Độc chiêu ở Lý Sơn: “Biến” của nợ từ biển thành phân bón cực tốt
Tận dụng lượng rong biển trôi dạt vào bờ, nhiều nông dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã vớt mang về ủ làm phân bón cho cây hành, cây tỏi. Nguồn phân bón này không chỉ giúp cho hành tỏi phát triển tốt mà còn giúp nông dân vừa tiết kiệm chi phí sản xuất vừa bảo vệ môi trường.
Thủy triều xuống để lộ từng mảng rong mơ xanh trôi dạt trên bờ biển và những rặng đá san hô gần bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều hộ nông dân rủ nhau đi vớt rong mang về nhà ủ làm phân bón.
Cùng với nhiều loại rong khác thì rong mơ xanh là nguồn lợi thủy sản tự nhiên của biển, có rất nhiều ở vùng biển Lý Sơn từ bao đời nay. Thông thường mùa rong mơ xanh thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Hàng ngày, những đợt sóng biển lớn sẽ cuốn theo những mảng rong mơ xanh dạt vào bờ.
Rong mơ xanh xuất hiện rất nhiều ở vùng biển Lý Sơn.
“Mỗi khi nước triều rút xuống, nước biển cạn, rong phủ dày khắp bãi rạn, bờ biển. Cứ thế là mình mang bao ra vớt đem vào bờ. Nếu không vớt nhanh, rong sẽ thối rữa và bốc mùi rất khó chịu, gây ô nhiễm môi trường”- ông Võ Văn Hai ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết.
Video đang HOT
Người dân tranh thủ thủy triều rút ra biển vớt rong
Rong biển sau khi vớt lên, bà con nông dân sẽ phơi ngay trên bờ biển cho rong khô để dễ vận chuyển mang về nhà. “Rong này mình mang về chất thành đóng để ủ, cho đến khoảng tháng 6, 7 khi bắt đầu mùa trồng hành mình sẽ mang ra bón”- ông Hai chia sẻ.
Theo các hộ nông dân ở huyện đảo Lý Sơn, từ xa xưa, người dân ở đây đã sử dụng rong biển để làm phân bón cho cây trồng trên đảo, đặc biệt là cây hành, cây tỏi để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Chính vì vậy, dù hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón khác nhau nhưng hầu hết các hộ nông dân ở đảo Lý Sơn đều dùng rong biển ủ thành phân để bón cho hoa màu.
Rong được vớt lên sẽ được đem lên bờ phơi khô trước khi mang về nhà ủ làm phân
“So với bón phân hữu cơ thông thường thì bón phân từ rong biển có hiệu quả tốt hơn. Qua kinh nghiệm của người nông dân chúng tôi thì cây hành, cây tỏi khi được bón phân làm từ rong biển sinh trưởng và phát triển rất tốt, thân cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh, củ to và chất lượng tốt hơn “- lão nông Phạm Văn Ban ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho hay.
Với ‘độc chiêu’ tận dụng rong biển làm phân bón không chỉ giúp bảo vệ môi trường dọc bờ biển mà qua tính toán các hộ nông dân, việc sử dụng phân bón làm từ rong biển giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất vừa bảo đảm chất lượng cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo PV-CTV (Báo Quảng Ngãi)
Phục dựng bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam trên đảo Lý Sơn
Đây được xem là bộ xương cá Ông (hay còn gọi là cá Voi ) lớn nhất Việt Nam đang được lưu giữ, thờ cúng tại Dinh lăng Tân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Huyện đang xúc tiến mời các chuyên gia chuyên ngành để tiến hành phục dựng bộ xương cá voi tại Dinh lăng Tân.
Tổng kinh phí để thực hiện phục dựng bộ xương cá voi và xây dựng nhà trưng bày khoảng 14 tỷ đồng do ngân sách tỉnh bố trí. "Việc phục dựng bộ xương cá voi hay còn gọi là Đồng đình Đại vương sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của cư dân địa phương, đồng thời phục vụ khách du lịch tham quan.
Các bô lão trong làng đang kiểm tra bộ xương cá voi để chuẩn bị cho công tác phục dựng.
Theo ngư dân địa phương, bộ xương cá ông này có chiều dài khoảng từ 24 -26 mét, chiều dài mỗi rẻ xương sườn từ 4-5 mét, đường kính khoảng 15 - 20 cm, riêng đốt xương sống phải 2 người khiêng và có niên đại trên 250 năm tuổi.
Cá Ông hay còn gọi cá Voi được cư dân miền Trung và đảo Lý Sơn ví như vị thần Nam Hải cứu người giữa biển khơi, bởi vậy khi phát hiện ông "lụy" các vạn chài đều tổ chức nghi lễ chôn cất, thờ cúng long trọng để tỏ lòng tri ân.
Theo Danviet
Chìm tàu chở hàng trên vùng biển Lý Sơn, 7 thuyền viên được cứu sống 7 thuyền viên trong vụ chìm tàu chở hàng trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) được cứu sống kịp thời. Theo Thanh Niên, vào khoảng 16 giờ ngày 29.3, tàu vận tải QNg 0032 VT có trọng tải 68 tấn, do ông Nguyễn Trung (ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên đường vận chuyển hàng hóa từ đất...