Độc chiêu chống xả rác ở con ngõ sạch sẽ nhất Thủ đô
Dù bị nhắc nhở, treo biển cấm nhưng kẻ xả rác vẫn hoành hành khiến rất nhiều người dân sinh sống tại một con ngõ sâu trên đường Xuân Thủy ( Cầu Giấy – Hà Nội) đã phải lắp camera, in hình người vi phạm treo khắp nơi.
Làm cho đường phố, ngõ ngách sạch đẹp, không rác bẩn không chỉ khiến môi trường sống trở nên trong lành, sạch sẽ mà còn khiến bất cứ ai cũng mong muốn. Nhưng, vấn nạn xả rác bừa bãi nhiều nơi đang khiến người dân đau đầu bởi dù có dán biển thông báo “cấm đổ rác” hoặc thậm chí dán biển “bắt được phạt tiền” nhưng vẫn không hiệu quả. Lý do được cho là một bộ phận người dân ý thức chưa cao vẫn xả rác bừa bãi, vương vãi khắp nơi, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.
Hình ảnh cột điện ở ngã 3 ngõ treo nhiều hình ảnh về người dân vi phạm xả rác bừa bãi.
Trong một con ngõ sâu thuộc tổ dân phố 20 đường Xuân Thủy (Cầu Giấy – Hà Nội), sau rất nhiều năm nghiên cứu tình hình thực tế và đưa ra nhiều biện pháp chống lại “rác tặc” nhưng vẫn phải chịu cảnh trên.
Trước tình hình này, tổ dân phố đã đưa ra biện pháp lắp camera giám sát, in hình những người vi phạm đổ rác bừa bãi lên những cây cột điện đầu ngõ để “bêu mặt” nhằm chống lại tình trạng “rác tặc”.
Theo người dân cho biết, khu vực ngã 3 là nơi để các cô lao công thu gom rác vào khung giờ nhất định, nhưng trước đây người dân thường xuyên mang rác ra đây vứt.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Đức Thắng (Tổ trưởng tổ dân phố 20) cho hay: “Khu vực ngã 3 của ngõ là nơi người dân thường xuyên vứt bỏ rác bừa bãi, dù chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau nhưng ý thức người dân vẫn không được cải thiện. Chính vì vậy, rác vẫn ngập ngõ, ngập đường và bốc mùi hôi thối”.
Người dân lắp camera giám sát, phát hiện ai đổ rác bừa bãi lập tức in hình ảnh treo lên cột điện.
Bác Thắng cho biết, ngay sau đó người dân đã có ý kiến lắp đặt camera giám sát để bêu hình ảnh những người vứt rác bừa bãi.
Video đang HOT
“Chưa đến giờ thu gom rác nhưng người dân vẫn mang rác ra khu vực ngã 3 để ném, vứt, chính vì vậy chúng tôi quyết định lắp camera giám sát tại khu vực này để quan sát ai vi phạm. Sau đó sẽ in hình ảnh những người xả rác bừa bãi treo lên cột điện để nhắc nhở và hi vọng sẽ làm giảm tình trạng trên”, bác Thắng cho hay.
Chia sẻ về điều này, một người dân cho hay: “Ai cũng mang rác ra vứt tứ tung thì con ngõ chắc chắn sẽ vô cùng ô nhiễm và mất mỹ quan, chính vì vậy việc lắp camera rồi in hình ảnh vi phạm khiến tôi vô cùng đồng ý”.
Cũng theo người dân tại đây cho biết, từ khi lắp camera giám sát được 1 năm qua, tình trạng xả rác đã giảm đi rất nhiều, người dân sợ bị in hình ảnh vi phạm rồi ‘bêu’ lên cột điện ở ngã 3.
Theo Mộc Trà/Giadinh.net
Dân chặn xe vào bãi, Hà Nội rác ngập đường
Bức xúc về tình trạng ô nhiễm kéo dài, lại chưa được đền bù để di dời, những ngày qua người dân xã Nam Sơn (H.Sóc Sơn, Hà Nội) chặn xe chở rác vào bãi, khiến khu vực nội thành ùn ứ rác nghiêm trọng.
Rác tràn trên đường tại các quận nội thành Hà Nội gây ô nhiễm nghiêm trọng
CTV
Đến tối 13.1, vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm tình trạng nói trên.
Nội thành ngập rác
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tại nhiều tuyến phố ở các quận nội thành Hà Nội xuất hiện rác ùn ứ, tràn lan vỉa hè, lòng đường. Rác sinh hoạt được công nhân thu gom lại thành từng đống, hoặc chất trên xe đẩy mà không có xe tải thu gom chở đi như thường lệ.
Một số công nhân thu gom rác ở địa bàn Q.Thanh Xuân cho biết, bình thường rác sinh hoạt được thu gom về các điểm tập kết từ tối đến đêm rồi sẽ được chuyển đi trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, từ 3 ngày nay, không thấy xe tải đến điểm tập kết thu gom rác đi.
Tại nhiều điểm tập kết rác khác ở một số quận nội thành, rác được chất đầy lên hàng chục xe đẩy, xếp tràn xuống lòng đường. Rác sinh hoạt chất đống, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm trầm trọng khiến người dân nội thành vô cùng khốn khổ.
Ông Trần Quyết Thắng (64 tuổi, nhà ở mặt đường Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết nhà ở gần điểm tập kết rác nên phải thường xuyên đóng kín cửa. "Bình thường, xe rác tập kết chỉ vài tiếng là được xe tải chở hết đi. Từ chiều 11.1, rác sinh hoạt được gom về nhưng không thấy xe tải đến chở đi. Rác ùn ứ, bốc mùi hôi thối cả dãy phố, chúng tôi rất khổ!", ông Thắng nói.
Điều đáng nói là tình trạng này sẽ mỗi ngày một trầm trọng hơn, nếu Hà Nội không có phương án xử lý sớm.
Trả lời PV Thanh Niên chiều 13.1, ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), cho biết nguyên do người dân ở gần bãi rác Nam Sơn bắt đầu chặn xe tải chở rác vào bãi rác từ đêm 10.1, rạng sáng 11.1, khiến hàng trăm xe tải rác của đơn vị bị ùn ứ. Đến chiều 13.1, người dân vẫn chặn không cho xe tải chở rác vào bãi. Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc, tìm hướng giải quyết vấn đề. Về số lượng rác còn ùn ứ ở nội thành, ông Tiến cho biết khó có thể ước tính bao nhiêu tấn, nhưng chắc chắn là không ít.
Chiều cùng ngày, ông Đồng Phước An, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết nguyên nhân người dân chặn xe tải chở rác vào bãi liên quan đến việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, đền bù để những người dân còn sống quanh bãi rác Nam Sơn di dời. "Việc giải phóng mặt bằng, UBND TP.Hà Nội đã giao cho H.Sóc Sơn phụ trách. Hiện các cơ quan chức năng đang tìm phương án giải quyết để trước mắt xe tải chở rác vào bãi, giải quyết rác sinh hoạt ùn ứ ở nội thành", ông An cho hay. Một lãnh đạo khác của sở này cũng cho biết phương án xử lý trước mắt sẽ do từng quận chủ động cho đến khi việc chuyển rác về bãi rác Nam Sơn trở lại bình thường.
Dân vẫn phong tỏa đường vào bãi rác
Đây không phải lần đầu tiên và có thể chưa phải lần cuối việc người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn xảy ra, nếu chính quyền Hà Nội không đẩy sớm được các dự án xử lý rác. Hiện đây là một trong những bãi tập kết rác lớn nhất của Hà Nội, "túi" chứa rác của 12 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy..., mỗi ngày tiếp nhận khoảng 4.000 tấn rác.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, Hà Nội đang khẩn trương triển khai các dự án đốt rác để đáp ứng nhu cầu của thủ đô. Cập nhập tiến độ vào tháng 12.2018, ông Dục cho biết đã được ký hợp đồng cung cấp rác sinh hoạt và thống nhất với Bộ Xây dựng về đơn giá dịch vụ để triển khai Dự án xây dựng nhà máy đốt rác phát điện tại Sóc Sơn với công suất 4.000 tấn/ngày; hoàn thành công tác chấp thuận chủ trương đầu tư, bàn giao mặt bằng để triển khai 2 nhà máy đốt rác phát điện tại Xuân Sơn (TX.Sơn Tây), công suất 1.500 tấn/ngày (phấn đấu đưa vào vận hành vào năm 2020) và Đồng Ké, công suất 1.500 tấn/ngày đêm.
Tuy nhiên, ngày 1.12.2018, làm việc tại Sở Xây dựng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề cập đến một thực tế là các dự án này "cũng còn trên giấy", nên vấn đề hiện nay là phải đôn đốc để các nhà máy đi vào hoạt động đúng hạn và quan trọng hơn là phải đốt được rác. "Phải thấy rằng chúng ta xử lý vấn đề rác thải chưa tốt", Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo UBND H.Sóc Sơn, lúc 15 giờ ngày 13.1, lãnh đạo huyện đã tổ chức đối thoại với khoảng 80 hộ dân 3 xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ để giải quyết vướng mắc. Buổi đối thoại đã ghi nhận 15 ý kiến của các đại biểu trong đó tập trung vào một số nội dung sau: Văn bản chỉ đạo số 194/UBND-GPMB ngày 13.1 của UBND TP mới chỉ đáp ứng được 70% nguyện vọng của nhân dân, chưa chốt được thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân...
Đối với xóm Hòa Bình (thôn 2, xã Hồng Kỳ), người dân phản ánh việc nguồn nước khó khăn, không canh tác được và đề nghị được hỗ trợ thiệt hại 10 ha đất trồng lúa không canh tác được do ô nhiễm nguồn nước.
Người dân cũng phản ánh việc TP giải quyết kiến nghị của người dân vùng ảnh hưởng bởi bãi rácrất chậm, khiến họ giảm lòng tin; đồng thời đặt câu hỏi bãi rác đã hết hợp đồng 20 năm, tại sao vẫn hoạt động? Đề nghị TP trả lời bãi rác sẽ hoạt động đến bao giờ?
Ngoài việc đề nghị huyện có cam kết thực hiện dự án đúng thời gian, tiến độ theo chỉ đạo của UBND TP để tạo lòng tin, người dân cũng đề nghị được chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ quý 2 năm nay và nêu rõ thời gian kết thúc chi trả.
Bên cạnh đó, người dân không đồng ý với vị trí khu tái định cư tại xã Hồng Kỳ; đề nghị bố trí diện tích tái định cư tối thiểu là 240 m2/hộ để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo UBND H.Sóc Sơn, sau khi tiếp nhận các ý kiến của nhân dân, huyện đã hứa sẽ phấn đấu chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong quý 2. Lãnh đạo H.Sóc Sơn cũng đề nghị nhân dân ủng hộ chủ trương, chính sách của TP, phối hợp tốt với UBND 3 xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Trung tâm phát triển quỹ đất Sóc Sơn để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án, đồng thời không cản trở việc vận chuyển rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.
Tuy nhiên, đến tối 13.1, người dân vẫn phong tỏa khu vực đường vào bãi rác và chưa giải tán.
Theo Thanhnien
Nhân chứng kể lại vụ cô gái tử vong sau khi va chạm với BMW và xe buýt: Người phụ nữ lái ô tô chạy lẫn vào đám đông, trông rất sợ hãi Có mặt tại hiện trường vụ tai nạn khiến 1 cô gái tử vong, nhiều nhân chứng cho biết khi sự việc xảy ra, người phụ nữ lái ô tô BMW rất sợ hãi. Cô mở cửa rồi chạy lẫn vào đám đông. Tối ngày 27/12, trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến...