Độc chiêu “tàng hình” của kẻ đào hầm 2.000 ngày trốn truy nã
Bị cơ quan công an khởi tố, Hồng lập kế hoạch trốn chạy một cách bí ẩn. Ban ngày, Hồng biến mất, khi đêm xuống, Hồng lại xuất hiện, ăn nhậu, ca hát cùng người thân giữa vuông tôm.
Tham chiến bằng thế lực giang hồ
Trước khi trở thành tội phạm bị truy nã, Hồ Văn Hồng (SN 1955, ngụ ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) được biết đến như đối tượng có tiền án về tội trộm cắp tài sản, nổi tiếng “ nóng máu” không chịu nhường nhịn người đời. Những mâu thuẫn nhỏ, đều được người này tìm cách giải quyết bằng nhiều cách quyết liệt, thể hiện máu giang hồ.
Theo hồ sơ Công an tỉnh Cà Mau, gia đình Hồng và hộ ông Huỳnh Văn Thậm là hai gia đình ở sát vách nhau. Tuy nhiên, trong sinh hoạt giữa hai gia đình thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, dẫn đến xô xát. Đỉnh điểm là vụ hỗn chiến náo loạn giữa hai gia đình bắt nguồn từ vụ ẩu đả diễn ra vào đêm 29/5/2004.
Lệnh truy nã kẻ cầm đầu trận hỗn chiến gây náo loạn vùng quê.
Hồ sơ Công an tỉnh Cà Mau ghi nhận, đêm 29/5/2004, ba người làm của Thậm là Tây, Nhỏ, Măng và Phan Đức Tài phát hiện anh Khởi, con trai ông Hồng vô cớ đi vào vuông tôm của gia đình. Vốn tính đa nghi, Tài nghĩ Khởi sang vuông tôm nhà mìnhtrộm cắp. Sẵn người, anh em Tây họp nhau, bao vây, đánh đập Khởi. Trở về sau trận đòn thập tử nhất sinh, Khởi gọi anh em trong nhà rủ nhau tìm cách qua nhà ông Thậm trả thù.
Tuy nhiên, thù chưa kịp trả, nhóm của Khởi đã bị anh em Tây đánh tan tác. Hai lần thua đau, Khởi uất ức thuật lại sự việc với Hồng, khiến Hồng phừng phừng máu hận. Trong phút lửa hận bùng lên, Hồng họp con, tìm cách “tham chiến” bằng thế lực “chuyên nghiệp hơn”.
Cuối cùng, Hồng “xuống lệnh” kịch chiến cùng gia đình ông Thậm. Để dằn mặt “địch thủ”, Hồng quyết định cho lực lượng xã hội đen tham chiến. Theo đó, vài ngày sau cuộc chạm trán, khiến con trai mình “chảy cả máu đầu”, Hồng liên hệ, nhờ Nguyễn Chí Công, người có mối liên hệ mật thiết với giới giang hồ Cà Mau để thuê quân. Sau khi mục đích chém dằn mặt gia đình ông Thậm được Công đồng ý, Hồng và Công tiếp tục thống nhất giá cả của thương vụ đẫm máu.
Sau đó, Hồng cấp tiền “lộ phí”, “bôi trơn” cho Công để người này lên TP.Cà Mau nhờ Tháo, một tay giang hồ cộm cán của TP.Cà Mau. Nhận yêu cầu, Tháo rủ thêm Lăm, Quân, Vũ và gọi đàn em gồm các đối tượng Nam, Tèo, Thanh cùng vào xã Hồ Thị Kỷ để “đánh thuê”.
Tại đây, sau khi được đám con của Hồng “tẩy trần” bằng bữa nhậu tiền triệu, Tháo xua đàn em qua sát ranh đất của ông Thậm đe dọa, đập phá đồ đạc trong nhà để “khích tướng”. Về phía gia đình ông Thậm, sau hai lần gây chiến cũng cảnh giác, đề phòng việc Khởi tìm cách trả thù nên đã bí mật thông báo cho bạn bè sẵn sàng trợ chiến khi cần thiết.
Đêm xảy ra vụ việc, trong khi “quân đánh thuê” của Hồng đang “khích tướng”, đập phá đồ đạc thì Tài và Tây đến nhà Tùng tổ chức nhậu, bàn kế đối phó.
Cùng lúc đó, Đô và Hưng là cháu ông Thậm chạy đến thông báo việc Hồng thuê “xã hội đen” đến đập nhà và đòi đánh dằn mặt, khiến đám của Tây không kịp bình tĩnh, kéo người sang đáp trả.
Video đang HOT
Ngày biến mất, đêm hiện hình
Tuy nhiên, khi chưa kịp “xông trận”, đám của Tây bất ngờ bị quân của Tháo đánh úp, chém Nhựt, thành viên trong nhóm của Tây trọng thương, nhập viện cấp cứu. Xong việc, Tháo cùng đàn em đến nhà Hồng nhận tiền thù lao. Khi chưa kịp nhận tiền, cả Tháo cùng đàn em lẫn gia đình Hồng tháo chạy tán loạn, khi Tây tập hợp gần 20 người vây đánh trả thù. Trước tình hình nguy cấp, Hồng mở cửa sau tháo chạy.
Vụ hỗn chiến gây náo loạn vùng quê nhanh chóng được cơ quan điều tra tiến hành khởi tố. Các bị can nhanh chóng được khoanh vùng, xác định, trong đó Hồng được cơ quan công an nhận định là đối tượng cầm đầu, cần bắt giữ nhanh để xử lý. Tuy nhiên, khi lệnh bắt giữ được thông qua, Hồng đã biến mất.
Ngày 2/3/2006, sau hai năm truy tìm, vận động Hồng ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng không có kết quả, Công an huyện Thới Bình ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Hồ Văn Hồng. Công tác truy tìm, xác minh địa chỉ, nơi trú ngụ của Hồng nhanh chóng được cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Cà Mau triển khai. Tuy nhiên, với bản tính là một tên côn đồ, từng “vào tù ra tội”, việc truy bắt Hồng trở nên khó khăn.
Đáng nói, các thành viên trong gia đình đối tượng kiên quyết cho rằng, Hồng đã bỏ đi biệt xứ và không biết sống hay chết, không hề có bất cứ liên lạc nào với người thân. Trước những thông tin trên, phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Cà Mau nhiều lần tung trinh sát đi khắp các tỉnh thu thập thông tin về đối tượng.
Chân dung tên tội phạm trốn nã 2.000 ngày ẩn mình dưới hầm sâu.
Trong lúc các trinh sát ngày đêm tỏa nhau đi truy tìm tung tích tên tội phạm từng nhiều lần vào tù ra tội, người dân lại cho biết y vẫn xuất hiện tại khu vực chòi canh tôm gần nhà. Kinh ngạc hơn, không chỉ xuất hiện trong dáng vẻ bình tĩnh, Hồng còn thỏa chí chén tạc chén thù, đàn ca cùng người làm.
Tin tức trên nhanh chóng được kiểm tra, lực lượng công an tiến hành nhiều cuộc khám xét có quy mô tại khu vực nhà và vuông tôm của Hồng, nhưng vẫn không tìm được bất cứ một manh mối nào.
Trái ngược với thực tế trên, người dân vẫn khẳng định Hồng vẫn lúc ẩn lúc hiện trong nhà và khu vực vuông tôm của y một cách bí hiểm. Sự ẩn hiện một cách bí hiểm như kẻ có thuật tàng hình của Hồng không chỉ khiến người dân hoang mang, mà còn trở thành thách thức không khoan nhượng với lực lượng công an.
Cuối cùng, bức màn bí ẩn về phép tàng hình cho phép tên tội phạm trốn nã ngày biến mất, đêm hiện hình của Hồng cũng bị phòng Cảnh sát truy nã tội phạm bóc trần. Đại tá Dư Văn Rí, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Cà Mau cho biết: “Sau khi xác minh thông tin về việc hằng đêm Hồng xuất hiện ở chòi canh tôm, chúng tôi quyết định tổ chức kiểm tra hành chính.
Theo đó, chúng tôi bố trí lực lượng kiểm tra nhà của đối tượng một cách kỹ lưỡng vì tin rằng rất có thể Hồng đang lẩn trốn tại đây”. Nhận nhiệm vụ, đồng chí Trần Quốc Đông, cán bộ phòng Cảnh sát truy nã, Công an tỉnh Cà Mau trực tiếp khám xét nhà Hồng, không rời mắt khỏi những ngóc ngách, vị trí, khu vực mà đối tượng có thể ẩn nấp. Tuy nhiên, sau quá trình kiểm tra, tổ công tác vẫn không nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào cho biết Hồng đang tồn tại.
Tưởng chừng cuộc kiểm tra, tìm kiếm lại một lần nữa đi vào ngõ cụt, bất ngờ, đồng chí Đông đặc biệt chú ý đến miếng xốp nằm nơi góc nhà. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, anh tiến lại gần, giở miếng xốp và phát hiện phía dưới là đường hầm tối đen.
Nhận định, chắc chắn Hồng ẩn nấp trong đường hầm, tổ công tác ập vào và bắt gọn đối tượng trong đường hầm tối, kết thúc chuỗi 2.000 ngày xuất quỷ nhập thần của tên trốn nã. Tại cơ quan điều tra Hồng khai nhận, sau khi thuê giang hồ chém dằn mặt ông Thậm, hắn liên tục đào căn hầm bí mật để trốn. Bằng những kiến thức lượm lặt từ chiến tranh, Hồng bí mật đào hầm trong góc nhà, đậy miếng xốp lên trên để ngụy trang, là nơi trú ẩn suốt 5 năm trời.
Gia đình tiếp tay cho đối tượng trốn nã Trao đổi với PV, Đại tá Dư Văn Rí, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Cà Mau cho biết: “Trong quá trình điều tra, truy tìm đối tượng Hồng, chúng tôi nhiều lần đến nhà vận động các thành viên trong gia đình đối tượng hợp tác. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình không chỉ không hợp tác mà còn tỏ thái độ thách thức các cán bộ điều tra. Mặc dù biết Hồng vi phạm pháp luật và bị truy nã, gia đình đối tượng vẫn không khai báo mà còn tiếp tay, che đậy. Như vậy là tiếp tay cho tội phạm và chống đối người thi hành công vụ”.
Hà Nguyễn – Ngọc Lài
Theo_Người Đưa Tin
Đường dây mua bán, tàng trữ 600 bánh heroin bị triệt phá thế nào?
Một lượng lớn heroin lên đến 600 bánh đã được hai anh em Lê Văn Kiểm và Lê Văn Hạnh tàng trữ, vận chuyển vào Bình Dương tiêu thụ bằng cách nào?
Đường đi của 600 bánh heroin
Số ma túy lực lượng chức năng thu được khi khám xét nơi ở của "ông trùm" Lê Văn Kiểm
TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án mua bán, tàng trữ trái phép 600 bánh heroin do Lê Văn Kiểm (33 tuổi) và Lê Văn Hạnh (anh ruột Kiểm, cả hai cùng ngụ huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cầm đầu. Điều khiến dư luận "choáng váng" là một số lượng ma túy khủng khiếp như vậy đã được những "ông trùm" này "hô biến" qua mặt cơ quan chức năng bằng cách nào? Tiêu thụ ra sao?
Theo kết quả điều tra, từ cuối năm 2012, Kiểm đã rủ anh trai là Lê Văn Hạnh lập kế hoạch thiết lập đường dây mua bán ma túy từ Nghệ An vào các tỉnh, thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Kiểm cho rằng đây là khu vực tập trung hàng ngàn quán bar, massage, karaoke... nên khả năng thu hút "hàng" rất lớn. Theo kế hoạch, Hạnh nhận nhiệm vụ tìm hàng đưa ma túy từ Nghệ An vào Bình Dương, Kiểm sẽ tìm đầu mối tiêu thụ ở Bình Dương và các tỉnh thành lân cận.
Lê Văn Kiểm thuê một căn nhà không số thuộc tổ 85, khu phố 7, phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) làm "căn cứ" cất giấu nguồn hàng. Kiểm và Hạnh quy ước, mỗi bánh heroin được bán với giá 200 triệu đồng hoặc 9.000 USD. Sau khi nhận hàng từ Hạnh, Kiểm đã cố tình nâng giá, bán mỗi bánh 207-208 triệu đồng để hưởng thêm chênh lệch.
Dù là anh em ruột nhưng giữa Kiểm và Hạnh "làm ăn" khá rõ ràng. Theo đó, Kiểm thanh toán tiền bán ma túy cho Hạnh với hình thức "gối đầu". Trung bình mỗi lần giao dịch, Hạnh sẽ đưa cho Kiểm 50 bánh heroin, đến lượt mua bán thứ 2, Hạnh mới lấy tiền đợt đầu. Tránh sự nhầm lẫn, Kiểm đã giao cho Lê Thị Thanh (29 tuổi, vợ Kiểm) làm "kế toán", ghi chép tỉ mỉ ở sổ tay.
Thủ đoạn mua bán của Kiểm cũng hết sức kín đáo. Người mua hàng phải chủ động liên lạc trước qua số điện thoại với Kiểm, còn địa điểm do hắn lựa chọn, nếu cảm thấy không an toàn, lập tức Kiểm hủy giao dịch. Mọi liên hệ giữ "ông trùm" mà túy với người mua đều sử dụng sim rác để đánh lạc hướng lực lượng chức năng.
Trong quá trình làm ăn, Kiểm sẽ sàng lọc đối tượng mua ma túy để đưa vào danh sách "khách mối", những khách có "máu mặt" giao dich với lượng lớn heroin sẽ được gặp trực tiếp làm việc với Kiểm.
Thông tin về đường dây ma túy "khủng" do anh em Lê Văn Kiểm, Lê Văn Hạnh cầm đầu đã vào tầm ngắm của Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Bình Dương. Một chuyên án đã được thành lập để đấu tranh, bóc gỡ đường dây này.
"Ông trùm" ma túy xộ khám
"Ông trùm" Lê Văn Kiểm bị đề nghị mức án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 26/3
Ngày 5/8/2013, PC47 bắt quả tang Ngô Thị Mỹ Vân (51 tuổi, TP.HCM) vận chuyển 2 bánh heroin bằng xe máy trên đường Mỹ Phước Tân Vạn (thị xã Thuận An, Bình Dương). Qua đó, Vân khai nhận đã mua 2 bánh heroin của Kiểm ở khu dân cư Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Giúp sức cho Vân còn có "chân rêt" là Nguyễn Phi Tiến (44 tuổi, tạm trú phường Bửu Long, TP Biên Hòa, Đồng Nai) chuyên cung cấp ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh. Hiện đối tượng này đang bị Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố vụ án, bắt tạm giam về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy". Vân cũng từng bán cho Tiến 100 gram (ma túy đá) với giá 103 triệu đồng.
Ngay sau khi làm rõ hành vi của "nữ quái" Ngô Thị Mỹ Vân, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thực hiện bắt khẩn cấp đối với Kiểm và khám xét nơi ở của Kiểm, thu giữ 30 bánh heroin khác. Kiểm khai, từ cuối năm 2012 đến khi bị bắt, Hạnh đã vận chuyển 600 bánh heroin và 879,70 gam ma túy tổng hợp (ma túy đá) từ Nghệ An vào Bình Dương. Kiểm đã tìm mối bán khoảng 570 bánh heroin, đã thanh toán cho Hạnh gồm 3.004.000 USD đôla Mỹ, 4.000 đôla Úc và hơn 18 tỷ đồng, Kiểm thu lợi bất chính số tiền gần 4 tỷ đồng. Số tiền này, Kiểm dùng mua xe ôtô và cùng gia đình tiêu xài hết. Riêng số tiền 99.400 USD và hơn 4 tỷ đồng mà cơ quan Công an thu giữ, Kiểm bán ma túy còn lưu giữ chưa kịp thanh toán cho Hạnh.
Lê Văn Hạnh (anh trai Kiểm) cũng bị đề VKSD tỉnh Bình Dương đề nghị mức án tử hình
Ngoài ra, Kiểm còn khai đã từng giao dịch với đối tượng tên Chước (ngụ TP HCM), lần đầu tiên, Kiểm bán cho Chước 5 bánh heroin với giá 207 triệu đồng/bánh tại khu vực đường ĐT 743 thuộc phường Phú Lợi. Sau đó 3 ngày, Kiểm tiếp tục bán cho đầu mối này 6 bánh heroin với giá cũng 207 triệu đồng/bánh. Sau đó cứ mỗi tuần tiếp theo, đối tượng này lại mua của Kiểm 5-6 bánh heroin với giá không thay đổi.
Gần 2 năm điều tra, truy tố, đường dây mua bán tàng trữ ma túy "khủng này" đã được đưa ra xét xử vào ngày 26/3. Viện KSND tỉnh Bình Dương đã đề nghị mức án tử hình đối với hai anh em Lê Đình Kiểm và Lê Văn Hạnh về hành vi "Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy". Đối với Ngô Thị Mỹ Vân, Viện KSND đề nghị mức án tù chung thân về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy"; Đặng Thị Thanh bị đề nghị mức án 21 - 22 năm tù về hành vi "Tàng trữ trái phép chất ma túy"; Lê Văn Nhật (người làm cho Kiểm) mức án 35 - 39 tháng tù về hành vi "Che giấu tội phạm".
Trung Kiên
Theo Dantri
Không buộc thực hiện kết luận thanh tra khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý Theo Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra vừa được Chính phủ ban hành, kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh. Hạng mục hệ thống cấp thoát nước tại khu kinh tế Vũng Áng mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận có...