Độc chiêu lừa tình, lấy tiền của ông lão U70
Để chứng minh với người yêu mình là “cảnh sát cơ động”, ông Phòng lúc nào cũng cầm theo bên mình một khẩu súng côn, loại đồ chơi của trẻ con.
Chú rể mất tích cùng tiền mừng cưới
Những ngày cuối tháng 3/2015, người dân ở ấp Trung Xuân, xã Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) vui mừng đến chúc phúc cho chị Nguyễn Mộng Thùy (40 tuổi) lấy được người chồng có nghề nghiệp ổn định.
Đám cưới diễn ra không có sự chứng kiến của đại diện bên gia đình nhà trai nhưng điều đó chẳng làm mấy ai quan tâm bởi trước đó, chồng của chị Thùy đã đi đến từng nhà để cáo lỗi, giải thích vì đường xá xa xôi, các cụ bên nhà lại tuổi cao sức yếu nên không thể góp mặt chung vui.
Theo lời chị Thùy, mải mê kiếm tiền chăm lo cho đàn em với bố mẹ già nên chưa có điều kiện lập gia đình riêng. Đến khi nhận ra tuổi thanh xuân qua đi, chị Thùy mới nghĩ đến chuyện lấy chồng. Được người bạn làm cùng trên TP. HCM mai mối nhiều người, nhưng bản thân chị lại ưng ý ông Nguyễn Phòng (68 tuổi).
Chị Thùy kể vè người chồng U70 mới cưới đã ôm tiền bỏ đi.
Lý do là bởi người đàn ông này giới thiệu đang làm “cảnh sát cơ động” tại huyện Đức Trọng, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Để Thùy hoàn toàn tin tưởng, ông Phòng còn khoe khẩu súng lúc nào cũng dắt ngang hông.
“Anh Phòng bảo vì đất cát ở quê đang trục trặc nên không tiền làm chi phí đám cưới nên đành nhờ gia đình tôi vay mượn để tổ chức. Ngay sau khi đám cưới xong, anh Phòng sẽ về quê bán đất, lấy tiền về hoàn trả lại cho bố mẹ tôi” – chị Thùy kể.
Tin theo lời con rể, gia đình chị Thùy phải tất tả đi vay khắp mọi người với số tiền lên tới 80 triệu đồng mà đám cưới cho con gái. Sau tiệc cưới một ngày, ông Phòng xin phép trở Lâm Đồng giải quyết chuyện đất cát như đã hứa. Trước khi đi, ông Phòng không quên bảo vợ đưa toàn bộ số tiền thu được từ đám cưới đưa cho mình làm lộ phí đi đường.
Rồi thời gian thấm thoát trôi đi, đã nhiều ngày chị Thùy không thấy tin tức gì từ chồng, gọi điện cho ông Phòng đều không liên lạc được. Trong khi, chủ nợ tìm đến nhà đòi tiền mỗi ngày một nhiều, gia đình chị Thùy không lấy đâu ra để chi trả.
Video đang HOT
Chị Thùy phải đem đôi bông tai ông Phòng tặng trước ngày cưới ra tiệm cầm cố. Tuy nhiên, khi ra tới tiệm, chị Thùy giật mình khi nghe thấy người chủ ở đây nói rằng đôi bông tai của chị là đồ giả.
Tưởng “lên hương” ai ngờ… điêu đứng
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, gia đình chị Thùy lâm vào cảnh điêu đứng khi không có tiền trả nợ do trước đó đã vay để tổ chức đám cưới. Toàn bộ tiền mừng, cùng số tiền chị Thùy tích góp được đã đưa cả cho chồng mang đi. Mấy ngày nay, chủ nợ tìm đến đòi nhưng gia đình chị Thùy chỉ biết mếu máo “xin khất nợ” chờ cơ quan chức năng giải quyết sự việc.
Đám cưới của chị Thùy với người chú rể tên Nguyễn Phòng.
Ông Nguyễn Văn Tư (cha của chị Thùy) cũng không ngờ ở cái tuổi gần đất xa trời của mình lại trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo đầy tủi hổ đến vậy.
Ông Tư bảo: “Gia đình vui mừng khi tận mắt chứng kiến cận cảnh cậu con rể U70 thương yêu con gái, còn lễ phép, có công việc làm ổn định và được lòng mọi người trong nhà”.
Ông Tư nhớ lại: “Mỗi khi xuống nhà, Phòng luôn ăn mặc lịch sự, nói năng chuẩn mực như một người làm việc nhà nước. Không chỉ tôi mà mọi người xung quanh đều bị Phòng qua mặt. Hỏi rõ thông tin thì Phòng tự khai mình làm cảnh sát cơ động trên Lâm Đồng. Tưởng rằng, quãng đời còn lại của con Thùy sẽ được yên ổn nhưng ai ngờ”.
Tiếp lời của ông Tư, một người hàng xóm của gia đình chị Thùy cũng khẳng định, từ ngày về ra mắt phía nhà vợ ông Phòng đã đi khắp nơi trong xóm để làm quen nói chuyện với mọi người. Người dân nơi ai cũng thấy Phòng là người hiền lành, biết cách nói chuyện khiến mọi người kính nể.
Khi về đến nhà, ông cũng tiện tay khoe khẩu súng mang theo trong người khiến mọi người rùng mình, kính nể và mừng cho Thùy vì sắp “lên hương” giàu có với ông chồng làm công an.
Người hàng xóm này cho biết: “Từ cách ăn nói, đi đứng Phòng luôn tỏ ra mình là một người làm trong nhà nước rất nghiêm túc. Đặc biệt, Phòng còn rất ga lăng với mọi người xung quanh, đi đến đâu Phòng cũng tỏ ra mình là một người giàu có, phong độ”.
Đại diễn lãnh đạo công an xã Nhuận Phú Tân cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang phối hợp với công an trên tỉnh Lâm Đồng để tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Đây cũng là sự việc cảnh báo các cô gái ở địa phương vì quá tin, quá ham sự giàu có mà bị lừa một cách không hề hay biết”.
Đại Dương
Theo_Báo Đất Việt
Chấn động miền Tây: Kiều nữ dính bẫy tình vì... súng nhựa, vàng giả
Mơ đến một cuộc sống ở thành phố Đà Lạt thơ mộng, chị Hồng chấp nhận lấy một người đàn ông đã xấp xỉ 70 tuổi làm chồng. Ai ngờ, mọi danh vọng và tài sản của ông chồng chỉ là giả dối.
Đám cưới rình rang với cục nợ to đùng
Gần một tuần kể từ khi chị Trần Thị Hồng (40 tuổi, ngụ xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày, Bến Tre) phát hiện mình bị người đàn ông hơn 20 tuổi lừa tình, dư luận tại xã Nhuận Phú Tân, vẫn chưa hết xôn xao, bàn tán.
Để tường tận sự việc, ngày 19/4, PV báo Người Đưa Tin tìm về địa phương này để tìm hiểu thông tin. Theo tin tức từ nhiều người dân, chuyện tưởng như đùa nhưng lại có thật, đám cưới được tổ chức đàng hoàng, trước sự chứng kiến và chúc phúc của hàng trăm khách mời, người thân. Không ngờ, chàng rể U70 chỉ "nổ" để cưới được cô dâu trẻ đẹp, chứ thật ra không phải công an như lời nói ban đầu. Sự việc ngay sau đó được cô dâu trình báo với Công an huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) để điều tra làm rõ.
Chị Hồng và ông Phòng trong ngày đám cưới (ảnh do chị Hồng cung cấp).
Theo chị Hồng, chị và ông Nguyễn Phòng (68 tuổi, trú tại phường 9, TP. Đà Lạt, tạm trú tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) có quan hệ vợ chồng. Đám cưới của hai người được tổ chức vào ngày 31/3 tại Bến Tre, có đông đảo họ hàng nhà gái, bà con làng xóm đến dự, chúc mừng. Trước khi kết hôn, ông Phòng nói với chị, ông là Thượng úy công an cơ động huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Trong quá trình lui tới huyện Mỏ Cày thăm chị Hồng, ông Phòng còn mang theo bên người một khẩu súng ngắn để "ra oai" với gia đình nhà gái. Một lần đưa chị Hồng lên TP. Đà Lạt chơi, ông Phòng chỉ cho chị Hồng thấy một ngôi nhà trên đường Mê Linh và nói đó là nhà của ông.
Trong quá trình tìm hiểu, chị Hồng thấy ông Phòng là người đàng hoàng, chị còn nhìn thấy ông Phòng có mang theo khẩu súng ngắn nên vô cùng tin tưởng và quyết định lấy ông làm chồng. Sau đám cưới, hai người sống tại quê chị Hồng. Một thời gian, ông Phòng thuyết phục vợ về huyện Đức Trọng sinh sống nhưng chị Hồng vẫn chưa quyết định. Khi hai người bàn về quyết định sẽ sống ở đâu thì xảy ra mâu thuẫn, chị Hồng yêu cầu ông Phòng phải cho xem sổ hồng nhà của ông ở TP. Đà Lạt thì mới chịu về Đức Trọng. Mấy hôm sau, ông Phòng nói với vợ rằng ông về Đức Trọng để chứng thực giấy tờ nhà đất. Nhưng rồi ông Phòng không quay trở lại, để món nợ tổ chức tiệc cưới cho nhà vợ. Để giải quyết bớt tiền nợ cưới, chị Hồng bấm bụng mang đôi bông tai (sính lễ mà chồng tặng trong ngày cưới) đi bán, thì mới tá hỏa phát hiện đó là vàng giả.
Chị Hồng cho biết: "Dù biết hai người cách nhau gần 20 tuổi nhưng nghĩ cảnh sau khi cưới nhau, tôi sẽ được lên sống ở TP. Đà Lạt nên mới chấp nhận cuộc tình "đôi đũa lệch", quyết định lấy ông Phòng làm chồng. Đám cưới được gia đình tổ chức, trước sự chứng kiến của rất đông khách mời và người thân. Ông Phòng cũng rất đàng hoàng, khi mua các loại nữ trang bằng vàng để tặng cho cô dâu trong ngày cưới. Tưởng mọi chuyện êm đẹp, ai ngờ ...".
Hôn nhân là do nhà gái sắp đặt?
Sau khi phát hiện mình bị lừa tình, chị Hồng tỏ ra rất tức giận. Tuy nhiên, vì chưa tường tận được thông tin nên chị chưa muốn làm lớn chuyện. "Ban đầu thấy giận lắm, tôi chỉ biết tâm sự với người thân, chứ không dám nói cho ai biết vì sợ xấu hổ. Để tìm hiểu về con người thật của ông Phòng, ngày 11/4, tôi tức tốc đón xe đến Công an huyện Đức Trọng để tố cáo", chị Hồng kể. Tại cơ quan Công an huyện Đức Trọng, chị Hồng ngã người, vì được công an cho biết không có ai tên Phòng là Thượng úy công an đang công tác tại Công an huyện Đức Trọng như chị tố cáo. Nhận thấy sự việc chị Hồng tố cáo có dấu hiệu phạm tội, Công an huyện Đức Trọng quyết định cử lực lượng truy tìm danh tính của người đàn ông đã giả danh công an để lừa tình, đồng thời làm rõ có hay không ông Phòng đang tàng trữ vũ khí trái phép.
Từ đơn tố cáo của chị Hồng, bằng biện pháp nghiệp vụ, ngày 13/4, Công an huyện Đức Trọng nhanh chóng xác định ra nơi ở, và mời ông Phòng đến cơ quan công an để làm rõ. Tại cơ quan công an, ông Phòng trình bày: "Từ trước đến giờ không hề công tác tại Công an huyện Đức Trọng, mà có làm nhân viên vệ sỹ cho một công ty tại thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng), ai gọi gì làm nấy chứ không có nghề nghiệp ổn định".
Về thông tin gia đình chị Hồng nhầm tưởng ông Phòng là Thượng úy công an đang công tác tại đội CSCĐ Công an huyện Đức Trọng, ông Phòng giải thích: "Một số lần ông có nói với chị Hồng là làm "cơ động ở Đức Trọng", nhưng chị và gia đình chị nghĩ là ông làm "cảnh sát cơ động", chứ ông không nói như vậy". Ông Phòng còn cho rằng, cuộc hôn nhân của ông và chị Hồng là do gia đình nhà gái sắp đặt, vì không có tiền và muốn giữ thể diện nên ông đã mua vàng giả trao cho cô dâu.
Khám xét phòng trọ ông Phòng đang thuê để tìm khẩu súng như theo tố cáo của chị Hồng, Công an huyện Đức Trọng phát hiện một khẩu súng được ông Phòng bọc cẩn thận trong mảnh vải để trong tủ. Qua xác minh, khẩu súng ông Phòng đang giữ là súng giả, bằng nhựa. Theo một cán bộ Công an huyện Đức trọng tham gia xét hỏi, ông Phòng một mực xin lại khẩu súng nhựa mà cơ quan chức năng tịch thu. Khẩu súng ngắn bằng nhựa này là do ông mua về cho con chơi, ngoài khẩu này ra, ông không còn khẩu súng nào khác.
Sẽ thụ lý vụ "lừa tình" để lại nợ 100 triệu nếu nạn nhân có đơn tố cáo
Trao đổi với PV, Đại tá Phan Văn Thông, Trưởng Công an huyện Đức Trọng cho biết: "Việc ông Phòng giả danh công an chúng tôi đã làm rõ. Còn việc ông sử dụng khẩu súng giả để "lòe" với chị Hồng không thể xử lý hình sự, mà bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, chúng tôi đang tiếp tục làm rõ ông Phòng còn tàng trữ khẩu súng nào khác không theo đơn tố cáo của chị Hồng. Về vụ "lừa tình" để lại món nợ sau đám cưới gần 100 triệu đồng, nếu chị Hồng có đơn tố cáo thì cơ quan chức năng tại Bến Tre sẽ thụ lý, giải quyết".
Tên cô dâu trong bài viết đã được thay đổi
Có thể xử lý tội Giả mạo chức vụ, cấp bậc Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Luật sư Vi Văn Diện (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) chia sẻ: Thời gian vừa qua, báo chí trong nước phản ánh rất nhiều về hành vi giả mạo lực lượng công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng công an. Thủ đoạn phạm tội chủ yếu của các đối tượng giả danh công an thường là cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Hình thức thể hiện của loại tội phạm này cũng rất đa dạng, chúng giả danh là cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông, có trường hợp lại là cảnh sát cơ động. Tội phạm giả danh công an ngày càng tinh vi, liều lĩnh vì khi mặc bộ sắc phục (hoặc mang súng giả như vụ việc trên) và giới thiệu là công an, chúng dễ dàng lấy được lòng tin của người dân, từ đó thực hiện các thủ đoạn lừa đảo, thu lợi bất chính, phục vụ lợi ích cá nhân của mình. Hành vi của các đối tượng này rất nghiêm trọng, đó không chỉ là việc lừa gạt tiền bạc của người dân mà còn gây ra nhiều vụ "lừa tình" rúng động, do đó cần được xử lý nghiêm khắc, phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Về phía người dân cũng cần đặc biệt cảnh giác đối với những loại tội phạm này. Đối với vụ việc trên, LS. Vi Văn Diện cho biết, cơ quan điều tra có thể xem xét áp dụng xử lý đối tượng về hành vi giả danh theo quy định tại Điều 265 Bộ luật Hình sự: "Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc quy định: Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Còn với việc ông này có mang súng đi để "ra oai" thì được coi là một tình tiết của tội giả danh nói trên chứ không thể xử lý tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vì cơ quan công an đã xác định đây là súng giả, bằng nhựa. "Riêng việc đối tượng dùng vàng giả làm của hồi môn và sau vụ "lừa tình" để lại nợ 100 triệu đồng cho gia đình nạn nhân cần phải điều tra rõ xem động cơ, mục đích của đối tượng nếu có dấu hiệu cố tình mới có thể xử lý thêm các tội danh khác", LS. Vi Văn Diện nói thêm.
Hạ Huyên
Theo_Người Đưa Tin
Nhóm cướp vàng của ông lão ăn xin lĩnh án Lấy hết vàng mà cụ ông ăn xin tích góp suốt 30 năm, Việt chia cho đồng phạm mỗi người một chiếc nhẫn, phần còn lại đem bán sắm nữ trang cho hai vợ chồng. Ngày 22/4, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM bác đơn xin giảm án, giữ nguyên hình phạt 15 năm tù đối với Trần Quốc Việt...