Độc chiêu thuần hóa, bán cá tra tươi sống cho người dân miền Bắc của ông chủ trại ở Hải Dương
Để người dân miền Bắc làm quen và thưởng thức các món ăn ngon, bổ dưỡng chế biến từ cá tra, ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt đã dùng nhiều độc chiêu như: thuần hóa cá tra để gây nuôi ngoài Bắc, biếu tặng hàng xóm, rồi tổ chức “bán 1, tặng 1″ hay đưa vào bếp ăn trường học…
Với khoảng trên 6.200ha nuôi, mỗi năm chúng ta đạt sản lượng 1,72 triệu tấn cá tra với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Đây là ngành hàng thủy sản có lợi thế cạnh tranh cao khi xuất khẩu đi 150 nước và được các thị trường khó tính như Mỹ, EU… tin dùng. Thế nhưng, với người dân miền Bắc thì đây là thức ăn mới lạ và ít thưởng thức trong bữa ăn hàng ngày.
Ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt (xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) cho hay, người dân miền Bắc có thói quen ăn cá tươi sống và thường mua cá ở chợ truyền thống là chủ yếu. Đối với các sản phẩm cá đông lạnh, nhất là với cá tra, người dân chưa biết đến nhiều để lựa chọn, sử dụng trong bữa ăn gia đình.
Với loài cá phổ thông, giàu chất dinh dưỡng, không có xương và đặc biệt có nhiều axit amin không thay thế, đặc biệt Omega 3 rất tốt cho sức khỏe, ông Việt ấp ủ sẽ triển khai nuôi cá tra quy mô hàng hóa tại Hải Dương.
Ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt giới thiệu mô hình nhân, nuôi cá tra tại Hải Dương
Năm 2015, ông Việt bắt đầu đưa cá tra từ Nam ra Bắc nuôi tại tỉnh Hải Dương với ý định triển khai nuôi quy mô hàng hóa. Tuy nhiên, cá tra trong Nam đưa ra Bắc đã không chịu được nhiệt độ thời tiết lạnh của miền Bắc, bị chết hao hụt hết. Dù vậy, ông vẫn không bỏ cuộc. Năm 2017, ông tiếp tục đưa cá tra bố mẹ từ Nam ra Bắc để thuần hóa, cho chịu được nhiệt độ lạnh ngoài miền Bắc để sinh sản, nhân giống nuôi.
“Việc thuần hóa cá tra cũng không khó, chỉ cần làm cho cá thích nghi dần dần với nhiệt độ. Chúng tôi có hệ thống bể để đưa nhiệt độ nóng từ 300 C về 100 C trong một ngày và cứ chuyển đi, chuyển lại trong vòng 1 tuần. Từ 1.000 cặp bố mẹ thất thoát dần dần còn khoảng 30%, cuối cùng những cá thể chống chọi được thì dùng để làm giống sinh sản, con giống sẽ thích nghi được” – ông Việt chia sẻ.
Sau khi thuần hóa cá bố mẹ thành công, từ năm 2018-2019, HTX Xuyên Việt bắt đầu triển khai nuôi cá tra với quy mô hàng hóa với năng suất có thể lên đến 500 tấn/ha (hiện mới chỉ nuôi mật độ thưa, bằng nửa năng suất nuôi cá tra trong Nam – PV). “Mỗi năm tuy chưa lớn nhưng Xuyên Việt đã đưa ra thị trường từ 800-1.500 tấn/năm”. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất khi nuôi cá tra thương phẩm ở ngoài Bắc là người dân chưa có thói quen ăn cá tra.
Video đang HOT
Cùng với biếu tặng cho hàng xóm, người thân ăn thử cá tra, ông đã tổ chức tiếp thị cá tới người dân thủ đô Hà Nội và các tỉnh với chiêu thức “mua 1, tặng 1″: “Vừa rồi, Xuyên Việt có triển khai đưa cá tra tươi lên chợ, bán giá hỗ trợ 50% – có nghĩa mua một con tặng một con với giá 30.000 đồng/kg cá tươi.
Như vậy, người mua chỉ phải trả 15.000 đồng/kg cá tra và hôm đó chúng tôi bán 1 tấn. Mọi người khi ăn thấy rất ngon, hôm sau rất trông chờ. Trước giờ người ta không ăn cá tra, đấy là cách quảng bá hình ảnh và là phương án, cách tiếp cận cá tra đối với thị trường miền Bắc”.
Theo ông Việt, khi đón nhận sản phẩm cá tra, khác hàng có nhiều phản hồi tích cực như: thịt mềm, thơm ngon, không có xương và cho nhiều đối tượng ăn được. Song, cũng có một số phản hồi chưa được tích cực như: cá ăn thịt không dai, rồi da trơn nên mọi người cũng e dè và cũng chưa hiểu hết về quy trình nuôi nên mọi người cũng chưa biết nuôi như thế nào. HTX Xuyên Việt đã khắc phục và chia sẻ những thông tin trên catalogue, tờ rơi và các quy trình nuôi cho mọi người nắm được. Dần dần khách hàng cũng đã tiếp nhận và sử dụng.
Tuy nhiên, do là sản phẩm mới cũng như cách làm mới nên thị trường vẫn còn dè dặt nên rất cần thông tin, truyền thông mang tính chính thống để đưa gửi những thông điệp khi mọi người sử dụng. Vì cá tra là sản phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều các axit, amin không thay thế, đặc biệt axit Omega 3 tốt cho sức khỏe, cá không có xương nên trẻ nhỏ có thể ăn được và thậm chí củng cố sự phát triển nòi giống và vóc dáng của người Việt.
“Khi chúng ta đã triển khai được cái thông điệp đó đến người tiêu dùng thì tôi nghĩ là từ bậc mầm non cho đến tiểu học, trung học, khách hàng sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm cá tra được thế giới đang ưa chuộng” – ông Việt nhấn mạnh.
Ông Việt cho rằng, hiện tại và trong tương lai xu thế tiêu dùng, ẩm thực của người Việt sẽ thay đổi rất nhiều. Khi nhận thức thay đổi, họ sẽ dần tiếp cận với các sản phẩm cá tra đông lạnh, chế biến như các nước tiên tiến Mỹ, EU, thậm chí Nhật Bản đang sử dụng và ưa chuộng.
Chính vì thế, cùng với kênh bán ở chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị và trên mạng internet, HTX Xuyên Việt đã tiếp thị cá tra vào bếp ăn của các trường học nhằm thay đổi thói quen, tư duy từ các thế hệ trẻ: “Chúng tôi vừa ký hợp đồng với 1 huyện, một năm cung cấp 70 tỷ đồng thực phẩm vào bếp ăn của các trường học”.
Vay vốn đầu tư nuôi cá, nông dân Hải Dương thu nhập khá
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, hàng nghìn hộ nông dân ở Hải Dương đã có điều kiện đầu tư cải tạo mở rộng diện tích ao nuôi, mua cá giống cùng các loại thức ăn chăn nuôi, từ đó nâng cao thu nhập từ nghề nuôi cá.
Mở rộng diện tích ao nuôi cá
Gia đình anh Vũ Văn Bắc là một trong những hộ đầu tiên ở thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất ruộng kém hiệu quả của gia đình sang đào ao thả cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép. Với diện tích 14 mẫu, anh Bắc chia làm 9 ao nuôi cá, trong đó có 5 ao nuôi cá thương phẩm và 4 ao nuôi cá giống.
Mô hình nuôi cá của một hộ dân Xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, Hải Dương được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Thu Hà
Anh Bắc chia sẻ: "Để đầu tư mô hình nuôi cá với quy mô lớn như hiện nay, gia đình tôi cần rất nhiều vốn. Rất may, tháng 5/2019, gia đình tôi được Hội ND tỉnh tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ Quỹ HTND. Với số tiền đó, tôi đã đầu tư cải tạo mở rộng diện tích ao, mua cá giống cùng các loại thức ăn chăn nuôi".
"Nhờ nguồn vốn vay của Quỹ HTND mà mô hình của gia đình tôi được mở rộng, thu nhập cao hơn những năm trước. Năm 2019, tôi xuất bán 100 tấn cá thương phẩm đem về doanh thu cả tỷ đồng. Nhiều năm liền, gia đình tôi đều đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương" - anh Bắc phấn khởi khoe.
Tương tự anh Bắc, anh Phạm Văn Thuấn (ở thôn Côi Thượng, xã Phạm Trấn) cũng được vay vốn Quỹ HTND để đầu tư nuôi cá. Anh Thuấn chia sẻ: "Tham gia dự án sử dụng vốn Quỹ HTND, gia đình tôi được vay 30 triệu đồng. Với số tiền này, tôi cải tạo và mở rộng ao nuôi cá Hiện tại, với diện tích 4 mẫu nuôi thủy sản, gia đình tôi thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm".
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Chủ tịch Hội ND xã Phạm Trấn cho biết: Ngay từ đầu năm, Hội ND xã đã xây dựng Kế hoạch số 04 về giao chỉ tiêu vận động xây dựng Quỹ HTND với mức 5.000 đồng/hội viên; đồng thời vận động các hộ sản xuất kinh doanh giỏi ủng hộ. Tính đến tháng 6/2020, Hội ND xã đang quản lý hơn 600 triệu đồng vốn Quỹ HTND, trong đó nguồn tỉnh là 500 triệu đồng và nguồn cơ sở đạt gần 130 triệu đồng.
Bà Cúc khẳng định: "Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cùng với việc quản lý hiệu quả vì vậy số vốn hàng năm tăng trưởng tốt. Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả như gia đình ông Vũ Văn Bắc (thôn Côi Hạ), gia đình ông Phạm Văn Thuấn, Vũ Xuân Thơi (thôn Côi Thượng)...".
Thu nhập tăng gấp 4-5 lần
Theo báo cáo của Hội ND tỉnh Hải Dương: Tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt trên 75 tỷ đồng. Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp được quản lý chặt chẽ theo đúng nguyên tắc và điều lệ; đang giúp 3.839 hộ hội viên, nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Lần theo loài cá lạ quý như vàng dưới chân núi Hoàng Liên
Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong công tác xây dựng, quản lý, tăng trưởng nguồn vốn. Hội ND nhiều huyện, thành phố đã tích cực tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương đưa vào kế hoạch hàng năm trích ngân sách bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND cùng cấp.
Đến nay, 12/12 huyện, thị xã, thành phố được UBND cùng cấp trích từ nguồn ngân sách bổ sung cho quỹ cấp huyện. Bên cạnh đó, công tác kiện toàn Ban điều hành, Ban kiểm soát quỹ cấp huyện được chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Hiện, toàn tỉnh có 12/12 huyện, thành phố, thị xã và 259/259 cơ sở xây dựng được nguồn Quỹ HTND, đạt 100%; tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND đạt mức từ 20%/năm trở lên.
Trên địa bàn, một số đơn vị Hội cấp huyện có nguồn vốn Quỹ HTND tăng trưởng cao, tiêu biểu như: TP.Chí Linh đạt hơn 1 tỷ đồng; huyện Thanh Hà đạt 990 triệu đồng; huyện Nam Sách đạt 947 triệu đồng; huyện Gia Lộc đạt 878 triệu đồng; huyện Ninh Giang đạt 860 triệu đồng... Cùng với đó, nhiều đơn vị ở cấp cơ sở cũng vận động nguồn vốn Quỹ HTND đạt cao như: Xã Tân Hương (huyện Ninh Giang) đạt 138,9 triệu đồng; xã Tân Việt (huyện Thanh Hà) đạt 126,9 triệu đồng... Nhiều mô hình, dự án vay vốn từ nguồn Quỹ HTND đã phát huy hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như: Mô hình thâm canh trồng cây ăn quả tại xã Tân Việt (huyện Thanh Hà); nuôi trồng thủy sản ở xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ), xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện); trồng cây rau màu chuyên canh cho giá trị kinh tế cao ở xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc)...
Từ các dự án vay vốn theo nhóm hộ, nhiều nơi đã xây dựng và thành lập được các câu lạc bộ, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Qua đó, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng sản xuất, hình thành nên thương hiệu các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương.
Các cấp Hội đã xây dựng và hình thành được 410 mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao; giúp quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn diễn ra nhanh và mạnh. Ước tính bình quân giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đã tăng gấp 4 - 5 lần so với việc trồng lúa như trước đây. Nhiều mô hình nhờ triển khai tốt cho mức thu nhập đạt từ 200 triệu đến - hơn 1 tỷ đồng/năm.
Ô tô bán tải biến dạng sau va chạm với xe tải, hai người tử vong tại chỗ Sau cú va chạm với xe tải, chiếc ô tô bán tải bị biến dạng rồi lao tiếp 400m mới dừng lại. Vụ tai nạn khiến 4 người trên xe bán tải thương vong. Chiếc xe bán tải biến dạng sau vụ TNGT Vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 1/6 trên QL38B đoạn qua xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc,...