‘Độc chiêu” nghe tiếng ho bắt bệnh cho bé
Ho là bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên mỗi loại ho lại báo hiệu một bệnh khác nhau. Mẹ cần biết cách “nghe”.
Trẻ ho vì nhiều nguyên nhân, cũng vì ho mà dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Có những trường hợp bé sỉ ho do sổ mũi cảm lạnh thông thường, vậy nhưng cũng có nhiều trường hợp là ho do viêm phổi, hen suyễn hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cha mẹ cần biết cách “nghe” tiếng ho và đặc điểm ho của bé để xác định đúng bệnh và cách điều trị cho con.
- Nếu trẻ bị ho như có vật ngáng âm thanh hoặc giọng nói, kèm theo khàn tiếng, cổ họng thở tiếng như tiếng huýt sáo, cha mẹ phải cảnh giác với những dấu hiệu đó vì nó có thể là viêm thanh quản.
- Trẻ ho hổn hển ở họng, khó thở, đau họng, khó chịu, ho dữ dội nhất là vào ban đêm,khó ngủ, cha mẹ nên cân nhắc về việc liệu con có khả năng bị hen suyễn hay không
- Trẻ ho kèm theo sổ mũi, sốt. Nếu bé đã đi nhà trẻ, những em bé ở lớp cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự, rất có thể bé chỉ đang bị một số loại lây nhiễm virus đường hô hấp. Đôi khi nó có thể là một số triệu chứng báo trước của bệnh đường hô hấp, nên kịp thời đến bác sỹ để loại trừ khả năng.
- Trẻ em bị ho vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, chủ yếu là ho khan với ít đờm, không sốt, thường đi kèm eczema, viêm mũi dị ứng và các rối loạn dị ứng khác, thì đây có thể ho dị ứng.
Ho dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ (ảnh minh hoạ)
- Trẻ bị ho kèm theo sốt, xuống tinh thần, mất cảm giác ngon miệng cũng như khó thở, nghẹt mũi và đôi môi tím tái,êmj nên xem xét có khả năng bé bị viêm phổi.
- Trẻ thường ho khan, sốt buổi chiều, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, ho ra máu, khạc ra đờm, có các hạch bạch huyết bên ngoài, có khả năng bệnh lao
- Khi trẻ em đang chơi hay ăn uống đột nhiên ho dữ dội, khó thở, môi tím tái, hãy cẩn thận bé bị nghẹn đường thở, hóc dị vật hoặc đơn giản là sặc nước
- Lúc đầu trẻ hơi sốt, hơi đỏ mắt, ho khan, ho dai dẳng, sau ho từng cơn dài, rũ rượi, thở rít vào như gà gáy, ho ra dãi trong hơi dính, hoặc có khi nôn ra sữa và thức ăn. Kèm các hiểu hiện chảy nước mũi, nước mắt…rất có thể là biểu hiện của bệnh ho gà.
- Trẻ em ho, có đờm, thường đờm lẫn máu hoặc ho ra máu, và liên tục tái phát, và thường có các dấu hiệu tương tự của bệnh viêm phổi nhưng không phải, có thể bé bị giãn phế quản.
Những triệu chứng và đặc điểm cơn ho này cho phụ huynh tham khảo, chứ không để tự chữa trị. Nếu cha mẹ gặp phải một tình huống tương tự như trên, kịp thời nên đưa con đến bệnh viện khám xét để có kết quả chính xác.
Theo Khampha
25 điều mẹ nên dạy bé để trở thành một đứa trẻ ngoan
Đây là những điều đơn giản mà mỗi bậc phụ huynh cần nhớ để dạy con.
Hiên nay, nhiều ông bố bà mẹ chỉ chăm chăm dạy con học sao cho tốt, học sao cho thành tài mà quên mất cần phải giáo dục cho con biết về các bài học cuộc sống. Trẻ học giỏi mà có cách đạo đức cũng như cách ứng xử xã hội không tốt thì cũng không phải là một đứa trẻ đáng tuyên dương. Chính việc bỏ quên bài học đạo đức khiến trẻ không nhận thức được rằng những thái độ và hành động này là bất lịch sự.
Video đang HOT
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian của mình hơn để chỉ bảo cho trẻ. Dạy trẻ cách ứng xử tốt là một điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Nhưng trước tiên muốn trẻ học tốt được những điều đó, cha mẹ, người lớn nên là một tấm gương tốt cho con trẻ học theo.
1,
Khi trẻ muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép "được không ạ"
2,
Luôn biết nói "cảm ơn" khi nhận được bất kì thứ gì
3,
Dạy trẻ không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Người lớn hãy giải thích cho trẻ biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu trẻ muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.
4,
Nếu trẻ muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, mẹ hãy dạy trẻ nói một cách lịch sự như "mẹ ơi cho con hỏi một chút thôi", "mẹ ơi con có chuyện muốn nói"....
Khi trẻ muốn cắt ngang cuộc chuyện của người lớn, con cần biết cách nói lịch sự như "mẹ ơi con có ý kiến" (Ảnh minh họa)
5,
Dạy trẻ không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự, và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.
6,
Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", trẻ cần phải biết sử dụng ngôn ngữ tích cực, ngoan ngoan để đối thoại bởi người khác có thể đánh giá phẩm chất và đức hạnh của con qua từng câu nói.
7,
Dạy trẻ không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Người lớn hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành nạn nhân để người khác đánh giá.
8,
Nếu có ai hỏi thăm con về tình hình sức khỏe, học tập... thì phải lịch sự trả lời và không được quên hỏi lại họ những điều tương tự.
9,
Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ cảm ơn bố mẹ của bạn vì đã có lòng tốt.
10,
Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào.
11,
Khi nhận điện thoại, mẹ nên dạy trẻ tự giới thiệu bản thân trước và biết đưa điện thoại cho người cần nghe.
12,
Trước các món quà trẻ được nhận, hãy dạy con tỏ thái độ tích cực và luôn nói và viết lại lời cảm ơn.
13,
Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.
14,
Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.
15,
Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn.
16,
Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách
Hãy dạy trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ ăn uống đúng cách, đây là một trong những bài học vềdạy trẻ cách ứng xử các mẹ cần biết (Ảnh minh họa)
17,
Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.
18,
Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng
19,
Dạy trẻ biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.
20,
Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.
21,
Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó
22,
Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu "cảm ơn"
23,
Nếu trẻ cảm thấy buồn chán vì một việc gì đó, hướng dẫn trẻ phải biết kiên nhẫn và không nên đưa ra những lời nhận xét thiếu tế nhị.
24,
Luôn có một chiếc khăn khi đang ăn, hướng dẫn trẻ không được dùng tay để lau mũi, lau mồm, hay bôi tay có dính bẩn vào quần áo, đồ đạc.
25,
Khi đi ăn ngoài, không được tự tiện lấy bất cứ một thứ gì trên bàn trừ khi được phép
Theo Khampha
6 loại rau bổ não trẻ thông minh hay ăn Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo danh sách những loại rau tốt nhất cho não bộ của trẻ. Chỉ bằng việc khéo léo lựa chọn những loại rau củ hàng ngày, mẹ cũng đã có thể tạo điều kiện tốt nhất để não bộ của bé phát triển vượt trội - đó không phải là kiến thức mà ai cũng biết....