Độc đáo bản đồ Việt Nam ghép từ cây lúa ở Học viện Nông nghiệp
Tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S được tạo nên từ những cây lúa chín vàng ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người.
Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh chụp từ trên cao tấm bản đồ Việt Nam được tạo nên từ những cây lúa. Tấm bản đồ đặc biệt với diện tích 150,77m2 (tính bằng phương pháp chụp ảnh trên phần mềm ImageJ, gồm toàn bộ phần đất liền và các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc), được nhiều người chú ý bởi, hình ảnh đất nước Việt Nam và cây lúa là những điều gắn bó mật thiết với nhau từ bao đời nay.
Hình ảnh từ trên cao vô cùng ấn tượng của tấm bản đồ hình chữ S thân yêu.
Tấm bản đồ Việt Nam với đầy đủ hình ảnh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và đảo Phú Quốc được ghép từ những cây lúa – biểu tượng gắn bó lâu đời của dân tộc ta.
Ý tưởng độc đáo này được thực hiện bởi các giảng viên bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng và sinh viên câu lạc bộ Chọn giống cây trồng thuộc khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Giống lúa thuần chất lượng cao ĐH12 do thầy Trần Văn Quang (Trưởng khoa Nông học, Giảng viên Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng) và cộng sự chọn tạo được sử dụng trong mô hình này.
Bản đồ hình chữ S từ những cây lúa vàng một phần tạo dấu ấn, tạo mô hình cho sinh viên học tập, thể hiện sự sáng tạo, trẻ trung đối với công việc đồng áng; một phần giúp nâng cao tình yêu với nông nghiệp, tạo thêm những nét riêng, thú vị cho sinh viên Học viện.
Thầy Trần Thiện Long (bên phải).
Thầy Trần Thiện Long (giảng viên khoa Nông học) chia sẻ: “Dự án bắt đầu từ tháng 2 nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên tiến độ có sự ảnh hưởng nhất định.
Do lúc triển khai đang trong đợt dịch toàn dân tự cách ly theo chỉ thị của Thủ tướng, nên nhân lực hạn chế và cũng không tập trung được đông người, do đó chỉ có một số ít các bạn sinh viên và giảng viên ở lại.
Một điều khó khăn nữa là vấn đề thiết kế sơ đồ, đặt vị trí sao cho trên bản vẽ và thực tế được đúng tỉ lệ tương đối nhất. Cuối cùng nhìn lại thành quả thì tôi cảm thấy thật sự vui và tự hào, đó là sự cố gắng của cả tập thể giảng viên và sinh viên khoa”.
Video đang HOT
Học viện Nông nghiệp Việt Nam được biết đến là một trong những ngôi trường sở hữu khuôn viên xanh mát, thoáng rộng.
Cũng theo chia sẻ của thầy Thiện Long, giảng viên và sinh viên phân công thời gian, chia đều công việc, chăm sóc theo dõi định kỳ để cây lúa phát triển ổn định đồng đều. Có lẽ đây sẽ là kỷ niệm khó quên đối với sinh viên, giảng viên trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Tấm bản đồ ghép bằng lúa – một biểu tượng quen thuộc, lâu đời của dân tộc ta cũng như một lời khích lệ để thế hệ trẻ phát huy truyền thống yêu nước của cha ông để lại. Từ đó, tạo động lực để các em cố gắng học tập, phấn đấu bảo vệ, phát triển đất nước ngày một giàu đẹp.
Màu xanh mơn mởn biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, cũng là niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.
Hình ảnh ấn tượng về tấm bản đồ đặc biệt hiện vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Khi lúa vào thời kỳ chín, tấm bản đồ hình chữ S được hiện lên rất rực rỡ. Đây được ví như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là mô hình nông nghiệp thực tế kết hợp từ giống lúa mới chất lượng, đem lại giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời tạo điểm nhấn trên đồng ruộng.
Đồ uống, thức ăn tiện dụng lên ngôi, nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm khát chưa từng có
Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ uống, thức ăn nhanh tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đang rất cao.
Thông tin tuyển sinh của ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán... để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất...
Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là gì?
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học tiềm năng tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học nghiên cứu về các công nghệ bảo quản, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh thực phẩm.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm như: Kiến thức về khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Theo lãnh đạo Công ty SAM Việt Nam - Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, chia sẻ: Hiện các trường đại học ở Việt Nam đang chỉ đào tạo kỹ sư chuyên ngành thực phẩm chứ chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ sư thực phẩm và quản lý kinh doanh.
Trong khi hầu hết các công ty trong lĩnh vực thực phẩm đều đang rất cần nhân lực có kiến thức kết hợp của cả hai ngành này.
Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức cho công ty và nguồn nhân lực này chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc trong các vị trí sau sau:
Nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch, vật tư; nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất... trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chuyên viên trong các cục/chi cục/phòng ban chuyên môn về chất lượng nông-lâm-thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương...
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, kinh doanh nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm.
Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm...
Tại sao chọn ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia với môi trường học tập năng động, hiện đại, nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Học viện luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, học tập, giải trí của sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, bao gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hợp thể thao...
Đặc biệt, năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và người học.
Nhờ đó, sinh viên Học viện nói chung, sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới.
Tòa nhà khoa phục vụ thực hành, thực tập của Khoa Công nghệ thực phẩm sẽ hoàn thành trong năm 2021 (Ảnh: mô hình)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm ra đời trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học CORK của Cộng hòa Ailen với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sinh viên ngành này được học tập/nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến như: Uc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc...
Ngoài giờ học lý thú trên lớp và phòng thí nghiệm, sinh viên được tham quan, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phân phối thực phẩm như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty Tribeco, Công ty xuất nhập khẩu rau quả GOC, Công ty sữa Nutricare, Công ty Thạch rau câu Long Hải, Trung tâm thương mại Aeon Mall...
Sinh viên thực tập tại Trung tâm thương mại Aeon Mall, Hà Nội
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tăng cường thực hành, nghiên cứu khoa học, tham gia các buổi tọa đàm, seminar, hội thảo để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong tương lai.
Sinh viên thực hành tại Phòng thí nghiệm Trung tâm khoa học và công nghệ thực phẩm (ISO/IEC 17025:2017)
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Cử nhân bỏ việc về quê hái quả rừng, thu tiền tỷ Nông Chí Khiêm, 32 tuổi, cựu nhân viên của một Đài truyền hình sở hữu 180 ha sim rừng, cho thu nhập trung bình mỗi năm khoảng 4 tỷ đồng. Trưa tháng 6, giữa cái nắng như đổ lửa, Nông Chí Khiêm và vợ thay nhau đảo lúa, lạc, đỗ tương phơi kín con dốc trước nhà. Khác với người dân ở xã...