‘Độc chiêu’ lừa phỉnh của chàng
“Anh không nhìn vào ngực cô ấy”, chàng nói vậy chỉ để làm cân bằng giữa việc chung thủy với bạn và bản năng đàn ông trong chàng.
Với những anh chàng là bạn thân của Cuội thì những lời nói dối dễ như trở bàn tay. Tuy nhiên bên cạnh những câu trắng trợn làm cho người nghe phản cảm, thì vẫn có những lời nói dối ngọt ngào với mục đích yêu thương và tránh hạ thấp bản thân.
1. Chiếc váy đó rất hợp với em
Lý do chàng nói vậy: để tránh xa rắc rối
Đàn ông tận dụng những lời nói dối dễ tha thứ để tránh làm tổn thương đối phương. Hơn nữa cách làm này còn làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn và lánh xa được những rắc rối.
Thật sự thì chàng không để ý đến vẻ ngoài nhiều như phụ nữ. Nếu nói ý kiến thật thì một cuộc kèo nhèo không đáng có sẽ xảy ra. Vậy thì tốt nhất nên dành thời gian nghĩ ra một lời nói dối thật hợp lý.
2. Anh có thể thu xếp được
Lý do chàng nói vậy: Để bảo vệ cái tôi của bản thân
Có một số lĩnh vực khiến đàn ông cảm thấy bị ép buộc phải biết cách làm. Nếu không thể hoàn thành việc đó thì chàng đã thừa nhận sự thất bại của mình. Để tránh bị trục xuất khỏi câu lạc bộ “Người đàn ông thực sự”, chàng buộc phải nói dối và tuyên bố sẽ thu xếp ổn thỏa. Một khi nàng đã nhúng tay vào thì còn đâu sức mạnh của đàn ông nữa.
Video đang HOT
3. Anh không nhìn vào ngực cô ấy
Chàng nói vậy để làm cân bằng giữa việc chung thủy với bạn và bản năng đàn ông trong chàng.
Dù cho đã có người yêu hoặc lấy vợ bao nhiêu lâu đi chăng nữa, đàn ông cũng không bao giờ từ bỏ được thói quen nhìn ngắm các cô gái khác. Bạn có thể hứa hẹn rằng không ăn chocolate nhưng những gì đập vào mắt thì khó có thể chắc chắn là không nhìn. Chỉ cần cô gái đẹp lướt qua mặt chàng khó có thể giữ cho đôi mắt không hấp háy.
Tại sao chàng phải nói dối? Anh ấy hiểu rằng chuyện liếc mắt theo một bóng hồng sẽ khiến bạn khó chịu. Chàng không thể phủ nhận không nhìn chút nào nhưng lại có thể khẳng định là chẳng tập trung vào điểm nhấn nào trên người cô gái khác.
4. Chẳng sao đâu
Khi lo lắng hay gặp phiền toái, phái mạnh luôn giữ trong lòng, gắng giải quyết càng nhanh càng tốt và không muốn làm phiền nửa kia. Họ chẳng mảy may để ý đến sự im lặng của mình đang khiến đối tác dằn vặt, lo lắng: “Mình làm gì khiến anh ấy không vui?”
5. Anh đã cố gọi điện cho em
Khi thấy bão tố sắp nổ ra, chàng ngấm ngầm hiểu mình phải làm gì. Chỉ vì chàng không gọi điện hay tắt máy mà bạn đổ lên đầu chàng hàng tá tội lỗi. Thanh minh là thú tội, vì thế chàng chỉ nói câu này để chứng tỏ rằng cũng đã nỗ lực liên lạc chứ không phải là quên béng mất bạn.
6. Anh là người tốt nhất đấy, em yêu ạ
Hầu như tất cả phái mạnh đều có trí tưởng tượng phong phú khi muốn mô tả về con người mình. Nào là dũng cảm, đứng đắn, có xe ôtô tiêng, tiền tiêu rủng riểng, có thành tích chói lọi, đóng vai trò quan trọng tại nơi làm việc… Anh ta làm vậy để bạn không bao giờ quên rằng mình đã lấy được người đàn ông xuất sắc thế nào làm chồng.
7. Anh sẽ không đòi hỏi “chuyện ấy” nếu em không muốn
Phụ nữ sẽ lên giường với người họ yêu. Đàn ông quan hệ với đàn bà không cần điều kiện, đặc biệt khi bản năng trỗi dậy và thoát khỏi sự gò bó về mặt đạo đức. Anh ta có thể dễ dàng quan hệ bất cứ khi nào và ở đâu. Chẳng cần tình yêu, chẳng thèm biết tên đối tác anh ta vẫn làm tình như thường.
Làm trái với những khao khát trong lòng chính là cách chàng che giấu bản chất của mình. Chàng không muốn bạn nghĩ rằng mình là người chỉ thích sex.
Theo Ngôi Sao
Vượt qua chứng nhút nhát
Chứng nhút nhát có thể gây phiền toái nho nhỏ, nhưng cũng dễ dàng kéo theo hàng loạt nguy cơ về thể chất, tình cảm, dẫn đến trầm cảm hoặc cô độc.
Trong đời mình, mỗi người đều phải đối mặt với một số tình huống khó khăn như: dự thi, nói trước đám đông, trao đổi với người lạ... Nhìn chung, thời gian và kinh nghiệm có thể làm biến mất sự nhút nhát, nhưng nhiều người không thể vượt qua chính mình.
1. Nguồn gốc
Để tìm hiểu nguồn gốc của sự nhút nhát, người ta thường phải quay về thời thơ ấu. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường được chăm sóc quá cẩn thận, được bảo vệ quá mức thường cảm thấy rất nặng nề hay lạc lõng trong môi trường xã hội khi nó trưởng thành.
Điều tương tự cũng dễ xảy ra với trẻ phải sống trong những mâu thuẫn gia đình, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Tóm lại, những người có tâm hồn nhạy cảm rất dễ bị tổn thương nặng nề bởi sự nhút nhát của mình trong cuộc sống.
2. Biểu hiện
Nhìn chung, sự nhút nhát được thể hiện ra ngoài qua nỗi sợ hãi, lo lắng và thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp với người khác. Nhưng nó cũng có thể nấp đằng sau những hành vi bạo lực mà nguyên nhân đơn giản chỉ là sự thiếu niềm tin vào bản thân.
Sự nhút nhát được thể hiện ra ngoài qua nỗi sợ hãi, lo lắng và thiếu tự tin trong hoạt động giao tiếp với người khác (anh minh hoa)
Sự nhút nhát có những biểu hiện cả về sinh lý lẫn tâm lý. Ra nhiều mồ hôi, có cảm giác nghẹt thở, hay đỏ mặt (hoặc tái nhợt), nói lắp, giọng nói ấp úng khó nghe, cơ bắp tê cứng dẫn đến những hành động vụng về, run rẩy... là các biểu hiện sinh lý phổ biến nhất ở người mắc chứng nhút nhát.
Về mặt tâm lý, người nhút nhát cảm thấy tê liệt, không có khả năng đáp lại những phản ứng dù là nhỏ nhất, bị nỗi sợ hãi chi phối. Họ từ chối giao tiếp, tự hạ thấp mình.
Trong một số trường hợp đặc biệt, họ còn tưởng tượng rằng người khác sẽ làm đau họ, và họ không có yêu cầu gì đối với người khác và cũng chẳng thấy ai thú vị.
3. Chữa trị
Dưới góc độ y học, không có cách chữa trị hoàn toàn cho chứng nhút nhát, ngay cả khi người ta có thể ngăn chặn kịp thời những biểu hiện của nó.
Tuy nhiên, để giảm bớt sự nhút nhát, người ta có thể sử dụng liệu pháp hành vi, cách chữa trị có thể giúp bệnh nhân phát hiện những vết thương về mặt tâm hồn.
Có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, phương pháp trị liệu này rất hiệu quả, cho phép bệnh nhân làm quen dần với những tình huống khác nhau trong sự tương tác với chuyên gia trị liệu. Cách làm này tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân gây ra vấn đề trong hành vi, chứ không phải những nguyên nhân vô thức.
Việc chơi thể thao, tham gia một số hội, nhóm để giao lưu và kết bạn cũng góp phần hạn chế sự cô độc, từ đó kiểm soát chứng nhút nhát.
Đối với trẻ em, hành vi của cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ cần ủng hộ và khích lệ con cái ngay khi trẻ mất tự tin vào bản thân, trong cuộc sống ở trường học và ngoài xã hội.
(Theo Đât Viêt)
Cách giải quyết một số "phiền toái" hay gặp với máy tính (Phần I) Cùng nhau tìm hiểu cách sửa chữa một số vấn đề đơn giản mà người dùng hay gặp phải trong quá trình sử dụng máy vi tính. Không sử dụng AutoPlay Mặc dù khá tiện dụng khi cho phép người dùng có thể truy cập ngay lập tức dữ liệu từ thiết bị gắn ngoài như ổ DVD/CD Rom, USB hay ổ cứng...