Độc chiêu tuyển bạn của teen
Không nổi tiếng vì học giỏi nhưng Khanh (lớp 11, THPT Cao Bá Quát, Hà Nội) lại nổi danh với biệt hiệu “PR miễn phí”. Lý do bởi bạn bè của cô toàn là hot girl, hot boy.
Ảnh chỉ có tính minh họa: Hoàng Hà.
Để làm quen được với những cô cậu nổi tiếng này, Khanh bật mí: “Ban đầu em add facebook của các bạn ấy, sau đó vào comment những hoạt động của họ. Chỉ cần mất công một chút là quen hết, chụp ảnh các bạn ý, chỉnh sửa đưa lên tường. Hay thi thoảng làm tặng vài đồ handmade”.
Nhiệt tình là vậy, song mục tiêu kết bạn của Khanh không hoàn toàn trong sáng, mà đơn thuần để mọi người biết mình ở vị trí nào. “Mỗi lần đi chơi, chúng em thường chụp rất nhiều ảnh, em đưa lên khoe trên facebook là bạn bè vào comment loạn lên, không mấy ai được thế đâu!”, cô học trò tự hào kể.
Cũng vì mục đích có lợi, cậu bé Trung ( 14 tuổi, Lê Văn Lương) kết thân một cậu bạn cùng lớp chỉ để “nó đỡ đần mình khoản thi cử”. “Em học kém, chơi với nó để mỗi lần kiểm tra, thi cử thì có nó đỡ cho”. Và để duy trì tình bạn này, dăm bữa nửa tháng cậu lại mua tặng bạn quyển truyện, “rẻ mà nhàn thân”, cậu nói.
Với Linh (16 tuổi, Nguyễn Phong Sắc, HN), bạn phải là người cùng phong cách, mà khái niệm này theo cô đơn giản chỉ là giống nhau. “Mình thích màu hồng thì các bạn ấy cũng phải thích như thế, thích ngồi quán cà phê gối tựa thì các bạn ấy cũng phải giống mình, không thể khác được, khác thì không hợp gu”, cô bé bộc bạch.
Video đang HOT
Linh vui vẻ khoe một tấm ảnh chụp chung của cả nhóm, ai cũng mặc đồ màu hồng, quàng khăn hồng, hoặc đi tất hồng. Nhóm này cũng có luật hà khắc là nếu một thành viên mà bỗng dưng có sở thích khác thì sẽ bị loại ngay.
Với nhiều teen con nhà giàu, bạn bè lại thường được chọn theo kiểu “cùng đẳng cấp”.
“Hôm trước có con bé trên facebook muốn kết bạn làm quen, em hỏi ngay có xe ga không, không có thì không thể đồng ý đươc”, Phương Anh (19 tuổi, Hàng Bạc, HN) tưng tửng kể. Vốn là trưởng một nhóm đi xe ga, Phương Anh cũng kiêm luôn vai xét duyệt thành viên: “Vào nhóm mà không đủ chiều cao 1m67 thì bật ngay, nếu thấp hơn – 1m65 – nhưng có xe ga xịn thì sẽ được xem xét”, cô nói.
Được hỏi tại sao lại đưa ra những tiêu chuẩn ấy, cô gái trẻ tuyên bố xanh rờn: “Đi xe ga thì chân phải dài mới đẹp, có đứa nào chân ngắn ngồi xe ga là đẹp đâu!”. Ngoài ra, theo cô, thành viên mới cũng phải qua lượt điều tra về thân thế gia đình và một số câu hỏi về thời trang hay mỹ phẩm. “Nếu trả lời ngon lành thì em ok luôn!”
Không kết bạn theo cách “xoàng” như Linh, hay Phương Anh, nhóm chơi của Thắng (17 tuổi, Trường Chinh, HN) lại chỉ toàn nạp các thành viên dựa theo thành tích giang hồ. “Vào nhóm em đứa nào cũng phải có tiền án tiền sự cả, không có gan thì không chơi được”. Ngay cả luật chơi của nhóm cũng rất “anh chị”.
“Gần đây nhất hồi đầu tháng ba, chúng em đua xe, cơ động đuổi, một thằng bỏ chạy rẽ theo lối khác, hôm sau bọn em họp nhóm khai trừ luôn”, Thắng vừa rít thuốc vừa kể.
Nghe những câu chuyện trên, bà Lan (65 tuổi, Kim Mã, HN) bộc bạch. “Ngày khó khăn, bạn bè chơi với nhau thân thiết, có dúm miến cũng chia nhau. Chứ có gì mà lợi dụng, khoe mẽ. Nghe mấy chuyện của các bạn trẻ mà buồn quá”, bà lắc đầu bảo.
Thạc sĩ Ngô Quang Huy, giảng viên khoa xã hội học, đại học KHXH và Nhân văn, Hà Nội, nhận xét: ” Mỗi thời đều khác nhau, quan niệm cũng khác, đặc biệt về thời trang, hay lối sống. Thế hệ 6x ít người tự hào nếu là thành viên của nhóm nhẩy hiphop, nhưng nếu bây giờ thì đó là thứ đáng để tự hào của giới trẻ. Tuy nhiên không thể lấy những thứ hình thức hay sở thích để làm quy chuẩn chọn bạn. Chỉ bằng hành động mới thấy được bạn tốt hay bạn xấu”.
Đồng tình với quan điểm này, nhà tư vấn Trần Thanh Tâm, trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội, chia sẻ thêm: “Những câu chuyện trên có thể thấy các bạn trẻ đang là nạn nhân của bệnh hình thức. Đẹp, giàu có cũng chỉ để người đời nhìn lướt qua. Giang hồ cũng chỉ là để thỏa mãn thú ưa mạo hiểm, liều lĩnh, muốn thể hiện của chính mình. Hãy xét xem, sau vẻ bề ngoài đó, ai là người bạn tốt thực sự. Đừng nghĩ yêu mới là sự giao cảm tâm hồn, là bạn bè cũng cần có sự thấu hiểu về tâm hồn”.
Theo VNExpress
Khát... nổi tiếng
Mơ ước trở thành người nổi tiếng là một ước mơ đẹp của rất nhiều bạn trẻ. Nhưng nổi tiếng bằng tài năng và nổi tiếng bằng những "độc chiêu" lại hoàn toàn khác nhau.
Sự thèm khát nổi tiếng của một bộ phận giới trẻ, sinh ra những hành động xấu, đã ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, đến thuần phong mỹ tục.
Nổi tiếng bằng mọi cách
Ngọc Anh (19 tuổi ở Hà Nội) là một trong hàng ngàn bạn trẻ rất sành công nghệ. Hiện nay cô sở hữu hai trang blog và cùng một nhóm bạn lập riêng website có tên "Votudi...". Cách đây một năm, Ngọc Anh đã dùng máy ảnh tự chụp ảnh bán khỏa thân của mình rồi đưa lên blog để bạn bè cùng bàn luận. Sau đó, cô còn rủ được một nhóm nữ sinh THPT cùng vào cuộc "show hàng".
Cô chia sẻ trong blog của mình rất thoải mái: "Được mọi người chú ý, biết đến là ước mơ không chỉ của riêng mình. Ở tuổi mình, đã có những đứa con gái mà không ít trang mạng hot đưa ảnh. Nó xuất hiện thường xuyên, như thế là có đẳng cấp rồi...". Giờ thì, Ngọc Anh đã trở thành một đàn chị trong giới tuổi teen về "nghệ thuật khoe hàng nóng".
Nhóm của cô đã tạo được không ít scandal trên mạng Internet và nhiều phen khiến cư dân mạng phải... hụt hơi. Một người bạn của Ngọc Anh chia sẻ rằng, con đường tìm sự nổi tiếng của Ngọc Anh không phải là con đường tri thức và chính thống, nên đến giờ Ngọc Anh vẫn chỉ là một Ngọc Anh bé bỏng, dại dột.
Có một kiểu đua đòi, muốn nổi tiếng theo kiểu rất tiểu thư, đó là trường hợp của Hà Khánh Ly ở phố Khâm Thiên (Hà Nội). Ly thích hình xăm nhưng lại sợ đau, nên cô đã dán hình xăm vào vùng nhạy cảm của cơ thể, rồi chụp ảnh bằng webcam máy tính, đưa lên mạng. Bị bố mẹ mắng, Ly bỏ nhà đi bụi mấy ngày. Sau khi nhóm của My "sói" (14 tuổi) gây ra một số phi vụ đau lòng, bị Công an quận Đống Đa bắt hồi tháng 7/2010, Ly đọc được trên báo, cảm thấy giật mình sợ hãi, cô trở về nhà xin lỗi bố mẹ.
Được một tuần, đám bạn cũ rủ vào blog, tiếp tục làm mưa làm gió. Trong một tháng gần đây, nhiều người cũng ngỡ ngàng, khi thấy Ly đã dũng cảm xăm hình xăm phát quang để đến quán bar và chụp ảnh đưa lên mạng. Xăm phát quang là xăm loại mực đặc biệt UV, hình xăm chỉ phát sáng lung linh vào buổi tối. Nhờ thế mà Ly đã có chút.... tiếng tăm(?!).
Minh hoạ của Lê Phương.
Mấy tháng nay, cư dân mạng lại bàng hoàng với đoạn chat của một cô nàng 9X về chuyện "xe ga, xe số" và một phen sốc nặng với với việc xuất hiện blog của một teengirl rao bán webcam "khoe hàng" trên blog cá nhân. Cô gái có nickname là Motlanva maimai... đã tua đi tua lại những câu nói thô tục và gợi dục của mình bằng một ngôn ngữ hết sức bệnh hoạn với gã teenboy có phần chán đời nhưng nhà có nhiều tiền.
Còn chủ nhân của blog cá nhân có đoạn clip ghi hình cô "bán hàng" qua webcam tên là Thảo, có nickname là Buomdembk... lại có cách kinh doanh lạ đời. Với hình thức bán hàng, trao đổi kiểu này, Thảo muốn ghi danh sách của mình vào trong số những người bán hàng đặc biệt nhất. Qua webcam, cô khoe tất cả những thứ mà đáng ra không nên khoe, và đối tác vào ưng ý thì nhảy vào, nhưng sẽ nhận được một thỏa thuận là phải chấp nhận nạp tiền vào tài khoản điện thoại cho cô.
Cô đặc biệt ưu tiên những khách VIP, sau khi đã nạp cho cô 5 thẻ điện thoại 50 ngàn đồng trở lên, là có thể đi chơi, đi nhà nghỉ cùng khách VIP này. Nhiều người tự hỏi rằng, phải chăng đây là một trong những "chiêu" mới của một số teengirl để được nổi tiếng hay đơn giản chỉ là cách kiếm tiền của một số "bướm đêm" tuổi teen? Thực tế, trong vòng hai năm trở lại đây, rộ lên nhiều dịch vụ "bán hàng" qua mạng của teengirl. Các cô gái trẻ này đôi khi yêu cầu không cần nhiều, có khi chỉ là những cái thẻ điện thoại, để lúc khác được nói chuyện cho sướng miệng.
Quá dễ để nổi tiếng
Khoảng 6 năm trở về trước, thần tượng của những người trẻ thường là những tấm gương học giỏi, thành đạt, những người đoạt giải nhất của "Đường lên đỉnh Olympia"... Còn giờ đây, thần tượng của giới trẻ là Thảo Trang Idol, Trà My Idol, Thanh Duy Idol, Phương Vy Idol,... Những cái tên đó bắt nguồn từ một cuộc thi tìm kiếm ngôi sao, đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ đăng ký tham gia.
Các cuộc thi khác như "Tôi là ngôi sao", "Hát cùng thần tượng", "Nốt nhạc ngôi sao", hay các cuộc thi hoa khôi cấp trường, quận, thành phố, Missteen... luôn là bước để giới trẻ trải nghiệm, rồi thể hiện cá tính của mình, đánh bóng tên tuổi, vươn đến một cái đích là: Nổi tiếng.
Quá nhiều cuộc thi nhằm vào giới trẻ, quá nhiều điều kiện để trở nên nổi tiếng cũng dễ khiến giới trẻ đi vào con đường sa ngã, dễ tự phụ, khoe khoang. Và khi có quá nhiều cuộc thi, thì sự dễ dãi, hời hợt trong khâu tổ chức, lựa chọn, chấm giải cũng thường xảy ra. Đấy là chưa kể đến những người chấm giải kém chuyên môn, thiên về cảm tính, hoặc chấm theo kiểu xin - cho. Những tiêu cực như vậy, không những làm mất đi tính nghiêm túc của các cuộc thi, mà còn góp phần làm... thui chột các tài năng thực sự.
Một điều nữa để thấy ngày nay, bạn trẻ có quá nhiều điều kiện để nổi tiếng, đó là họ đã sử dụng công cụ là phương tiện truyền thông, kỹ thuật hiện đại để đánh bóng mình. Chỉ cần tự làm phim, tự quay video clip, sáng tác bài hát, rồi tự phong mình là hotgirl, hotboy, rồi nhờ bạn bè tán dương, thế là thành... "nổi tiếng".
Khát vọng nổi tiếng đã trở thành một trào lưu rất nóng hổi của xã hội, mà nó không còn bó hẹp cho các đối tượng là ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nghệ sĩ nữa. Nổi tiếng cũng không còn là khái niệm bó hẹp dành cho sự tích cực nữa, mà nó bao trùm cả sự tiêu cực, như người quá lộ liễu, quá sexy, quá có nhiều scandal...
Khi thần tượng hại... fans
Theo phân tích của nhiều nhà tâm lý, hiện tượng tìm cách nổi tiếng bằng mọi cách của một bộ phận giới trẻ rộ lên như hiện nay có nguyên nhân là do môi trường. Khi mà không ít ca sĩ, người mẫu... là thần tượng của giới trẻ đã tìm cách nổi tiếng... bằng mọi cách. Chuyện của họ bị đưa lên báo, rồi có khi được tung hô trên mạng. Và như thế, các teenboy, teengirl học hỏi, đua đòi làm theo là đương nhiên. Nhưng giới trẻ ngày nay, không phải ai cũng có điều kiện để làm như các anh các chị. Từ đó, sinh ra các kiểu đua đòi theo hình thức tiêu cực như đã thấy.
Ai cũng có thể có thần tượng và đó là một nhu cầu chính đáng. Nhưng đôi khi, thần tượng của các teenboy, teengirl đã đánh mất mình bằng những trào lưu tiêu cực, tạo hình ảnh xấu trong xã hội. Lứa tuổi teen - vốn rất dễ bị hấp thụ - đã học ngay theo các anh các chị để... bỗng dưng được nhiều người biết đến.
Đua đòi theo thần tượng, học những điều xấu của thần tượng, rồi ăn mặc hở hang, cả ngày sống trên mây trên gió, đua đòi đi sàn nhảy, uống rượu thâu đêm... thì thật nguy hiểm. Có người "nghiện", tôn sùng thần tượng chỉ vì làm theo phong trào, đua theo một thứ mốt. Họ nghĩ rằng, bè bạn có thần tượng để mà kể lể, để học theo, chẳng lẽ mình tụt hậu không có!
Cứ như thế, nhiều em tự huyễn hoặc mình, trong đầu lúc nào cũng "nuôi" một hình bóng ở xa vời mà có lẽ chẳng bao giờ với tới được. Cũng vì quá yêu thần tượng, mà nhiều teengirl hồn nhiên coi luôn mình là "em gái" của một nam ca sĩ nào đó, hoặc khoe với bạn bè là anh ấy gọi điện cho mình, có khi nhắn tin cả đêm cho nhau. Sự cuồng mộ và bắt chước những nhân vật trong làng giải trí đang chi phối rất lớn đến đời sống của một bộ phận tuổi teen.
Các bạn trẻ nên phân biệt, chọn lựa cho mình những thần tượng, hình ảnh tốt. Đừng si mê một cách mù quáng, mê muội học tập và làm theo lối sống không phù hợp với mình, để rồi đường học hành dở dang, chẳng có lý tưởng, tương lai. Đừng a dua, đua theo bạn bè coi như một thứ mốt để trang trí cho bản thân.
ThS Phạm Mạnh Hà, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lý, khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH&NV từng nói trên báo rằng: "Hội chứng nghiện thần tượng" là sản phẩm của đời sống công nghiệp. Những người mắc hội chứng này thường sống ở các thành phố, nơi con người có quá ít không gian và thời gian cho riêng mình, mọi người cần có gì đó cho riêng mình, và thần tượng sinh ra".
Liều thuốc nào chữa bệnh... khát nổi tiếng?
Khát khao và ước vọng nổi tiếng là chính đáng. Nhưng nổi tiếng bằng con đường nào lại là chuyện đáng bàn. Nhiều nghệ sĩ đã nổi tiếng, đi lên bằng sự rèn giũa, học hành, phấn đấu nghệ thuật, vì công chúng và vì những giá trị nhân văn của cuộc sống...
Sự nổi tiếng như vậy mới đáng trân trọng, tôn sùng và đẹp đẽ mãi. Nhưng nổi tiếng bằng bất kể mọi giá, chỉ để được coi là VIP (người quan trọng nhất), để giàu có, được dùng hàng hiệu, được ngắm nhìn, để ý trước đám đông... thì thật tai hại. Khi đó, sự khát khao nổi tiếng kia chỉ là một loại bệnh.
Có thuốc nào trị bệnh này không? Có loại thuốc nào để ma lực, thèm khát nổi tiếng trong một bộ phận giới trẻ giảm đi, để họ đừng đánh đổi, đánh mất mình và bảo vệ hình ảnh của mình trong cuộc sống và trong lòng công chúng. Loại bệnh này có thể nói là rất nguy hiểm, nhưng không phải không có cách trị. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và được công chúng yêu thích đã lên tiếng cảnh báo trên truyền thông về sự tai hại của không ít cuộc thi tổ chức cho giới trẻ kém nghiêm túc.
Nhiều nghệ sĩ có tâm còn chỉ ra, một số bạn trẻ hư hỏng là do người lớn, những người tổ chức đã không công tâm. Như vậy, loại thuốc đặc trị cho loại bệnh này đòi hỏi phải có sự kết hợp của toàn xã hội, sự nhận thức của mỗi người trẻ trên con đường tiến vào đời. Chúng ta còn quá trẻ và có nhiều cơ hội để rèn luyện, thể hiện và chứng tỏ tài năng, bằng những hình thức văn hóa và công bằng. Khi đó, sự nổi tiếng đạt được bằng chính năng lực thực sự và một nỗ lực phấn đấu hết mình, mới để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng
Theo LuocBao
Độc chiêu lừa 'kiều nữ' về 'động' Nghề rước "kiều nữ" về làm tại các "động sung sướng" được các má mì truyền tai để hành nghề. Bi kịch cuối cùng lại rơi vào những cô gái nhẹ dạ, cả tin, trót lỡ sa chân vào cạm bẫy. Mưu ma, chước quỷ Đến động Voi, nhiều người đều biết đến những cái tên nổi cộm như: "Sáu Sò", "Lan Trắng"...