‘Độc chiêu’ chống đi tàu trốn vé ở Indonesia
Indonesia vừa tiến hành lắp đặt hệ thống bóng sắt treo phía trên đường ray để ngăn khách ngồi lên nóc tàu trốn vé.
Các nhân viên dựng dàn khung trên đó có treo những quả bóng sắt kích thước bằng quả bưởi trên đường ray xe lửa. Ngành đường sắt Indonesia cho rằng việc những chiếc bóng sắt này có thể đập thẳng vào đầu người ngồi trên nóc tàu là một biện pháp ngăn chặn tình trạng đi tàu chui.
Ở Indonesia tàu hỏa được xem là phương tiện đi lại rẻ tiền và thông dụng. Tuy nhiên do khâu quản lý kém nên vẫn còn nhiều khách đi tàu chui và tình trạng quá tải trên tàu thường diễn ra. Tình trạng này thường dẫn đến các vụ tai nạn xe lửa ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.
Trước đó Indonesia đã từng áp dụng các biện pháp để ngăn chặn tình trạng ngồi nóc tàu như bọc dây thép gai hoặc đổ dầu lên trên nóc tàu, thậm chí thuê cả nhạc sĩ để viết những bài hát về an toàn giao thông. Nhưng tất cả đều không thành công.
Hệ thống khung bóng sắt đầu tiên được dựng tại đường ray Bekasi, bên ngoài thành phố Jakarta vào ngày hôm qua 17/1.
Video đang HOT
Hầu hết những người ngồi trên nóc tàu hay bám vào cửa ra vào của tàu đều là những người nghèo khổ, thu nhập thấp nên không có đủ tiền để mua vé.
Theo số liệu của BBC, năm 2008 có tới 53 người thiệt mạng khi ngồi trên nóc tàu. Còn trong năm 2011, số người chết là 11 người. Anh Mulyanto, 27 tuổi cho biết: “Có vẻ như hệ thống mới này khá nguy hiểm. Nhưng tôi không nghĩ là nó có thể kéo dài lâu. Họ đã thử nhiều cách để ngăn chặn chúng tôi, nhưng cuối cùng thì chúng tôi vẫn luôn thắng”.
Theo VNExpress
SV "bày binh bố trận" chống trộm
Trước nguy cơ đồ đạc có thể bị "hô biến" bất cứ lúc nào trong tháng củ mật, sinh viên sống trọ tại TPHCM bày ra rất nhiều chiêu để bảo vệ tải sản. Có nhiều ý tưởng của SV làm phường trộm cắp cũng phải giật mình...
Từ canh chừng...
Tháng "củ mật", đặc biệt là những ngày cuối năm tinh thần cảnh giác trước nạn trộm cắp của mọi người, nhất là với người thuê trọ - nơi dễ bị mất trộm - ít nhiều đều cao hơn ngày thường. Cửa ra vào, xe cộ, đồ dùng được nhiều người để mắt và giữ gìn cẩn thận hơn vì chỉ cần một chút sơ hở đồ dùng của mình có thể rơi vào tay kẻ khác ngay.
Nhiều người thuê trọ canh trộm khi phơi quần áo
Nguyễn Thị Thảo, SV năm thứ 2 trường ĐH KHXH&NV TPHCM thuê trọ ở P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức cho biết gần cả tháng nay, do đã nhiều người bị rút quần áo nên người sống trọ không dám phơi đồ ở ngoài rồi để mặc đó nữa.
SV nhiều phòng cùng rủ nhau giặt quần áo vào buổi trưa lúc đồ nhanh khô nhất rồi luân phiên canh chừng. Người thì ngồi nói chuyện, người ngồi đọc sách chứ không dám đóng cửa rồi cả xóm đi ngủ như trước.
"Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể ngồi ngó nên bọn mình nhắc nhau, đi đâu nhớ đưa quần áo vào phòng, nhất là những bộ đồ tốt, đắt tiền", Thảo nói.
Thảo cho biết thêm, nhờ mọi người liên tục nhắc nhở nhau sau nhiều vụ mất trộm nên SV đã cảnh giá giữ tài sản hơn. Nhiều bạn chuyển ổ cắm điện dùng xạc pin, máy tính vào những chỗ khuất trong phòng, tránh để gần cửa ra vào hay cửa sổ. Đồ vật có giá trị khác cũng được các bạn cất giữ kín đáo hơn.
Tháng củ mật, nếu không muốn bị mất đồ thì SV phải luôn cảnh giác và cẩn thận.
"Trước giờ đi đâu về SV hay dựng xe luôn lối đi trước phòng lắm nhưng dạo này thì về đến nơi là dắt luôn vào phòng hoặc sắm thêm nhiều khóa dây lớn. Nhưng vẫn có một số bạn chủ quan, vẫn dựng xe bên ngoài mà không có gì bảo vệ như "chọc tức" bọn ăn trộm vậy", Thảo nói.
Cô bạn cùng lớp bị giật túi mất hết tiền bạc, giấy tờ nên mới đây Hiền, CĐ Bách Việt quyết bỏ tác phong điệu đà mang túi xách bên mình mà đổi sang dùng ba lô. "Đeo ba lô mình còn thấy ngợp và lúc nào cũng phải giữ khư khư trên vai. Rút kinh nghiệm từ nhiều người, mình không mang theo trong người nhiều tiền, không bỏ tiền trong bóp mà... nhét ở trong túi quần cho chắc ăn".
Nữ sinh này cho rằng rất nhiều bạn gái thường treo túi ở phía trước xe rất không an toàn, giống như "miệng treo mỡ mèo" nên cần tìm cách khác cẩn thận hơn.
Đến giăng bẫy
Với những địa bàn phức tạp, trộm cắp vặt trở thành nỗi ám ảnh với người thuê trọ nếu chỉ cảnh giác, cẩn thận cũng cũng chưa chắc đã bảo vệ được tài sản khi bọn trộm cắp có không ít thủ đoạn tinh vi, táo tợn. "Có khó ló cái khôn", SV đưa ra nhiều ý tưởng chống trộm rất hiệu quả.
Cửa sổ phòng trọ của Tùng được "che mắt" bằng một chiếc áo mưa màu tối ở bên trong.
Cửa sổ kính xếp nơi phòng trọ của Thanh Tùng, SV trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM cùng 2 người bạn sau khi bị trộm gỡ mất ra mất hai tấm để thò tay lấy mất điện thoại đã được họ dùng chiếc áo mưa chăng kín lại. Điều này không đơn thuần chỉ để che tầm nhìn bên ngoài vào trong mà còn che dấu "báo hiệu" trộm vô cùng đặc biệt.
Tùng thích thú kể: "Bọn mình lấy sợi dây chằng nhiều vỏ lon bia lại với nhau rồi treo lên ở thanh gỗ, dùng chèn ngay phía sau áo mưa. Tên nào bên ngoài mà mon men thò tay vào sẽ đẩy thanh gỗ đổ xuống và tiếng lẻng xẻng báo động từ các vỏ lon bia sẽ vang lên ngay".
Nhờ cách "bày binh bố trận" này mà đêm 10/1, lúc khoảng 2 giờ sáng khi mấy cậu đang say sưa thì bất ngờ bị đánh thức vì "chuông" báo động kêu lên.
Cùng đó là chiếc "chuông" báo động trộm bằng những vỏ lon bia rất đơn giản và hiệu quả.
"Chúng ở bên ngoài thò tay vào nhưng nghe tiếng động lớn cũng giật mình rồ ga bỏ chạy nên bọn mình không túm kịp. Từ hôm có bẫy ngủ ngon hẳn chứ không phải chập chờn nữa", Quý, người bạn cùng phòng với Tùng cho hay.
Thấy hiệu quả, nhiều SV khác trong khu trọ cũng đã rủ nhau làm "chuông" báo động này và còn "mách nước" cho bạn bè khắp nơi. Quý đánh giá: "Cách làm này quá đơn mà lại rất hiệu quả. Kể cả trộm phát hiện ra bẫy cũng khó mà gỡ được vì muốn thò tay vào trong thì sẽ đụng ngay vỏ lon bia. Không chỉ phòng trọ mà các gia đình cũng có thể áp dụng cách này".
Không chỉ dùng ở cửa sổ, nhiều người còn cài chiếc bẫy hiệu nghiệm này trong một số trường hợp khác. Như khi cần dựng xe ở ngoài để phòng tổ chức liên hoan, sinh nhật, nấu ăn... cùng với việc khóa xe, nhiều bạn bỏ vỏ lon bia vào túi bóng cột chặt vào xe gần các ổ khóa. Tên trộm nào "táy máy" đến tìm cách mở khóa thì rất dễ dính "báo động".
Theo Dân Trí
Độc chiêu ăn tất niên của sinh viên Đến cuối năm, thanh toán hết tiền trọ, đặt sẵn tiền phòng cho tháng Tết, rồi tiền tàu xe..., sinh viên rơi vào tình trạng nhẵn túi. Tuy vậy, một buổi liên hoan tất niên vui vẻ cùng cả lớp hoặc các chiến hữu thì không thể bỏ qua. Trong cái "nghèo" ấy, sinh viên đã nghĩ ra nhiều chiêu độc để giảm...