Độc chiêu của các bà vợ để vợ chồng mãi không chán nhau
Hôn nhân lâu năm, tình cảm vợ chồng nhiều khi bị sứt mẻ, thậm chí nhạt nhẽo dần. Và nhiều người vợ đã bày độc chiêu để vực dậy đời sống vợ chồng đang đà tụt dốc của mình một cách tuyệt hảo…
Có với nhau 3 năm yêu, 7 năm kết hôn, vị chi vợ chồng anh chị Thương – Hoàng (Hải Phòng) đã bên nhau tròn 1 thập kỉ. Cuộc sống hôn nhân nói dài không dài, nhưng sau 10 năm bên nhau, đã có lúc tình cảm vợ chồng anh chị rơi vào khoảng lặng.
“Cuộc sống gia đình có những lúc sóng gió, có lúc êm đềm hạnh phúc, chồng mình cũng không phải là người chồng hoàn hảo, mình cũng không phải là một cô gái mơ mộng. Dù anh ấy có những nhược điểm, thói quen xấu nhưng mình chấp nhận điều ấy, mình hiểu như thế nhưng không hiểu vì sao thời gian gần đây mình thấy tình cảm cứ nhạt nhẽo dần. Có lẽ bắt nguồn từ sự khô khan, nhiều lúc rất vô tâm của chồng. Có những ngày cuối tuần, cả 2 vợ chồng ở nhà nhưng nói chuyện với nhau không nổi chục câu. Cứ nhìn những cặp vợ chồng quấn quýt bên nhau là mình thấy thèm lắm. Từ lâu rồi 2 vợ chồng mình cả đến tin nhắn cũng không có. Gọi điện chỉ vài giây hỏi nhau xem có về nhà ăn cơm không là hết. Thấy mọi thứ nó khô khốc làm sao ấy” – chị nhẹ giọng tâm sự.
Mong muốn 1 cuộc sống nhiều quan tâm, nhiều nâng niu giữa vợ chồng với nhau nhưng không được toại nguyện khiến chị Thương dần chán chường, trầm lặng hơn trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng một ngày, chị giật mình nghĩ, chị không thể để tình trạng này kéo dài được, cảm xúc tiêu cực này của chị sẽ rất nguy hiểm nếu như chị bất chợt gặp một “cơn gió lạ”. Lúc đó gia đình đổ vỡ chỉ là gần trong gang tấc.
Sau chuyến đi nghỉ nửa tháng đó, mình đã tự vực lại được tinh thần, đầy phấn khởi trở về nhà
để bắt đầu cho kế hoạch hâm nóng tình yêu với ông xã! (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
“Mình quyết định bứt ra khỏi sự bí bách, chán chường hiện tại bằng việc xin nghỉ phép và tự đi du lịch 1 mình, để chồng và các con lại tự chăm nhau. Chuyến đi đó thực sự đã giúp mình khuây khỏa, có nhiều thời gian để suy ngẫm hơn. Và thời gian xa cách chồng khiến mình nhận ra, mình vẫn rất yêu chồng, yêu gia đình. Cuộc sống bộn bề lo toan khiến mình cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, nhưng đó mới chính là cuộc sống. Mình nhìn đến những mặt tích cực của chồng, thấy rằng chồng mình vẫn là một người chồng, người cha tốt, chẳng có lí do gì để mình chán chồng đến mức ấy cả. Vì thế, sau chuyến đi nghỉ nửa tháng đó, mình đã tự vực lại được tinh thần, đầy phấn khởi trở về nhà để bắt đầu cho kế hoạch hâm nóng tình yêu với ông xã!” – chị cười tươi chia sẻ.
Chị Thương thổ lộ, để thực hiện độc chiêu vực dậy đời sống gia đình tưng bừng như thuở xưa, chị đã chủ động là người chia sẻ, bày tỏ yêu thương thật nhiều với chồng. Chị nghĩ gì, cần gì đều nói cho chồng biết, một cách tế nhị, khéo léo và uyển chuyển chứ không mong chờ anh tự hiểu. Với ông xã tính tình vốn khô khan, lại là vợ chồng lâu năm nên độ khô khan của ông xã chị càng có chiều hướng gia tăng, chị không chủ động thì không ăn thua. Muốn gì chị đều nhờ vả chồng nhiệt tình và động viên anh không tiếc lời.
Bên cạnh đó, chị lên những kế hoạch chung dành cho cả nhà, thiết kế vài trò thú vị để gia đình cùng quây quần tham gia, chứ không để không khí tẻ ngắt như trước. Kết quả, chính bản thân chị thấy hạnh phúc với những việc mình làm cho gia đình, còn chồng và các con chị cũng vui vẻ không kém, nhiệt liệt hưởng ứng. Anh Hoàng được vợ truyền lửa cho cũng dần thay đổi tâm tính, thói quen và tình hình nhà chị đã được cải thiện đáng kể.
Nói về vấn đề tình yêu vợ chồng nhạt dần theo thời gian, chị Liên (Đà Nẵng) chia sẻ: “Vợ chồng sống với nhau, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có những bất đồng xảy ra là điều không thể tránh khỏi… Cuộc sống có quá nhiều áp lực khiến cho tình yêu trở thành 1 phần nhỏ bé, và có khi dần bị coi nhẹ, phai lạt…”.
Chị Liên bảo, chị và anh Đại – chồng chị đã là vợ chồng ngót chục năm nay. Nhiều khi chị thấy anh thở dài, vẻ mặt buồn chán, đi về lầm lũi, ăn cơm xong là uể oải ngồi xem ti vi hoặc ôm máy tính, không thiết tha, hứng thú với việc vui vầy cùng vợ con. Có lần anh cũng tâm sự với vợ rằng, không ít lúc thấy nhàm chán với cuộc sống. Cái guồng quay ở nhà – đi làm – về nhà cứ quay đều đều hết năm này đến năm khác khiến anh dần cảm thấy con người trở nên rệu rã.
Để cải thiện tình hình, chị đã làm một việc khá “dũng cảm” mà có lẽ không mấy bà vợ có thể
làm được: đó là khuyến khích chồng mình ra ngoài, đi chơi nhiều hơn (Ảnh minh họa).
“Từ tâm trạng chán nản đó, anh ấy sinh ra hờ hững, thờ ơ và nhiều khi có thái độ khó chịu rất vô lí với vợ con, dù mình không làm gì sai. Mình cũng hiểu anh là người chồng tốt, người cha có trách nhiệm, nhưng có lẽ cảm thấy cuộc sống gò bó, cứ sáng đi tối về khiến anh nảy sinh tâm lí như vậy. Đến bản thân mình là phụ nữ, thường an phận hơn, vậy mà cũng có lúc cảm thấy bí bách” – chị Liên chậm rãi nói.
Và để cải thiện tình hình, chị đã làm một độc chiêu khá “dũng cảm” mà có lẽ không mấy bà vợ có thể làm được: đó là khuyến khích chồng mình ra ngoài, đi chơi nhiều hơn. Chị bảo, có lẽ những người phụ nữ khác sợ “thả rông” chồng như thế thì ngang với vẽ đường cho hươu chạy, lỡ lão được đà lại kiếm ngay em nào để “đổi gió” thì chết. Hoặc giả, lão đang chán cuộc sống gia đình nhàm chán, thả ra ngoài lúc này lại bị em nào mồi chài mất thì có phải mất chồng hay không. “Quan trọng là mình tin tưởng chồng, tin rằng anh ấy vẫn hướng về gia đình, vì thế sẽ không làm những việc có khả năng phá hoại tổ ấm. Hơn nữa, mình nhận ra, anh, và ngay cả bản thân mình, thi thoảng nên cần những khoảng thời gian vui thú cho riêng mình, tạm thời rời xa gia đình, để rồi sau đó mà nhận ra, gia đình luôn là chốn bình yên và không bao giờ thay thế được!” – chị Liên cười nhẹ cho hay.
Nghĩ là làm, chị khuyến khích chồng đi chơi với bạn bè, anh em đồng nghiệp, có thể đó là cả những chuyến đi xa dài ngày. Bản thân chị ở nhà cũng có thế giới của riêng mình, làm những điều chị thích với bạn bè, các chị em gái họ của mình, có khi chị còn gửi con cho ông bà 2 bên trông giúp để vi vu du lịch đó đây. “Sau những dịp như thế, bọn mình trở về nhà với một tâm trạng vui vẻ, sảng khoái hơn hẳn. Lúc ấy, năng lượng sống lại được nạp đầy và sự hào hứng với cuộc sống thường nhật đã quay trở lại!” – chị Liên vui vẻ bày tỏ.
Theo Ngoisao
Bố chồng khó tính
Nhiều người khen và bản thân tôi cũng tự nhận mình nội trợ không đến nỗi, vậy mà bố chồng rất hay chê bai nặng nề. Ngon hay không tất nhiên do khẩu vị cảm nhận của mỗi người, song cái cách ông thể hiện rất thiếu suy nghĩ khiến tôi thấy ông thật nhỏ bé.
Hôm nhà có giỗ, một tay tôi sắp đặt tất cả, để rất đông đủ mọi người ăn đều ngon lành, ông vẫn cứ chê tôi nấu cơm không thơm, không dẻo. Trong khi thằng cháu ăn hết bốn bát nên hết sạch cơm thì ông lại kêu "tao đói, tao không thích bánh chưng". Hỏi "ông ăn mỳ hay miến để con nấu?", ông tỉnh khô "tao muốn ăn cơm" khiến chồng tôi cũng bất bình. Tôi buông bát hì hục xuống bếp nấu cơm, lúc sau thấy ầm ĩ trên nhà. Ra chồng tôi nói một câu "ông cứ thích bắt tội người khác" làm ông chửi bậy, rồi ném chén bát đuổi chồng tôi ra khỏi nhà.
Về chơi nhà nội bao hôm là ngần ấy ngày đầu tôi căng như dây đàn, vì cảm thấy bao năm nay lối sống của ông bà càng ngày càng khó tính, khó chịu. Một năm con cháu về có được nhiều đâu mà ông cứ chửi bới, rủa xả. Có mỗi việc dép guốc ông để gọn bọn trẻ lấy ra nghịch làm đoàn tầu, nhắc nhở nhẹ nhàng là được, đằng này ông quát tháo chửi "bố tiên sư bọn mất dạy". Tôi cố vuốt cho ông nguôi giận nên cười cười bảo: "Ông cứ bảo cho cháu về ông trông, cháu về mới được ba ngày mà ông quát mắng dữ thế!". Ông lừ mắt: "Ở với tao mà thế á, tao đập chết. Còn mày nữa, cái loại vô học, bố chồng nói một câu cãi phăng một câu" khiến tôi đứng tim, không thốt nổi tiếng nào. Các cháu thì sợ ông một phép, cứ nghe "lại ông bế" là xanh cả mặt.
Ngày Tết những năm trước cứ về đến là tôi tối mắt tối mũi, cắm mặt vào bếp lo cho đủ cỗ, cúng, rồi rửa bát đĩa dọn dẹp hết nguyên ngày. Ông đao to búa lớn mắng tôi chả hiểu lễ nghĩa, không biết đường mà đi chào hỏi khắp lượt bà con láng giềng. Năm vừa rồi rút kinh nghiệm, tôi cùng chồng chúc tết quanh xóm, vậy mà về mặt ông hằm hằm: "Loại lười nhác chỉ biết nhót đi chơi, không chịu lo cơm nước, không có tí trách nhiệm gì với nhà chồng". Câu nào ông nói cũng thêm vài từ đệm tục tĩu làm tôi sợ lũ trẻ sẽ tiêm nhiễm theo ông.
Hôm mùng ba Tết tôi xin phép về sớm hóa vàng ở nhà thì ông thản nhiên quát "cái loại sống không có tâm không có đức thì thắp hương thắp khói làm gì để người ta chửi vào mặt cho".
Không phải là kể lể, kể công mà tôi chỉ muốn nói rằng mình là đứa biết nghĩ chứ không phải phường "phổi bò" luộm thuộm. Từ trước tết tôi đã dành thời gian đi chợ mua sắm đầy đủ tất thảy đồ lễ và quà tết, tha lôi từng tí một chất đầy lên taxi, từ cân măng, cái giò, chục nem cho đến hộp mứt, cái kẹo, giấy ăn... vì về quê hẻo lánh muốn mua đồ cũng khó. Vậy mà hôm ấy ông còn tức giận mắng "Từ giờ tao cấm tiệt, đ... cho mang cái gì đi nữa". Tôi nghe mà thấy nực cười quá. Khi ra xe ông giúi cho cái bánh chưng, với nửa con gà hôm trước ăn chẳng hết, không lẽ trả lại thì ra xé chuyện thành to, nhưng tôi tự thề sẽ không bao giờ động vào bất cứ gì ông cho.
Cảm thấy mình sống cũng biết điều, được nhiều người kính trọng mà về nhà chồng thì bị xúc phạm, chà đạp vùi dập như rơm như rác là tôi lại ứa nước mắt. Sống hết lòng hay không cũng bằng nhau, vẫn bị chửi thậm tệ thì cố gắng về đó làm gì cho khổ thân mình ra nữa?
Theo VNE
"Thứ vợ" gì như tôi? Mãi đến khi máy bay cất cánh, tôi mới tin chắc rằng lần này mình sẽ được về nhà. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, 7 năm không gặp, chắc mẹ đã yếu đi nhiều, tóc sẽ bạc nhiều hơn. Còn ba tôi, vốn dĩ đã gân guốc, bây giờ chắc lại càng gầy gò hơn. Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà,...