Độc đáo ẩm thực xứ quan họ Bắc Ninh: Bánh khúc làng Diềm
Bên cạnh những câu hát dân ca quan họ đi vào lòng người, những du khách đến với làng Diềm còn không thể quên được món bánh khúc.
Bánh khúc làng Diềm đã có từ rất lâu đời và trở thành món bánh truyền thống vào những dịp quan trọng như những ngày lễ tết, hội hè, ngày rằm hay mùng một. Và cũng chỉ vào những dịp đặc biệt như vậy, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách.
Bánh khúc làng Diềm bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc với màu xanh dân dã, bình dị mà thắm đượm, thảo thơm tình người.
Không ai trong làng Diềm nhớ bánh khúc có từ bao giờ, chỉ biết đã có từ rất lâu. Người dân trong làng truyền tai nhau bánh có từ thời Vua Bà song song với sự xuất hiện của các làn điệu dân ca quan họ. Từ đó, theo hình thức cha truyền con nối, nghề làm bánh khúc được gìn giữ cho đến ngày nay.
Những chiếc bánh khúc được làm hoàn toàn thủ công. Mỗi chiếc bánh chứa đựng tâm tư, tình cảm của người dân làng Diềm. Bởi vậy, người dân nơi đây cẩn thận lựa chọn nguyên liệu kỹ, chú trọng từng thao tác. Lớp vỏ bánh được làm từ gạo tẻ Khang dân hoặc 203 để bánh vừa bảo đảm về độ dẻo và ít dính.
Gạo được ngâm khoảng 3- 4 tiếng rồi đem xay nhỏ cho nhuyễn, sau đó mang ráo bột. Đây là khâu quyết định chất lượng của bánh vì nếu bột khô, bánh sẽ rắn và bột nhão quá sẽ không nặn được, bánh sẽ bị nát. Sau khi ráo nước, bột được nắm thành từng nắm nhỏ rồi trần qua nước sôi (được người dân gọi là trùng bột). Khâu này sẽ tạo độ dẻo cho bánh.
Ngoài ra, một nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh khúc là rau khúc (người dân nơi đây vẫn gọi là rau đồng khúc). Rau khúc tươi được thu hoạch đúng thời điểm khi rau có nụ và phấn trắng. Rau thu hoạch về được rửa sạch, luộc qua rồi đem vắt sạch nước, sau đó trộn lẫn bột và đem giã nhuyễn.
Cùng với sự nhịp nhàng của bàn tay người thợ bánh, màu xanh của rau được hòa quyện với màu trắng của bột sẽ tạo thành màu xanh mịn, đến bao giờ cầm không dính là được. Rau và bột được làm theo tỷ lệ nhất định. Nếu rau càng nhiều, độ thơm, ngon càng tăng nhưng thông thường, chia theo tỷ lệ 1 kg rau tươi tương ứng với 2 kg bột gạo.
Video đang HOT
Nhân bánh khúc có hai loại, nhân đỗ và nhân thịt, tùy thuộc vào khẩu vị người ăn mà mỗi người làm khác nhau. Với nhân đỗ, đỗ được ngâm, hấp chín rồi trộn cùng thịt ba chỉ, hành khô, hạt tiêu đã nấu chín rồi nêm gia vị vừa vặn. Nhân thịt được làm từ thịt ba chỉ thái hạt lựu trộn đều với mộc nhĩ, hành thái nhỏ và hạt tiêu.
Sau khi hoàn thành xong khâu chuẩn bị nguyên liệu, thú vị nhất là khâu nặn bánh. Bà Nguyễn Thị Chì cho biết, buổi tối ở những gia đình làm bánh bán, các thành viên trong nhà lại quây quần xung quanh thau bột cùng nặn bánh để kịp bán vào sáng hôm sau. Khác với những loại bánh khúc ở các làng khác, bánh khúc làng Diềm được nặn hình tai mèo, người làm bánh xoay tròn, tán mỏng viên bột rồi cho nhân vào giữa bọc lại sao cho vỏ mỏng nhưng không được lộ nhân.
Bánh sau khi nặn xong đem hấp khoảng 30 phút sẽ chín. Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp vỏ bánh bóng, dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, vị bùi của đỗ, thịt, giòn của mộc nhĩ.
Bánh khúc làng Diềm là đặc sản nổi tiếng vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc, đi sâu vào tiềm thức của người dân và trở thành món quà không thể thiếu mỗi khi đến với làng Diềm. Nghề làm bánh này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ có nguy cơ bị mai một.
Để bánh khúc làng Diềm có thể theo chân các du khách đến khắp mọi miền Tổ quốc, biện pháp chính là cần tuyên truyền người dân trong làng tham gia bảo tồn nghề, chú trọng giữ nét truyền thống, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu có dịp về với làng quan họ này các bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh khúc làng Diềm này nhé!
Bánh khúc làng Diềm của làng quan họ Bắc Ninh
Bánh khúc làng Diềm bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc với màu xanh dân dã, bình dị mà thắm đượm, thảo thơm tình người.
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ. Bởi vậy mà là Diềm đã trở thành điểm đến quen thuộc cho những ai muốn được tìm hiểu và lắng nghe những làn điệu dân ca quan họ mượt mà.
Bên cạnh những câu hát dân ca quan họ đi vào lòng người, những du khách đến với làng Diềm còn không thể quên được món bánh khúc. Bánh khúc làng Diềm đã có từ rất lâu đời và trở thành món bánh truyền thống vào những dịp quan trọng như những ngày lễ tết, hội hè, ngày rằm hay mùng một. Và cũng chỉ vào những dịp đặc biệt như vậy, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách.
Nguyên liệu làm bánh khúc:
Sở dĩ gọi là bánh khúc vì nguyên liệu làm bánh chính là từ rau khúc.Điều đặc biệt nữa là người làng Diềm không trồng rau khúc mà chỉ thu hái rau khúc mọc tự nhiên ở ven ruộng, các bãi đất trống hay đất bồi ven sông, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.
Cách chọn rau khúc làm bánh:
Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên.Những cây rau khúc được chọn để làm bánh khúc là những cây nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa, có như vậy mới làm nên hương vị bánh khúc đặc trưng.Cũng có những nơi đem lá khúc phơi khô, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên rau khúc tươi vẫn thơm và ngon hơn so với rau khúc đã phơi khô.
Cách thực hiện:
Rau khúc sau khi hái về sẽ được đem sơ chế, rửa sạch, băm nhỏ rồi bỏ vào nồi luộc sôi, rồi chắt bỏ phần nước, chỉ lấy phần rau chín.Tiếp đến, người ta đem phần rau đó giã nhuyễn cùng với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh.Loại gạo này rất phù hợp để làm bánh vì nó đủ độ kết dính mà lại không quá dẻo.Từ hai màu trắng - xanh của bột và rau khúc, cứ giã nhịp nhàng cho đến khi nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn là được.
Làm nhân bánh:
Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét khá giống với bánh chưng vì cũng có đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ.Điểm khác biệt duy nhất là người ta cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Khi đã có vỏ bánh, có nhân rồi sẽ tiến hành nặn bánh.
Cách làm bánh:
Lấy một nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn thành hình tròn hoặc hình tai voi tùy thích.Dù nặn thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.Bánh sau khi nặn xong được xếp ra mâm, đun sôi nước rồi bỏ vào nồi hấp tương tự như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài.Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường bỏ qua bước này để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.
Nhân bánh khúc khá giống nhân của bánh chưng
Thưởng thức món bánh khúc làng Diềm:
Bánh khúc khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt.Chiếc bánh khúc chính là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn mà cũng rất đặc trưng, không dễ gì trộn lẫn.Với bánh khúc làng Diềm, người ăn sẽ không cảm thấy ngán, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn muốn ăn thêm nữa. Bởi thế, nhiều người sau khi ăn xong phải mua thêm để làm quà và mang về ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm sẽ vẫn còn nguyên vẹn.
Thưởng thức món bánh khúc làng Diềm
Nếu có dịp về với làng quan họ này các bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh khúc làng Diềm này nhé!
Cơm hến Huế- món ăn dân dã và hữu tình giống nơi đã sinh ra nó Huế đâu chỉ có những món ăn mang đậm chất cung đình thôi. Huế còn có những món ăn mà khiến bạn phải xao xuyến và động lòng nữa đấy. Điển hình là món Cơm hến Huế- món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Một món ăn bình dị với bao người Khi đến Huế, bạn sẽ được thả mình...