng hơn”. Tuy nhiên, có tình trạng một số hộ chủ quan giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển nên dẫn đến TNGT. Bản thân anh Nót gặp nạn vì tình trạng này nên bàn giao chức trưởng bản cho Hồ Văn Phoi từ năm 2012. Mấy năm nay sức khỏe hồi phục, mình vừa là giáo viên hướng dẫn bà con làm chổi đót để tăng thêm thu nhập, vừa tham gia CLB tuyên truyền thực hiện không sinh con thứ 3 và sẽ tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để giúp bà con chấp hành tốt Luật GTĐB, phòng tránh TNGT đáng tiếc”, Hồ Ê Nót nói.
Ông Hồ Văn Phoi, Trưởng bản Cu Pua cho biết, từ nỗ lực của Hồ Ê Nót, đến nay, Cu Pua không chỉ là bản làng nói không với rượu, bia và thuốc lá đầu tiên nơi đại ngàn của tỉnh Quảng Trị và có lẽ là bản làng duy nhất trên cả nước đoạn tuyệt với rượu, bia, thuốc lá. Không quán nhậu, dùng toàn nước ngọt trong các đám hội nhưng không vì thế mà bản thiếu niềm vui, tiếng cười. “Vui nhất là bản yên bình, không TNGT, người dân chú tâm làm ăn nên cuộc sống có nhiều thay đổi”, anh Phoi nói.
Hiến đất làm đường, kêu gọi mở đường vào thôn bản Trước đó, thấy dân bản từ cụm A Tơng chỉ có thể đi bộ 1,3km để ra QL9 chứ xe máy không thể ra vào, anh Nót vận động bà con góp được 68 triệu đồng thuê xe ủi. Sau nỗ lực của anh Nót, con đường này cũng đã có dự án đầu tư mở rộng và bê tông hóa 1,2 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành một nửa, giúp bà con đi lại đỡ vất vả hơn. Đặc biệt, Hồ Ê Nót cũng là người bốn lần hiến 2.000m2 đất xây trường tiểu học, trường mầm non và nhà cộng đồng cho dân bản. “Mình không có tiền bạc thì hiến đất, ai cũng tiếc đất thì mình răng xây được. Con mình lớn rồi không học nữa thì con em dân bản học, rồi sau này cháu mình học”, anh Nót nói. Gần 20 năm lăn lộn với rất nhiều công việc, Hồ Ê Nót đã được tặng thưởng hàng chục giấy khen. Anh cũng vinh dự được báo cáo điển hình tại buổi tuyên dương già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm 2008-2012.
Theo Duy Lợi (Báo Giao thông)
10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ
Làng Sen, chiến khu Tân Trào, quảng trường Ba Đình là những địa danh thiêng liêng in đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch sử gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội của Bác Hồ, là nơi Người đã trải qua những năm tháng niên thiếu đầy kỷ niệm. Từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 - 1906), cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác Hồ hồi nhỏ) đã sinh sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen.
Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường này. Đến cuối tháng 5/1908, Người bị đuổi học vì tham gia phong trào chống thuế của những người yêu nước ở Trung Kỳ.
Đầu năm 1910, Bác Hồ đến Phan Thiết với cái tên Nguyễn Tất Thành. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh (Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc, thể hiện ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Vào ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước.
Sau nhiều năm bôn ba tại nhiều quốc gia trên thế giới, vào ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua biên giới Việt - Trung để trở về căn cứ Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng trong nước. Tại căn cứ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc cách mạng đã diễn ra dưới sự điều hành của Người và các đồng chí.
Ngày 4/5/1945, Bác Hồ cùng các đồng chí rời Pắc Bó đi xuống chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Được coi là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, chiến khu Tân Trào là nơi ra đời những quyết sách quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Sau khi lãnh đạo thành công cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954), Hồ Chủ tịch sinh sống và làm việc tại An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) ở Thái Nguyên. Từ "Thủ đô kháng chiến", Người đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội) là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đây cũng là nơi Người đi vào cõi vĩnh hằng ngày 2/9/1969.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh "xe ôtô nguyên thủ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong thời gian lãnh đạo đất nước, Bác Hồ được đưa đón trên những chiếc "xe nguyên thủ" dành cho các vị lãnh đạo được sản xuất tại Liên Xô. Khi còn sống, Bác Hồ đã sử dụng dàn xe gồm 3 chiếc " xe ôtô nguyên thủ" trong gần như mọi chuyến công tác. Hiện đội xe của Bác Hồ đang được...