Độc chiêu của dân Quảng Nam chỉ cần lò xo tóm dế dễ như ăn cháo
Người dân xã Trà Giang ( huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) dùng một đoạn dây thép gắn với lò xo bắt được dế nằm sâu trong lòng đất.
Một con dế mắc vào lò xo được đưa ra.
Dế bán một con 1.200 đồng đem về khoản thu vài trăm ngàn cho một người hành nghề mỗi ngày.
Sáng sớm, chị Mai Thị Thúy (thôn 3, xã Trà Giang) cùng nhiều người hàng xóm ở thôn 3, bắt đầu rời nhà làm việc. Mỗi người, đầu đội nón, khoác bộ áo quần bảo hộ; trên vai vác cây cuốc, tay cầm thùng nhựa và một sợi dây sắt gắn với lò xo rời nhà.
Tốp người đi ra bờ sông Trường lên chiếc thuyền thúng băng qua dòng nước chảy xiết để đến phía bên là cánh đồng Nà Su trồng hoa màu rộng hàng chục hecta. Hàng năm, người dân địa phương cánh tác trồng sắn, ngô, đậu… và đến tháng 8 âm lịch thu hoạch. Lúc này để lại ruộng đồng cỏ mọc xanh ngắt, đây là môi trường thích hợp cho loại dế cơm sinh trưởng phát triển nên người dân đến đào bắt.
Mỗi lượt chiếc thuyền chở bốn đi qua sông chừng 5 phút, họ tiến đến những đám ruộng cỏ bao phủ màu xanh để tìm hang đào bắt. Mỗi người đi một hướng, tảo khắp cánh đồng. Dưới cái nắng dịu nhẹ mùa đông, đôi mắt chị Thúy chăm chú quan sát giữa những ruộng cỏ tìm ra hang dế.
Thợ đào dế đi tìm hang trên cánh đồng đất bãi bồi Nà Su để đào bắt dế.
“Loại côn trùng này có đặc điểm đào hang sống trong lòng đất, ban đêm chúng chui ra đi ăn, đến sáng đi vào trú ẩn. Chúng sẽ lấp lại cửa hang tạo thành một đống đất nổi lên”, người phụ nữ 32 tuổi nói và cho hay lần theo dấu vết này để tìm ra hang dế.
Bước trên ruộng chừng mấy bước chân, chị Thúy phát hiện một hang dế vừa đùn đất lên để dấu vết còn mới. “Chắc chắn trong hang này có dế nằm ở, độ sâu khoảng 30 cm. Vì nhìn vào đống đất đùn ra còn mới và không to nên tôi biết”, chị Thúy nói và cho rằng từ nhỏ đã biết đào bắt dế. Trước đây dế bắt về chế biến món ăn phục vụ gia đình nhưng hai năm trở lại đây có nhiều người thu mua nên đào bán.
Video đang HOT
Người phụ nữ này lấy cuốc bổ xuống một nhát thì hang dế hiện ra to hơn ngón tay. Chị Thúy lấy đồ nghề được làm bằng một sợi dây thép từ công tơ mét xe máy dài hơn nửa mét, phía dưới gắn một cái lò xo. Một tay cầm sợi dây thép đút vào hàng, tay còn lại xoay liên tục để chạy vào trong. Sau 30 giây thao tác, một con dế nằm gọn trong lò xo được lôi ra thả vào thùng nhựa đặt cạnh bên.
Một tổ dế nổi lên mặt cỏ.
Theo chị Thúy, trước đây đi đào dế dùng cuốc. Từng nhát cuốc bổ xuống thì bới đất theo hang, sau nhiều lần đào đến nơi dế trú ẩn thì dùng ngón tay đưa vào để bắt. Cách làm này vừa tốn sức, bởi mỗi hàng sâu từ 30 đến hơn 50 cm nhưng từ ngày có bộ đồ nghề này, chỉ đào ngoài cửa hàng vài nhát cuốc rồi đưa sợi dây xoay bắt rất dễ dàng.
Ngoài ra, cách bắt trước đây rất nguy hiểm, vì trong hang thường có rắn, rết ở. Nó ở trong đất nên không biết, lúc cho ngón tay vào sẽ bị chúng cắn. Đặc biệt, cách bắt này có nhiều lúc nhát cuốc trúng con dế bị đứt đôi sẽ không bán được.
“Bộ đồ nghề được thợ bắt dế chế từ dây công tơ mét xe máy gắn với một cái lò xo. Sau đó có nhiều người sản xuất bán ra thị trường, mỗi cái giá 50.000 đồng”, chị kể và cho hay từ ngày có đồ nghề bắt dế được nhiều hơn. Ở đây các thương lái cung cấp đồ nghề cho người đào dế đi bắt để thu mua. Cách làm này giữ mối làm ăn, không bán cho người khác số dế bắt được.
Trên cánh đồng, từ sáng sớm đến gần trưa, ông Dương Hiển Mười bắt được hơn 100 con dế nhưng đổi lại bộ áo quần ớt đẫm mồ hôi. Ông mang thành quả đem về nhà thì thương lái chờ sẵn để thu mua với giá 1.200 đồng một con. Tính ra, ông Mười thu về được 120.000 đồng sau một buổi lao động.
Chị Thúy dùng cuốc đào tìm hang.
“Đây là khoản tiền tương đối lớn đối với nông dân, chiều tiếp tục đi đào sẽ cho thu nhập 300.000 đồng một ngày”, người đàn ông 56 tuổi nói và cho rằng, mức thu nhập này khá hơn so với nhiều nghề khác ở địa phương. Mùa đào dế bắt đầu từ tháng 8 kéo dài đến tháng 11 âm lịch thì kết thúc.
Theo ông Mười, việc đào bắt dế ngoài việc cho người dân một khoản thu nhập nó còn góp phần bảo vệ mùa màng. “Những cây hoa màu như ngô, sắn mới trồng mọc mầm dế rất thích ăn. Chúng sẽ cắn ngang cây, phá hoại rất lớn”, ông Mười nói và thông tin ngoài việc đào bắt dế ở địa phương, đến mùa người dân xã Trà Giang đi nhiều nơi khác hành nghề. Dế thường ở các cánh đồng đất bãi bồi trồng cây hoa mà ven sông.
Những con dế bắt được sẽ cho vào thùng nhựa.
Số lượng được người bắt về sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua để nhập cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. “Thức ăn của dế chủ yếu là cỏ và cây hoa màu nên không có mùi hôi, đắng. Ngoài ra, dế vào thời điểm này có trứng nên ăn rất béo”, người nông dân này cho hay.
Dế sẽ được chế biến thành nhiều món ăn như xào sả ớt; dế chiên bột, dế nướng, rang muối ớt; dế mèn kho tiêu. Tuy nhiên người dân Quảng Nam thường chiên với dầu mỡ. Món ăn này làm rất đơn giản, chỉ việc bỏ ruột và cánh rồi, hai chân sau, rồi cho vào nước rửa sạch. Sau khi để ráo nước đưa vào chảo dầu, mỡ chiên và thêm một số gia vị tiêu, mì chính, nước mắm… Khi con dế giòn là chín và đưa vào miệng nhai có vị giòn, thơm, béo ngậy.
Dế là tên thông dụng tại Việt Nam dùng để chỉ một loài côn trùng có cánh và khá giống với gián. Chúng là loài bọ cánh thẳng, có râu dài, cặp chân sau to, khỏe, đào hang sống dưới đất. Trên thế giới ước tính có 1.000 loài dế khác nhau, chủ yếu thuộc các họ dế mèn Gryllidae và dế trũi (Gryllotalpidae).
Dế thuộc loại ăn tạp, chúng ăn các vật hữu cơ, những cây cỏ non, gặm rễ cây nhỏ, ăn các phần cây non của cây, gây phá hoại cho rau, cây lương thực… Ở nước ta, hiện có nhiều người nuôi dế bán làm món ăn có nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Lộc Hà (Kiến thức gia đình)
Điểm trường ở miền núi Quảng Nam xuống cấp
Sau 11 năm sử dụng, điểm trường tiểu học thôn 6, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã hư hỏng nhiều hạng mục.
Những ngày đầu tháng 12, trời trở lạnh, trong khi nhiều cánh cửa quanh trường làm bằng gương kính bị vỡ, từng đợt gió thổi qua vào lớp khiến học sinh ngồi học bài phải co cụm lại với nhau.
"Điểm trường thôn 6 xuống cấp, hư hỏng nhiều hạng mục gần bốn năm nay", ông Nguyễn Thái Dũng, Hiệu trưởng trường tiểu học Trà Bui, nói.
Điểm trường thôn 6, có 5 phòng được xây dựng 2008. Ảnh: Đắc Thành.
Năm 2008, người dân nằm trong dự án thủy điện sông Tranh 2 được tái định cư. Khi người dân về nơi ở mới, chủ đầu tư xây dựng một điểm trường, gồm năm phòng lớp 1, lớp 2 và nhà ở cho giáo viên. Điểm trường cách trung tâm huyện Bắc Trà My 50 km, đi xe máy mất hai giờ.
Sau hơn 10 năm xây dựng, đến nay nhiều mảng trần phòng học rơi rớt, để lại những vết loang lổ. Ngoài hành lang, chín cột trụ xây bằng gạch hư hỏng, phía trong rỗng ruột; tường bong tróc và một số nơi nứt nẻ.
Cột trụ bị hư hỏng, bên trong rỗng ruột. Ảnh: Đắc Thành.
Cô Phan Thị Thu Mỹ, có hai năm công tác tại điểm trường cho biết, rất lo lắng khi 48 học sinh đang theo học hàng ngày ở ngôi trường này. Trong đó, 24 em lớp một và 24 em lớp 2.
"Nghe tin dự báo thời tiết có mưa bão thì nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học. Việc này đề phòng trường hợp xấu xảy ra, vì ngôi trường không còn chắc chắn", cô Mỹ nói.
Học sinh ngồi học trong căn phòng trần hư hỏng. Ảnh: Đắc Thành.
Lãnh đạo điểm trường cho hay nhiều năm đề xuất với HĐND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đầu tư kinh phí sửa chữa, xây dựng mới điểm trường thôn 6, nhưng cấp trên thông báo chưa có kinh phí.
"Dự kiến năm 2020, chính quyền sẽ xây dựng điểm trường mới trên diện tích cũ", ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch xã Trà Bui, cho biết.
Đắc Thành
Theo Vnexpress
Đi tìm mật ong trên vách đá ở Quảng Nam, người đàn ông bị súng cướp cò tử vong Trong lúc leo lên vách đá, người đàn ông ở Quảng Nam bị trượt ngã làm khẩu súng mang theo cướp cò, dẫn đến nạn nhân bị thương và tử vong sau đó. Chiều 8/10, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đang tiếp tục điều tra về một trường hợp bị súng cướp cò dẫn đến tử vong, xảy ra với người...